Bìm bìm lam
Pharbitis nil (L.) Choisy, 1833 (SVF, 1: 185). Convolvulus nil L. 1762. -
Ipomoea nil (L.) Roth, 1797 (CCVN, 2: 987); TĐCT: 92; PROSEA, 12, 2). –
Ipomoea hederacea Jacq. 1786 (FGI, 4: 241; CCVN, 2:987). [18]
Tên khác: Hắc sửu, Bạch Sửu, Khiên ngưu, Bìm biếc, Bìm lam, Bìm bìm lam, Bìm bìm khía
Đặc điểm: Thân leo quấn 2-3 m, mảnh, có lông nằm ngược. Phần thân già có màu nâu nhạt, phần còn non xanh hơn. Nhất niên hay đa niên. Lá có phiến xoan, dạng tim dài 8-13 cm, thường có 3 thùy hình trái xoan, nguyên, thùy bên có khi có răng (do vậy nên còn có tên bìm bìm khía), có màu xanh lục đậm, mặt dưới màu nhạt hơn, gân 5-7, cả 2 mặt trên và dưới đều không có lông.
Cuống lá dài 5- 7 cm, có lông nằm ngược. Hoa xếp 1-3 cái trên cuống ngắn hơn cuống lá. Lá đài có lông, cao 15- 25 cm, hình dải, có mũi cong. Tràng hoa hình phễu, cao khoảng 5cm, có ống trắng, phiến trải ra màu lam, tía hay hồng.
Nhị 5, rời, chỉ nhị dạng sợi, dài không bằng nhau (3 ngắn, 2 dài ) 7- 15mm, đính vào gốc ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Cả bao phấn, chỉ nhị và gốc chỉ nhị đều có màu trắng, phần gốc chỉ nhị có nhiều sợi lông nhỏ màu trắng. Vòi nhụy một, dạng sợi mảnh, màu trắng, dài 2,5 cm. Đầu nhụy hình cầu, dạng cuộn não. Quả nang to 1cm, chứa 5-6 hạt tròn cao 5 mm, hạt đen, không có lông.
Sinh học : Ra hoa vào tháng 7-9, có quả tháng 10- 12. Hoa trổ từ sang sớm đến trưa, tái sinh bằng hạt.
Sinh thái : Mọc rải rác ven rừng, lùm bụi, hàng rào ven đường, nơi khô và sáng .
Phân bố: Tại TP Hồ Chí Minh gặp ở Thanh Đa (hàng rào lối đi bên Bình Quới), Hóc Mon, Nhà Bè.
Loài của châu Mỹ nhiệt đới, được trồng và trở thành cây mọc hoang ở nhiều nơi. ở Việt Nam gặp ở: Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Bình, Đắc Lắc (Krong Pắc, Krong Bông) Ninh Thuận, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu [18].
Hình 3.30 Hình thái của loài Ipomoea nil (L.) Roth.
Hình 3.31 Hình thái của loài Ipomoea nil (L.) Roth.
A : Nhụy ; B,C: Lá; D: Quả ; E: Hạt
Công dụng: Cây thường được trồng làm cảnh, Ở Trung Quốc, hạt được kết hợp dùng với một số loại khác làm thuốc trị viêm thận phù thủng, xơ gan cổ trướng, táo bón, bệnh giun đũa và sán xơ mít. Ngoài ra còn được dùng để trị ăn khó tiêu, mất kinh, kiết [5] .
Hình 3.32 Hình vẽ loài Ipomoea nil (L.) Roth.
1-Cành mang hoa; 2- Nhụy; 3- Nhị. 4- Dài
Hình 3.33 Phân bố và sinh thái của loài Ipomoea nil (L.) Roth. [Pharbitis nil (L.)
Choisy ] 4.1.12Ipomoea obscura (L.) Ker.-Gawl.
Bìm bìm mờ
Ipomoea obuscura Ker in Bot. Regist. tab. 239 ; Choisy in DC. Prodr. IX, p. 370 (p. p.): Clarke in Fl. Brit. India IV, p. 207 - Ipomoea insuavis Bl. - Ipomoea ocularis Bartl. - Ipomoea ochroleuca Span. - Convolvulus obscurus L., Roxb. F.
indica II, p. 52 [17]
Đặc điểm: Dây leo quấn, cành mảnh, không lông. Lá mọc so le, phiến lá hình trái xoan, đầu nhọn, gốc hình tim, gân từ gốc 5-7, mỏng, không lông hay có lông mịn, không có lá kèm. Cuống hoa dài hơn cuống lá, phát hoa có 1-2 hoa ở nách lá. Hoa trắng có tia vàng sữa hay lam với đáy màu đỏ đậm, cánh tràng hợp thành phễu loe rộng ở đỉnh. Lá đài trong hơi cao hơn ngoài, 5 lá đài rời, hình bầu dục, đầu có mũi nhọn, màu xanh lục nhạt, không lông.
Nhị 5, rời, chỉ nhị dạng sợi, hơi phình ở đáy, dài không bằng nhau, 3 nhị cao 3 mm, 2 nhị cao 5 mm, đính vào gốc ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Phần gốc chỉ nhị màu đỏ đậm, có nhiều lông mịn màu trắng. Bao phấn 2 ô, đính đáy, hướng trong,
khai dọc, màu trắng. Vòi nhụy một, dạng sợi mảnh, màu trắng, dài 1cm. Đầu nhụy hình cầu, dạng cuộn não, màu trắng. Quả nang mở, đường kính 8 – 10 mm, hạt màu đen có lông sát.
Sinh thái: Cây mọc vùng duyên hải, lên đến độ cao 1300 m. Có quả vào tháng 1. Ra hoa từ tháng 1-10.
Phân bố: Loài của Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Inđonexia. Tại thành phố Hồ Chí Minh loài này phân bố rất rộng rãi, hầu như gặp ở mọi nơi trong các điểm nghiên cứu.
Ngoài ra, ở nước ta có gặp ở Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hải Dương (Chí Linh, Bảy Chùa), Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa vào tới thành phố Hồ Chí Minh [18].
Hình 3.35 Hình thái của loài Ipomoea obscura (L.) Ker.-Gawl.
A,B: dạng sống; C: hoa; F: cành mang hoa; D: lá; G:nhị và nhụy; H: nhị; I: nhụy; E: quả.
Hình 3.34 Hình vẽ loài Ipomoea obscura (L.) Ker.-Gawl.
1-Cành mang hoa; 2- Nhụy; 3- Nhị.4- Hoa chẻ dọc.
Hình 3.36 Sinh thái và phân bố của loài Ipomoea obscura (L.) Ker.-Gawl.
Công dụng:Ở Ấn Độ, lá được dùng rang lên, giã ra và nấu với bơ lỏng được dùng làm thuốc đắp trị đau miệng, lở miệng [5].
4.1.13Ipomoea pes-caprae(L.) R. Br.
Rau muống biển
Ipomoea pes-caprae (L.) R. Br. 1818 (PROSEA, 12, 2); Sweet, 1818, 1818 (CCVN, 2: 992). – convolvulus pes-caprae L. 1753. – Ipomoea biloba Forsk. 1775(FGI, 4: 259; LTĐ: 1177). – Ipomoea maritime (Desr.) R. Br. 1810 [14].
Tên khác : Rau muống biển, Muống biển, Bìm chân dê, Mã yên đằng, Mã đề thảo.
Đặc điểm : Cây thảo, mọc bò lan trên đất cát dọc bờ biển, không leo, phân rất nhiều cành. Có thân dày (đặc) có hai đường rãnh nông ở hai bên thân dọc theo chiều dài từ mấu nọ đến mấu kia. Thân nhẵn, thường đo đỏ, ngọn hướng lên. Cuống lá dài 5 -9,5 cm, màu tím nhạt, mặt trên có đường rãnh màu đậm hơn, dày về phía gốc, rải rác có nhiều u, mang hai tuyến đối nhau ở đầu cuống. Lá đơn nguyên, mọc
cách, không có lá kèm, có phiến gần như dạng hình vuông, hình tim sâu ở gốc, tròn hay lõm ở đầu, xẻ thành 2 như hình móng chân con trâu. Lá dài 4-6 cm, rộng 5- 7cm, mặt trên xanh lục, mặt dưới nhạt, hai mặt đều không lông.Lá non 2 mảnh cụp vào nhau. Gân lá hình lông chim lồi mặt dưới, có 6-8 cặp gân phụ hơi lồi ở mặt dưới, tập trung nhiều ở gốc. Có nhựa mủ trắng.
Hoa mọc thành xim 1-3 hoa ở nách lá với cuống chung dài 5 - 6,5 cm. Hoa to, màu hồng tím. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa dài 1,5 - 2,5 cm, có màu xanh nhạt. Lá bắc và 2 lá con hình vảy tam giác. 5 lá đài rời, hình bầu dục, đầu có mũi nhọn, màu xanh lục nhạt. Cánh tràng hợp thành hình phễu loe rộng ở đỉnh.
Nhị 5, rời, chỉ nhị dạng sợi, hơi phình ở đáy, dài không bằng nhau (3 ngắn, 2 dài) 4- 8 mm, đính vào gốc ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Phần gốc chỉ nhị có nhiều lông mịn màu trắng. Bao phấn 2 ô, đính đáy, hướng trong, khai dọc. Vòi nhụy một, dạng sợi mảnh, màu trắng, dài 1- 1,2 cm. Đầu nhụy hình cầu dạng cuộn não, có 2 thùy, màu trắng. Bầu nhụy không lông.
Hình 3.37 Hình thái của loài Ipomoea pes-caprae(L.) R. Br.
A: dạng sống; B: cành mang hoa; C: hoa; F: nhị và nhụy; E: nhụy; D: nhị; H,G: lá.
Hình 3.38 Hình vẽ loài Ipomoea pes-caprae(L.) R. Br.
1-Cành mang hoa; 2- Nhụy; 3- Nhị; 4- đài
Sinh học: Cây ra hoa hầu như quanh năm, chủ yếu vào mùa hè và mùa thu. Cây có thể tái sinh bằng hạt, hoặc trồng bằng cách dâm cành vào đất phù sa vào mùa mưa.
Sinh thái : Cây mọc tỏa ra trên các bãi cát ven biển.
Phân bố: Tại Thành phố Hồ Chí Minh gặp ở Cần Giờ.
Loài của Việt Nam,Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxia và Philippin. Ở Việt Nam cây mọc khắp nơi dọc bờ biển, là cây cố định cát ở biển [18].
Hình 3.39 Phân bố và sinh thái của loài Ipomoea pes-caprae (L.) R. Br.
Công dụng: Rau muống biển là cây cố định ở cát biển. Nhân dân ta thường dùng làm thức ăn cho thỏ, dê, ngựa, chuột lang, cũng dùng cho trâu bò nhưng chúng không thích ăn vì có mùi hăng. Bò ăn lá cho sữa có mùi vị không ngon.
Toàn cây được dùng làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, tê thấp, chân tay đau nhức, mỏi, thông tiểu tiện, chữa thủy thũng, đau bụng. Dùng ngoài, lá rau
muống biển tươi giã nát đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ và cũng dùng trị rắn cắn. có thể phơi khô tán nhỏ rắc lên những nơi bị bỏng.
Ở Ấn Độ, lá được dùng đắp ngoài trị tê thấp và đau bụng, dịch lá dùng trị bệnh phù và đồng thời dùng lá giã nát đắp vào những phần bị phù. Ở Thái Lan, lá được dùng ngoài để trị chất độc của thịt sứa.
Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây trị: phong thấp đau nhức khớp xương, đau ngang thắt lưng. Mụn nhọt và viêm mủ da, trĩ xuất huyết, liều dùng 15 -30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho phụ nữ có thai. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp [5].
4.1.14 Ipomoea triloba L.
Bìm ba thùy
Ipomoea triloba L. 1753(CNVN, 2: 998). - Ipomoea triloba L Choisy in DC. Prodr. IX, p. 383; Merrill Fl. Of Manila p. 391; I. Blancoi Choisy, l. c. p. 389;
I. parviflora Vahl; Convolvulus trilobus Desr.; C. Sloanei Spreng.; C. Ipomoea Vell [25].
Tên khác: Bìm ba thùy, Bìm bìm ba thùy.
Đặc điểm : Cây thảo leo quấn, dài 1-3m, thân mảnh có khía. Lá có phiến xẻ ba thùy, gốc hình tim, không lông, dài 3-6cm, rộng 2-5cm, hơi có mũi, với tai tròn, mặt trên có màu xanh lục đậm, mặt dưới nhạt hơn. Cuống dài 3,5 -5,5 cm, ngắn hơn cuống hoa, nhẵn hoặc có lông mịn. Có nhựa mủ trắng.
Hoa mọc thành xim, cuống hoa dài 4-6m, có khoảng 4- 6 hoa. Hoa cao 2 cm, hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Lá đài bằng nhau, thuôn dài, cao 7 – 8 mm, màu xanh lục nhạt, mép đài có lông dài. Tràng màu hồng, hình phễu, loe nhỏ. Hoa nở từ sáng sớm, đến khoảng gần trưa là bắt đầu tàn.
Nhị 5, rời, chỉ nhị dạng sợi, gắn gần gốc ống tràng, 5 nhị gần bằng nhau, dài 8-9 mm. Phần đầu và gốc nhị có màu tím hồng nhạt, gốc chỉ nhị có nhiều lông mịn màu trắng. Bao phấn 2 ô, đính đáy, khai dọc, có màu hồng tím. Hạt phấn màu trắng. Vòi nhụy một, dạng sợi mảnh, màu trắng dài 1,1 -1,3 cm. Nhụy cao hơn nhị. Đầu nhụy có 2 thùy hình gần cầu, bầu nhụy có lông.
Quả nang tròn hơi dẹp, đường kính 7 mm, chia 4 van . Quả có nhiều lông dài phía đầu quả, gốc có lá đài còn lại. Một quả có từ 3-4 hạt, màu nâu, nhẵn hoặc có ít lông ở các góc, dài 3,5 mm.
Hình 3.40 Hình vẽ loài Ipomoea triloba L.
1-Cành mang hoa; 2- Nhụy; 3- Nhị.
Hình 3.41 Hình thái của loài Ipomoea triloba L.
Sinh học : Tái sinh bằng hạt, ra hoa gần như quanh năm, rộ vào mùa mưa. Hoa mau tàn
Sinh thái: Cây mọc ở bờ rào, lùm bụi, đồng cỏ từ đồng bằng tới độ cao 700m.
Phân bố: Tại thành phố Hồ Chí Minh loài này khá phổ biến, gặp ở Thủ Đức, Củ Chi, Thanh Đa, Nhà Bè, Quận 2, Hocmon.
Loài ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ, được nhập trồng ở nhiều nước, nước ta phân bố rộng rãi từ Bắc vào Nam [5].
Hình 3.42 Sinh thái và phân bố của loài Ipomoea triloba L.
4.1.15 Ipomoea quamoclit L.
Tóc tiên
Ipomoea quamoclit L. 1753 (CCVN, 2: 993). Convolvulus quamoclit Spreng. 1824. - Quamoclit pennata Voigt, 1845. - "Quamoclit pennata (Lamk.) Bojer" sec. V. V. Chi, 1997 (TĐCT:1219). – Quamoclit quamoclit Britt. In Britt. & A. Br. 1903 . - Quamoclit vulgaris Choisy, 1833 [18].
Tên khác: Dây tóc tiên, Tóc tiên, Dương leo.
Đặc điểm : Cỏ nhất niên, thân nhỏ, mảnh, leo bằng thân quấn, không lông. Cuống lá dài 2 – 2,5 cm. Lá có phiến xẻ như kép lông chim, thành đoạn mảnh hẹp, màu xanh lục nhạt, dài 7,6- 10,2 cm, không lông. Có lá kèm ở gốc cuống lá, có hình dạng như lá nhưng nhỏ hơn.
Phát hoa ít hoa, hoa có màu đỏ thắm, đẹp, dài 3,5- 3,8 cm, hình phễu ống nhỏ, phần cánh nở ra thành hình ngôi sao 5 cánh. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa dài 4- 4,5 cm, có màu xanh nhạt. 5 lá đài rời bằng nhau, hình bầu dục, dài 0,5- 0,7 cm, ở giữa có 1 đường gân nổi, đầu có mũi nhọn như mũi kim, có màu xanh lục nhạt.
Nhị và nhụy đều cao hơn vành ống tràng khoảng 6-8 mm. Nhị 5, rời, chỉ nhị dạng sợi có màu hồng nhạt, phần gốc đính vào ống tràng có màu vàng nhạt, có rất ít lông, đầu nhị màu hồng, hạt phấn màu vàng nhạt. 5 nhị dài không bằng nhau 2,3 - 2,5 cm, Vòi nhụy 1, dạng sợi mảnh, màu trắng, dài 2,8 -3 cm, đầu nhụy hình cầu, dạng cuộn não, màu trắng, bầu nhụy không lông.
Quả nang hình trứng, không lông, mở từ dưới lên trên, cao 9mm, phần đầu của quả còn dấu vết vòi nhụy sót lại thành sợi dài. Hạt đen,không lông, dài 5-6mm.
Sinh thái : Hoa nở quanh năm,nhiều từ tháng 1-4, gây trồng bằng hạt.
Sinh học: Cây dễ trồng, thường mọc nơi lùm bụi, hàng rào hay dọc lối đi bên đường.
Phân bố: Loài của các vùng nhiệt đới Châu Mỹ, có ở Châu Phi, Châu Á, Ấn Độ, được nhập trồng ở nước ta và nhiều nước Đông Nam Á [18]. Ở nước ta gặp ở Bắc chí Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh loài này được phân bố cũng khá rộng rãi, gặp ở nhiều nơi.
Hình 3.43 Hình thái của loài Ipomoea quamoclit L.
A: dạng sống; B: hoa; C: cành mang hoa; D: nhị và nhụy; H: nhị; E: nhụy; I: lá ; F: quả; G: hạt và quả.
Hình 3.44 hình vẽ loài Ipomoea quamoclit L.
1-Cành mang hoa; 2- Nhụy; 3- Nhị.
Công dụng: Hoa được dùng làm cảnh, được trồng cho leo lên các hàng rào vì hoa đẹp nở gần như quanh năm. Hay cho leo lên các cổng chào, trên khung kiểu nghệ thuật bằng các chất liệu sắt, gỗ… ít khi cho leo giàn vì khi nở hoa, hoa chỉ hướng lên trời không thưởng thức được vẻ đẹp của hoa..
Ở Ấn Độ, lá dùng trị mụn nhọt, giã ra rồi đắp trị chảy máu,còn dịch lá với bơ lỏng dùng đun nóng dùng uống. Cây được dùng như thuốc lọc máu và được dùng trị nọc độc rắn cắn.
Ở quần đảo Angti, bột rễ được dùng làm thuốc hắt hơi và lá làm chất gột sạch.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), lá hạt được dùng trị mụn nhọt, lở, ngứa, trĩ và đái dắt. ở Quảng Tây, người ta còn dùng toàn cây trị rắn cắn. Liều dùng 8-12g, dạng thuốc sắc, dùng ngoài giã đắp và nấu nước rửa. Hột xổ, trị đau bao tử [5].
4.1.16 Xenostegia tridentata (L.) D.F Austin et Staples
Xenostegia tridentata (L.) Austin & Staples, 1981 ('1980') (CCVN, 2: 985). _
Convolvulus tridentatus L. 1753. Evolvulus tridentatus (L.) L. 1762. - Ipomoea tridentata (L.) Roth, 1798 (FGI, 4: 265). Merremia tridentata (L.) Hallier f. 1893 (DLTN: 77; SVF, 1: 184). Ipomoea angustifolia Jacq. 1789 (FGI, 4: 265) [18].
Tên khác: Bìm ba răng, dây Lưỡi đòng, Bìm xen.
Đặc điểm: Cây thảo leo, hoặc mọc bò lan dưới đất, không quấn. Thân mịn, không có lông, phần thân già hay phần tiếp xúc nhiều ngoài nắng có màu nâu nhạt. Lá thuôn hẹp hay hình dải, chóp nhọn, gốc hình tim và có 2 tai ở 2 bên, mỗi tai có 3 răng, dài 5,5- 6cm, rộng 0,8 – 1 cm. Mặt trên và dưới của lá đều không có lông. Cuống lá rất ngắn 0,1- 0,2 cm hoặc không có. Cụm hoa gồm 1-2 hoa. Cuống hoa dài 5-6 cm. Hoa màu vàng sữa hoặc màu trắng, với trung tâm tía hay nâu đỏ . Lá đài bằng nhau, hình trứng hay hình mũi mác.
Nhị 5, đính gần gốc ống tràng, 5 nhị dài bằng nhau 0,6-0,8 cm. Chỉ nhị, gốc