Hành động của IMF và điều kiện của các nước EU để nhận được cứu trợ từ IMF:
Tại Hy Lạp:
Ngoài những phát biểu ý kiến thể hiện quyết tâm chính trị, các nước thành viên EU đã có những động thái cụ thể nhằm cứu trợ Hy Lạp. Tháng 5-2010, EU và IMF đã thống nhất về gói giải cứu trị giá 110 tỷ EURO cho Hy Lạp. Điều đáng nói là để đổi lấy khoản cứu trợ này, Chính phủ Hy Lạp buộc phải áp
dụng các biện pháp 'thắt lưng buộc bụng' khắc nghiệt, trong đó có những biện pháp tác động trực tiếp đời sống người dân như:
Chỉ tiêu điều chỉnh Mức độ điều chỉnh
Cắt giảm chi tiêu công 8%
Cắt giảm lương công chức 3%
Tăng độ tuổi nghỉ hưu công chức Từ 61 -> 65 tuổi
Tăng thuế GTGT Lên 23%
Áp dụng các mức thuế đặc biệt đối với lợi nhuận doanh nghiệp. Hệ quả là việc triển khai các biện pháp này không đem lại kết quả do sự phản đối mạnh mẽ của người dân. Nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra tại Thủ đô A-ten và một số thành phố lớn của Hy Lạp ngay sau khi nội dung gói giải cứu được công bố.
• Tại Ireland:
Cuối năm 2010, Ireland đã nhận 85 tỷ euro cứu trợ từ IMF và Liên minh châu Âu (EU) khi nước này đứng trước bờ vực phá sản do nợ lớn. Gói cứu trợ dự kiến được giải ngân trong vòng 3 năm, sẽ được dùng để tái cơ cấu các ngân hàng và cắt giảm thâm hụt ngân sách. Ngược lại, Chính phủ Ireland đã phải tự buộc mình với các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc khổ. Không như Hy Lạp, Ireland đang thực
hiện nghiêm ngặt các điều kiện này, Nhưng chính phủ Ireland hiện đang cố gắng giảm tỷ lệ lãi suất các khoản vay từ các đối tác châu Âu, đồng thời mở rộng biên độ các điều khoản. Các chuyên gia dự đoán rằng Ireland sẽ có thể cung cấp tài chính cho khoản nợ công của nước này trên thị trường vào cuối năm 2013.
• Tại Bồ Đào Nha:
Nước này sẽ chịu lãi suất khá cao đối với các khoản vay từ IMF và EU, đồng thời phải cắt giảm chi tiêu một cách nghiêm khắc.
Các Bộ trưởng Tài chính châu Âu đã thông qua một gói cứu trợ 78 tỷ Euro (111 tỷ USD) cho Bồ Đào Nha, và tăng cường áp lực lên Hy Lạp, yêu cầu nước này phải hành động nhiều hơn để được nhận các khoản cứu trợ tài chính. IMF sẽ cho Bồ Đào Nha vay với lãi suất 3,25%, trong khi lãi suất với khoản vay của EU là 5,5-6%. Theo kế hoạch, Bồ Đào Nha phải thực hiện các biện pháp nghiêm khắc, cắt giảm chi tiêu, bao gồm cả giảm lương hưu, xuống 3,4% GDP.
Trước đó, trong bối cảnh đối phó với tình trạng nợ công, Hy Lạp cần tìm kiếm gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro (116 tỷ USD) trong vòng ba năm. Đổi lại, Bồ Đào Nha phải giảm thâm hụt ngân sách nhà nước từ 9,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2010 xuống 5,9% trong 2011, và 4,5% trong năm 2012, thậm chí tới mức trần 3% theo quy định của EU trong năm 2013.
Năm Thâm hụt ngân sách nhà nước
2010 9,1%
2011 5,9%
2012 4,5%
2013 3%
Tuy nhiên, để nhận được gói cứu trợ từ EU và IMF, hai tổ chức này yêu cầu Bồ Đào Nha phải thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ, tiếp tục cắt giảm chi tiêu, tăng thuế và đẩy mạnh tư nhân hóa.