Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân lập quyên (Trang 26)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

2.2.2Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài phân tích theo phương pháp so sánh qua các năm cả về tương đối và tuyệt đối; phương pháp thay thế liên hoàn.

a)Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của một hiện tượng kinh tế.

F = Ft – F0

Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc

b)Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

100    Fo Ft F

c)Phương pháp thay thế liên hoàn: Đề tài sử dụng phương pháp thay thế liên hoan nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. Các nhân tố đó tác động tiêu cực đến doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp.

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.

Gọi a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình: Q = a.b.c

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

Đặt Q1 là kết quả lỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1

Q0 là chỉ tiêu kỳ kế hoạch: Q0 = a0.b0.c0

 Q1 – Q0 = Q: Mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích.

Q = Q1– Q0 = a1.b1.c1 - a0.b0.c0

Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn: - Thay thế bước 1 (cho nhân tố a)

a0.b0.c0 được thay thế bằng a1.b0.c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: a = a1.b0.c0 - a0.b0.c0

- Thay thế bước 2 (cho nhân tố b) a1.b0.c0 được thay thế bằng a1.b1.c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: b = a1.b1.c0 – a1.b0.c0

- Thay thế bước 3 (cho nhân tố c) a1.b1.c0 được thay thế bằng a1.b1.c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: c = a1.b1.c1 – a1.b1.c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

a +b +c = (a1.b0.c0 - a0.b0.c0) + (a1.b1.c0 – a1.b0.c0) + (a1.b1.c1 – a1.b1.c0) = a1.b1.c1 – a0.b0.c0

= Q (đối tượng phân tích)

Trong đó, nhân tố đã thay thế ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước sau thay thế

Sau khi phân tích số liệu, từ đó tìm ra các nguyên nhân nhằm đưa ra các biện pháp để nâng cao tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DNTN LẬP QUYÊN 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LẬP QUYÊN được thành lập vào tháng 12 năm 2008 là một tổ chức kinh tế pháp nhân hoạt động độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, chủ doanh nghiệp chịu mọi trách nhiệm về hoạt động thuộc doanh nghiệp mình. Từ khi thành lập tuy gặp không ít khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn giữ vững vị trí của mình và từng bước mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh cũng như địa bàn hoạt động, mặt khác doanh nghiệp cũng tích cực tìm hiểu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp đảm bảo nộp đầy đủ cho ngân sách nhà nước.

- Tên Doanh Nghiệp: Doanh Nghiệp Tư Nhân Lập Quyên (còn gọi là nhà phân phối Lập Quyên) là doanh nghiệp vừa và nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Người Đại Diện: Ông Lê Huỳnh Lập - Mã số thuế: 1801192915

- Địa chỉ: 386D10/14B, Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

- Điện thoại: 0907650468 - Fax: 07103896459

- Email: huynhlap_le2006@yahoo.com - Vốn đầu tư ban đầu: 500.000.000 đồng

3.2 ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

- Doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên là nhà phân phối kí gởi, mua bán hàng hóa.

- Mua bán những mặt hàng tiêu dùng của công ty dầu thực vật Tường An, mặt hàng bột giặt của công ty bột giặt và hóa chất Đức Giang.

- Mua bán mặt hàng thủy tinh từ công ty pha lê Việt Tiệp như ly, chén, lọ thủy tinh, bình bông…

Hiện công ty kinh doanh với hình thức lấy hàng từ tổng công ty về sau đó phân phối đến các kênh tiêu thụ khác như các kênh siêu thị, các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, các tiệm tạp hóa lớn, nhỏ ở địa bàn thành phố Cần Thơ,

Hậu Giang, Sóc Trăng và một số thị trường khác hay phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 3.3.1 Cơ cấu tổ chức 3.3.1 Cơ cấu tổ chức

Doanh nghiệp hiện tại có 15 nhân viên, trong đó có 11 nhân viên nam và 4 nhân viên nữ. Đa số lao động tại đơn vị là lao động phổ thông, chỉ một số ít bộ phận quản lí điều hành có trình độ chuyên môn. Bộ máy quản lí gọn nhẹ theo cơ cấu trực tuyến- chức năng, đứng đầu là giám đốc dưới sự trợ giúp của các bộ phận.

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Chủ doanh nghiệp: là người đại diện pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương, tuyển dụng và cho thôi việc theo qui định hiện hành của pháp luật.

- Bộ phận kinh doanh: Khai thác khách hàng tìm việc và kí kết những hợpđồng kinh tế, phụ trách việc hoàn thiện thanh toán công nợ cũng như các tài liệu công nợ, nghiệm thu, bàn giao tài liệu … đồng thời phối hợp với phòng kế toán trong việc xác định chính xác công nợ của khách hàng có kế hoạch thu nợ và khai thác khách hàng.

- Bộ phận kế toán: Thực hiện đúng chế độ kế toán đã qui định, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm, cuối năm và lập báo cáo tài chính.

CHỦ DOANH NGHIỆP BỘ PHẬN KINH DOANH BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN KHO

- Bộ phận kho: là nơi bảo quản lưu trữ hàng hóa ở điều kiện tốt nhất. Ngoài ra còn kịp thời cung cấp hàng hóa khi thị trường, khách hàng hay đối tác có nhu cầu sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp thông qua việc kiểm kê hàng hóa và quản lý tình hình nhập xuất, nhập, tồn hàng hóa.

3.3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Kế toán trưởng: Chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc chế độ Kế Toán Nhà Nước qui định, kiểm tra tất cả các công việc hạch toán của kế toán viên nhằm nắm bắt tình hình biến động hàng hóa, tiền vốn của doanh nghiệp, tổng hợp đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết và tổng hợp.

- Kế toán tổng hợp: Thực hiện các công việc lập chứng từ, thu thập luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng.

- Kế toán kho: Thực hiện nhiệm vụ lập phiếu nhập, xuất kho hàng hóa đồng thời theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn hàng hóa nhằm đảm bảo đủ hàng để đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của khách hàng và thị trường.

- Thủ quỹ: Theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt và tình hình thanh toán qua ngân hàng tại doanh nghiệp. Phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến tiền mặt, sổ quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng làm căn cứ trình cho giám đốc và kế toán trưởng khi có yêu cầu.

3.3.3 Hình thức kế toán áp dụng

 Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán: Kế toán trên máy dựa theo hình thức nhật ký chung KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỦ QUỸ

Ghi chú:

-Ghi hàng ngày: -Ghi cuối tháng: - Đối chiếu, kiểm tra:

Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung Trình tự ghi sổ:

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

 Chế độ kế toán áp dụng:

- Doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC.

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng - Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên .

+ Phương pháp tính trị giá hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền.

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Tồn kho thực tế tại đơn vị

Ghi chú:

-Ghi hàng ngày:

-In sổ báo cáo cuối tháng, cuối năm: - Đối chiếu, kiểm tra:

Hình 3.4 Sơ đồ hình thức kế toán trên máy

3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG SẮP TỚI

3.4.1 Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp

3.4.2.1 Thuận lợi

- Doanh nghiệp có vị trí giao thông thuận lợi dễ dàng cho hoạt động giao, nhận hàng hóa cũng như việc đi lại của khách hàng và nhân viên.

- Doanh nghiệp tạo được lòng tin và cảm tình đối với khách hàng.

- Đội ngũ nhân viên cần cù, chăm chỉ và có trình độ chuyên môn nhất định.

3.4.2.2 Khó khăn

- Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh.

- Xu hướng thị trường mau thay đổi dẫn đến tình trạng cung không bắt kịp nhu cầu, có lúc ứ động hàng tồn đối với những mặt hàng đã qua thời.

3.4.2 Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới

Trong thời gian tới, để tiếp tục đứng vững trên thị trường và nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nghiệp có những định hướng phát triển sau:

- Giữ vững vị trí của doanh nghiệp trên thị trường đã có của doanh nghiệp.

- Tiếp tục tạo mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng cũ của doanh nghiệp đồng thời tìm kiếm thêm khách hàng mới, mở rộng thị trường, mở rộng vùng tiêu thụ nhằm nâng cao doanh thu và tạo uy tín cho doanh nghiệp.

- Đảm bảo nguồn nhân lực của doanh nghiệp được ổn định, tăng cường sự đoàn kết giữa các nhân viên trong doanh nghiệp để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững.

- Tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên an tâm và tập trung tốt vào công việc của doanh nghiệp như các chính sách tăng lương, khen thưởng…

- Không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN CỦA DNTN LẬP QUYÊN

4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012

Để có thể kiểm tra đánh giá mọi diễn biến và hiệu quả quá trình kinh doanh của công ty cũng như tìm giải pháp khai thác năng lực của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của qua mỗi năm. Đối với doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên cũng vậy, do vậy trước khi đi vào phân tích để hiểu về tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp một cách chi tiết ta tiến hành đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ 2010-2012. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Lập Quyên qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1. DT BHCCDV 13.179 17.587 23.567 4.408 33 5.980 34 2. DTT 13.179 17.587 23.567 4.408 33 5.980 34 3. GVHB 12.010 16.117 21.958 4.107 34 5.841 36 4. Lãi gộp 1.169 1.470 1.609 301 26 139 9 5. DTHĐTC 6 2 4 (4) (67) 2 100 6.CPTC 588 994 966 406 69 (28) (3) 7.CPQLKD-BH 302 417 564 115 38 147 35 8. LNTTHĐKD 285 62 83 (223) (78) 21 34 9.TNKhác 115 355 480 240 209 125 35 10. Chi phí khác 2 7 9 5 250 2 29 11.LN khác 113 348 471 235 208 123 35 12. Tổng LNTT 397 410 554 13 3 144 35 13. CPTTNDN 99 103 138 4 4 35 34 14. LNSTTNDN 298 307 416 9 3 109 36

(Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên)

Thông qua bảng số liệu trên, ta thấy các chỉ tiêu qua 3 năm của doanh nghiệp có sự biến đổi khác nhau cụ thể như sau:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhìn chung đều tăng khá mạnh qua các năm: năm 2011 doanh thu tăng 4.408 triệu đồng, tương đương 33% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh thu tăng 5.980 triệu đồng, tương đương 34% so với năm 2011. Doanh thu của doanh nghiệp tăng khá đều qua các năm là do doanh nghiệp thực hiện các chính sách mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng thành công nên đã làm doanh thu tăng khá cao do tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn.

- Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp không có ở các năm, điều đó chứng tỏ rằng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp luôn đúng chất lượng, phẩm chất, quy cách theo yêu cầu của khách hàng nên không có hàng bị đổi, trả lại hay giảm giá. Đây là biểu hiện tốt giúp doanh nghiệp tạo được uy tín đối với khách hàng. Điểm mạnh này cần tiếp tục phát huy.

- Chỉ tiêu giá vốn hàng bán cũng biến động tương tự doanh thu: giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 4.170 triệu đồng, tương đương 34% so với năm 2010. Đến năm 2012 tăng 5.841 triệu đồng, tương đương 36%. Giá vốn tăng khá mạnh qua các năm là do doanh thu tiêu thụ khá cao nên nhu cầu nhập hàng và tồn kho hàng hóa phục vụ tiêu thụ cũng cao hơn. Giá vốn là chỉ tiêu phụ thuộc khá nhiều vào lượng tiêu thụ nên đây là chỉ tiêu mà doanh nghiệp khó có thể chủ động được.

- Về chi phí tài chính, chủ yếu là chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí trả lãi tiền vay của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào công tác thu hồi công nợ,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân lập quyên (Trang 26)