Tình hình qua 3 năm 2010 – 2012

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân lập quyên (Trang 66 - 69)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

4.5.1Tình hình qua 3 năm 2010 – 2012

Từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta tính được bảng sau:

Bảng 4.16 Các chỉ số lợi nhuận qua 3 năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chênh lệch Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

1. Lợi nhuận gộp 1.169 1.470 1.609 301 26 139 9 2. lợi nhuận ròng 298 308 415 10 3 107 35

3. Doanh thu thuần 13.179 17.587

23.567 4.408 33 5.980 34 4. Tổng tài sản 3.945 6.851 10.776 2.906 74 3.925 57 5. Vốn chủ sở hữu 1.344 1.651 2.066 307 23 415 25 6. LN gộp/DT (%) 9 8 7 - (11) - (12,5) 7. ROS (%) 2,5 2,1 2,6 - (16) - 24 8. ROA (%) 8 4 4 - (50) - 0 9. ROE (%) 22 19 20 - (14) - 5

(Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên)

4.5.1.1 Phân tích chỉ tiêu tỷ lệ lãi gộp trên danh thu

Nhìn bảng 4.16 ta thấy, tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của doanh nghiệp giảm dần qua các năm (từ 9% năm 2010 xuống còn 8% năm 2011 sang năm 2012 còn 7%). Chỉ tiêu tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu cho ta biết: năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì mang lại 9 đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đến năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống, trong 100 đồng doanh thu thì có 8 đồng lợi nhuận. Sang năm 2012 tỷ lệ này tiếp tục giảm: trong 100 đồng doanh thu thì chỉ có 7 đồng lợi nhuận. Khi chỉ tiêu tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu giảm sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải có những chích sách về chi phí để kiềm chế sự giảm của chỉ tiêu này.

4.5.1.2 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Qua bảng 4.16, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của doanh nghiệp không tăng qua các năm. Năm 2010, ROS là 2,5% tức là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo được 2,5 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2011, ROS giảm xuống còn 2,1%. Nguyên nhân giảm của ROS trong năm 2011 là do mức độ tăng của lợi nhuận ròng thấp hơn so với mức độ tăng của doanh thu nên làm cho ROS giảm xuống. ROS giảm là không tốt cho doanh nghiệp vì nó thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đến năm 2012, ROS tăng trở lại đạt 2,6% là do năm 2012 mức độ tăng của lợi nhuận ròng cao hơn mức độ tăng của

doanh thu. Tuy ROS năm 2011 có giảm nhưng đã tăng lại ở năm 2012, chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần phải cố gắng để nâng cao chỉ tiêu này.

4.5.1.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Nhìn vào bảng số liệu 4.16 ta thấy ROA của doanh nghiệp có xu hướng giảm qua 3 năm: năm 2010 ROA đạt được là 8% tức là cứ 100 đồng tài sản được đầu tư sẽ tạo ra 8 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2011 ROA giảm xuống còn 4%, nguyên nhân giảm là do trong năm này mức tổng tài sản tăng lên khá lớn nên làm cho ROA giảm đến 50%. Điều này cho thấy năm nay doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả hơn so với năm trước. Sang năm 2012 ROA không biến động mà vẫn giữ mức 4% như năm 2011. Tuy năm 2012 mức ROA không có biến động nhưng vẫn còn thấp so với năm 2010 do vậy doanh nghiệp cần phải chú ý hơn đến việc sử dụng tài sản sau cho có hiệu quả hơn.

4.5.1.4 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Qua bảng số liệu 4.16 ta thấy ROE của doanh nghiệp cao hơn so với ROA, điều này cho thấy rằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp và doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu nhờ vốn vay. Năm 2010, chỉ số này là 22% tức có nghĩa là cứ 100 đồng tiền vốn bỏ ra sẽ tao nên 22 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011, ROE là 19% giảm hơn so với năm 2010, điều này cho thấy năm 2011 hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp kém hiệu quả hơn năm 2010. Sang năm 2012, ROE là 20% tăng so với năm 2011 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đã tăng trở lại. Qua phân tích trên cho ta thấy chỉ số ROE có những biến động tăng giảm khác nhau và những biến động này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần phải cố gắng để chỉ tiêu này có thể ổn định hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân lập quyên (Trang 66 - 69)