Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer [A.speciosa Sweet]

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng và sinh thái họ bìm bìm (convolvulaceae juss 1789) tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Bạc thau tím

Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer,1837(CCVN, 2:1002) – Convolvulus nervosus Burm. f. 1768 [18].

Tên khác: Thảo bạc gân, Bạc thau tím.

Đặc điểm : Cây thân gỗ leo, cuốn bằng thân, cao đến 8 m, sống lâu năm. Thân hơi tim tím, đầy lông ngắn mềm, màu trắng bạc, lóng dài 20-40 cm. Lá đơn, mép nguyên, có phiến to dài đến 30cm, hình tim rộng, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, màu xanh bóng, mặt dưới đầy lông trắng mịn, gân bên khít nhau ở gần gốc, 10-12 đôi.

Cụm hoa hình xim, cao khoảng 20 cm, mang nhiều hoa, thường nở 1- 3 hoa. Hoa có lá bắc con to, màu trắng, có mũi dài. Lá đài cao 1cm, màu trắng, có mũi dài. Tràng hợp thành ống, phía trong màu tím hồng hay tía, phía ngoài tràng có lông trắng mịn, đường kính 5-8 cm, phía trên loe rộng, mép nhăn nheo, tròn đều. Nhị 5, rời, chỉ nhị dạng sợi, hơi phình ở đáy, dài không bằng nhau, 3 nhị thấp cao 3 cm, 2 nhị cao cao 4cm, đính vào gốc ống tràng. Phần gốc nhị có lông mịn màu trắng nhưng rất ít. Bao phấn 2 ô, đính đáy, tiền khai dọc. Vòi nhụy một, dạng sợi mảnh, màu trắng dài 2,9 – 3,1 cm ( thấp hơn nhị). Đầu nhụy hình cầu, dạng cuộn não, có 2 thùy màu trắng. Quả mọng nâu vàng được bao bởi các lá đài đồng trưởng.

Sinh thái : Cây dễ trồng bằng đoạn,cành hay bằng hạt. Ra hoa từ cuối tháng 6.

Sinh học : Cây ưa sáng, phát triển tốt trong điều kiện thoát nước tốt, đầy đủ dinh dưỡng.

Hình 3.1 Hình thái của loài Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer

Hình 3.2 Hình vẽ loài Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer

1-Cành mang hoa; 2- Nhụy; 3- Nhị. Người vẽ : Trần Ngọc Hồng

Phân bố: Loài của Ấn Độ, được nhập trồng làm cảnh nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt và một số nơi. Ở thành phố Hồ Chí Minh gặp ở Quận 2, Thủ Đức, Củ Chi.

Hình 3.3 Sinh thái và phân bố của loài Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer

Công dụng: Cây trồng làm cảnh vì hoa đẹp. Ở Ấn Độ, rễ và lá được sử dụng làm thuốc, rễ gây chuyển hóa, tăng trương lực, được dùng trị thấp khớp và các chứng đau thần kinh, lá có tác dụng chống viêm, được dùng làm thuốc đắp mụn nhọt và dùng ngoài trị các bệnh ngoài da [5].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng và sinh thái họ bìm bìm (convolvulaceae juss 1789) tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 35)