2. Thiết bị và dụng cụ
3.3.2 Kết quả thử nghiệm invitro nấm Purpureocillium lilacinum trên trứng tuyếntrùng
trùng Meloidogyne sp. trên cây chuối
Tiến hành thí nghiệm in vitro nấm Purpureocillium lilacinum trên trứng tuyến trùng
Meloidogyne sp. theo phương pháp nêu trong mục 2.5.8.2 . Sau 7 ngày lây nhiễm trứng tuyến trùng Meloidogyne sp. với bào tử nấm Purpureocillium lilacinumkết quả thu được:
Hình 3.12: Tiêu bản nhuộm xanhmetylen loffer trứng tuyến trùng Meloidogyne sp. bị
nhiễm nấm Purpureocillium lilacinum ( bên trái 400), (bên phải
1000)
Kết quả quan sát dưới kính hiển vi sự lây nhiễm nấm Purpureocillium lilacinum của trứng tuyến trùng Meloidogyne sp. cho thấy mạng lưới sợi nấm phân nhánh đến nhiều trứng.
Phần cuối của hệ sợi có 1 cấu trúc sợi sắt nhọn được xem như là giác bám giúp bám vào vỏ trứng tuyến trùng.
Những trứng bị nấm Purpureocillium lilacinum tấn công có biểu hiện bất thường là bị teo lại (do bị áp lực của mạng lưới sợi nấm). Đây là phương pháp xâm nhập vật chủ bằng cơ học ( theo giải thích của tác giả Holland et. al, 1999).
Theo Lopez-Llorea et. al, 2002 cũng lý giải về cơ chế tấn công trứng tuyến trùng bởi nấm Purpureocillium lilacinum tương tự. Khi sợi nấm chạm vào bề mặt trứng nó phản ứng tiếp xúc bằng cách hình thành những giác bám. Sau đó dùng chất dính kết giúp cho việc kết nối nấm và vật chủ (trứng tuyến trùng).
Và từ những giác bám này tiết ra enzym và chất hoá học làm phương tiện xâm nhập vật chủ (theo giải thích của tác giả Morgan-Jones et. al, 1984; Huang et. al, 2004; Gortari và Houra, 2008; Lopez-Llorea et. al, 2008).
Bảng 3.2: Bảng số liệu khảo sát khả năng kiểm soát trứng tuyến trùng Meloidogyne sp.
Lần thí nghiệm Tlô thí ỉ lệ trứng không nở Tỉ lệ trứng bị ký sinh Tỉ lệ IJ2 chết nghiệm chứng lô đối nghiệm lô thí chứng lô đối nghiệm lô thí chứng lô đối Lần thí nghiệm 1 83% 54% 28% 0% 71% 41% Lần thí nghiệm 2 61% 55% 14% 0% 88% 78% Lần thí nghiệm 3 66% 51% 34% 0% 84% 81% Tỉ lệ trung bình 70% 53% 25% 0% 81% 67%
Hình 3.13: Đồ thị khảo sát khả năng kiểm soát trứng tuyến trùng
Meloidogyne sp. bởi nấm Purpureocillium lilacinum trong điều kiện in vitro
Đồ thị khảo sát khả năng kiểm soát trứng tuyến trùng ở điều kiện invitro
70% 25% 81% 0% 67% 53% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% tỉ lệ trứng không nở tỉ lệ trứng bịkí sinh tỉ lệ IJ2 chết lô thí nghiệm lô đối chứng
Kết quả trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.13 cho thấy nấm Purpureocillium lilacinum có khả năng kiểm soát sự nở của trứng tuyến trùng là 70% cao hơn so với lô đối chứng. Tuy nhiên tỉ lệ trứng bị ký sinh bởi nấm Purpureocillium lilacinum là rất thấp 25% so với chủng nấm
Purpureocillium lilacinum A (78.5%), Purpureocillium lilacinum B (66%), Purpureocillium lilacinum M (73.4%) trong bài báo của tác giả Chen Guan Pau. Tỉ lệ ký sinh của chủng nấm
Purpureocillium lilacinum của chúng tôi khá thấp có thể là do chủng này có hoạt tính thấp, thời gian sinh trưởng chậm.
Tỉ lệ trứng không nở trong lô đối chứng cũng khá cao 53% nguyên nhân có thể là do điều nhiệt độ thí nghiệm không thích hợp vì thí nghiệm được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ phòng có khi lên đến 30-32º C không thuận lợi cho sự nở của trứng tuyến trùng (27-28 ºC).
3.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến sinh khối và số lượng bào tử của nấm Purpureocillium lilacinum