Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần may đông mỹ - hanosimex (Trang 34 - 35)

2.3.2.1 Hạn chế

- Công ty vẫn chưa làm tốt trong việc tối thiểu hóa chi phí. Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu phải nhập khẩu, gần 70% nguyên vật liệu như; bông, sợi… đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì điều đó đã làm tăng chi phí của công ty lên rất nhiều, đồng thời việc nhập khẩu nguyên vật liệu cũng làm cho việc sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào giá cả của nguyên liệu nhập khẩu.

- Bên cạnh đó là hạn chế về nguồn nhân lực: Công ty hiện có tới trên 80% công nhân chưa qua đào tạo, cho thấy vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang là lực cản công ty phát triển. Cùng với đó là đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp chủ yếu làm trái ngành, trái nghề và vừa học, vừa làm. Vì thế, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề bức xúc của doanh nghiệp và cũng là một trong những kiến nghị “nóng” nhất đối với Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý Nhà nước trong buổi làm việc mới đây giữa Hiệp hội và các cơ quan này trong nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiện, công ty vẫn chưa quan tâm đầu tư một cách thỏa đáng cho khâu đào tạo mà phần lớn người lao động chỉ được đào tạo lý thuyết trong thời gian ngắn trước khi vào làm việc chính thức.

- Doanh nghiệp vẫn chưa có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của sản phẩm dệt may của mình.

- Về mẫu mã sản phẩm thì ngày một phong phú, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần may đông mỹ - hanosimex (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w