KIẾN NGHỊ NHÀ NƯỚC VÀ HIỆP HỘI DỆT MAY 1 Kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần may đông mỹ - hanosimex (Trang 42 - 43)

- Đào tạo, phát triển đội ngũ công nhân lao dộng

3.3 KIẾN NGHỊ NHÀ NƯỚC VÀ HIỆP HỘI DỆT MAY 1 Kiến nghị với nhà nước

3.3.1 Kiến nghị với nhà nước

- Nhà nước cần tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và pháp luật. Việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh cho mọi tác nhân kinh tế thông qua chính sách thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế độc quyền là vấn đề bức bách có tính chất thời sự đối với nước ta hiện nay.

- Đảm bảo ổn định chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới. Sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây, cùng với sự ổn định chính trị và cố gắng ổn định vĩ mô nền kinh tế như khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phái xuống đến mức thấp nhất,.. Chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và tạo được cơ hội cho các Doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.

- Nhà nước nên tạo mội trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp để phát triển triển ngành công nghiệp dệt may. Đây là một trong những giải pháp hết sức căn bản nhưng lại mang tính tổng hợp cảo bởi nó cần sự phối hợp của chính phủ, của mọi ngành chức năng và các định chế xã hội, văn hoá. Về mặt pháp lý, quyền sở hữu tài sản phải được quy định rõ ràng, các quy chế của chính phủ phải được xác định một cách thận trọng, mức độ can thiệp hành chính tuỳ tiện được tối thiểu hoá, hệ thống thuế phải đơn giản, không tham nhũng, các tiến trình pháp lý phải công bằng hiệu quả.

- Nhà nước cũng nên có các chính sách hỗ trợ sản xuất như: xây dựng các khu

công nghiệp hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng…hiện đại và ngày càng chuyên nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp trong sản xuất và kinh

doanh mặt hàng dệt may trở lên thuận lợi, tạo điều kiện tối đa để hàng hóa được đưa ra thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất

-Nhà nước cần khẩn cấp có các biện pháp hạn chế việc nhập lậu hàng dệt may vào Việt Nam vì nó sẽ gây ra sự chèn ép rất lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái... bằng việc thực hiện tốt các công tác bảo hộ bản quyền. Hạn chế đầu tư 100% vốn nước ngoài vào ngành dệt may thông qua việc kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấp phép đầu tư vốn nước ngoài vào ngành.

Một phần của tài liệu phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần may đông mỹ - hanosimex (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w