VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU 2010 1 Khái quát về cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu 2010:

Một phần của tài liệu Qũy tiền tệ thế giới IMF và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới (Trang 25 - 27)

2.3.1 Khái quát về cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu 2010:

Nguyên nhân, thời gian, địa điểm diễn ra:

Nguyên nhân:

- Do những khoản nợ nước ngoài khổng lồ ngày càng gia tăng. Trong khủng hoảng, các khoản nợ tư có xu hướng chuyển thành nợ công.

-Tiết kiệm trong nước thấp, vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công

- Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 làm trầm trọng thêm vấn đề.

- Điển hình như tại Hi Lạp: Trong suốt thời gian dài Chính phủ Hy Lạp đã phải ngụy tạo các báo cáo về tình hình kinh tế trong nước, sắp xếp lại các giao dịch nhằm che dấu mức vay thực tế, nhằm phù hợp với các quy định gia nhập, giám sát của EU và có thể chi tiêu cao hơn.

Ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công đến nền kinh tế toàn cầu

Năm 2009, khủng hoảng nợ công đã nhen nhóm, song lần này, nó lan rộng với tốc độ chóng mặt trên một phạm vi rộng lớn với đối tượng là các nước đang phát triển thuộc phương Tây giàu có. Khủng hoảng nợ công Hy Lạp 2009 mau chóng được xác nhận dưới phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều là: nợ công châu Âu 2010 và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nợ công toàn cầu nếu không có những biện pháp kịp thời và hợp lý.

Năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ công chủ yếu xảy ra ở Hy Lạp khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên; cụ thể lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3.47% vào tháng 01/2010, lên 9.73% tháng 07/2010, và nhảy vọt lên 26.65%/năm ở tháng 07/2011.

Ngày 27-4-2010, công ty xếp hạng tín dụng Standards & Poor's đã đánh tụt hạng tín nhiệm của Hy Lạp xuống mức có khả năng vỡ nợ. Động thái này được coi là tín hiệu khởi đầu cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp và là cú sốc tiếp theo đối với kinh tế châu Âu sau vụ vỡ nợ của Ai-len.

Hậu quả:

- Các thị trường ngày càng mất tin tưởng nhau.các ngân hàng không tin tưởng nhau, thành ra ngày càng ít cho vay tín dụng. Vừa lo ngại về khủng hoảng nợ kéo dài, các thị trường chứng khoán châu Âu còn sợ là kinh tế Mỹ sẽ lại lâm vào suy thoái, các số liệu về việc làm ở Mỹ không lấy gì là khả quan.

- Khủng hoảng nợ công tại châu Âu ngày càng trầm trọng, Một đợt tháo chạy vốn đầu tư với quy mô lớn trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu các ngân hàng khu vực châu Âu là hoàn toàn có thể và gây hiệu ứng sụp đổ hàng loạt ở các nền kinh tế khác (trong khi cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu càng trầm trọng, hàng loạt trái phiếu, cổ phiếu rớt giá thì các NDT trong khu

vực cũng như quốc tế tháo chạy vào những tài sản an toàn hơn và thị trường ổn định hơn là hoàn toàn có thể xảy ra)

- Tình hình trên các thị trường tài chính đã trở nên căng thẳng, khủng hoảng nợ công sẽ gây ra thiệt hại lớn cho các ngân hàng châu Âu và từ đó sẽ lan ra toàn cầu.

Một phần của tài liệu Qũy tiền tệ thế giới IMF và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w