Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam (Trang 38 - 40)

III – Chính sách BHTN tại Mỹ và bài học kinh nghiệm cho VN

4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thông qua những thực trạng về chính sách BHTN ở Mỹ, có thể rút ra một vài bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, mỗi Bang ở Mỹ có một luật riêng về bảo hiểm thất nghiệp; luật

này được xây dựng và áp dụng dựa trên tình hình cụ thể của mỗi Bang. Ở Việt Nam, tuy không thể áp dụng từng chính sách BHTN riêng đối với mỗi tỉnh như các Bang tại Mỹ, nhưng cũng cần có những ưu tiên đối với những tỉnh thành còn nhiều khó khăn cũng như thường xuyên phải đối mặt thiên tai. Hoặc có thể mở rộng các gói bảo hiểm cho người lao động nếu họ có nhu cầu cao hơn với mức đóng cao tương ứng. Như vậy, theo hình thức này tất cả mọi người khi tham gia BHTN đều nhận được quyền lợi như nhau nên dù với mức đóng thấp nhất thì người tham gia bảo hiểm vẫn được đảm bảo quyền lợi cơ bản.

Thứ hai, chương trình ứng phó khẩn cấp với thất nghiệp của Mỹ tỏ ra rất

có hiệu quả. Các chương trình này ngoài việc giúp phối hợp việc trả lương thất nghiệp còn giúp huy động các nguồn tài nguyên trong cộng đồng khác để giúp đưa người bị thất nghiệp mau trở lại làm việc. Việt Nam cũng nên đưa thêm quy định này vào luật BHTN, như vậy sẽ tăng cao tính hiệu quả và thực sự mang lại lợi ích cho người lao động, ví dụ như: cho vay ngắn hạn, cho vay ưu đãi, cố vấn tìm việc làm mới, ngành nghề mới, giúp cách đi phỏng vấn tìm việc làm,…

Thứ ba, hiện nay ở Việt Nam, cơ quan Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm

thu và chi trả trợ cấp thất nghiệp, Cục Việc làm chịu trách nhiệm xử lý đơn yêu cầu bảo hiểm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm đưa ra quyết định. Trong khi việc triển khai thực hiện và quản lý các chế độ BHTN tại hầu hết các Bang ở Mỹ thường theo mô hình một cửa. Cơ quan này vừa nhận đơn, thẩm định, chi trả bảo hiểm, vừa là cơ quan xúc tiến đào tạo giới thiệu việc làm cho NLĐ. Quy chế giải quyết BHTN một cửa là một quy định rất ưu việt

của Mỹ, Việt Nam có thể áp dụng quy chế này để chính sách BHTN được vận hành hiệu quả hơn.

Thứ tư, Việt Nam nên học tập từ luật của Mỹ về tỷ lệ DN phải đóng góp

vào quỹ BHTN. Tỷ lệ này ở Việt Nam là cố định, tuy nhiên, luật ở Mỹ còn quy định thêm: trong khoản thuế nộp vào quỹ BHTN, các DN sa thải càng nhiều công nhân và các DN có càng nhiều công nhân sau khi bị sa thải nhận được TCTN thì càng phải nộp nhiều thuế. Quy định này đã khuyến khích chủ DN phấn đấu giảm thiểu số người thất nghiệp, tích cực tạo việc làm cho NLĐ. Cụ thể, Việt Nam có thể áp dụng một mức tỷ lệ đóng góp nào đó cao hơn đối với các DN có mức độ sa thải công nhân cao bằng cách đa dạng hóa gói bảo hiểm. Ví dụ, có thể bổ sung quy định mức đóng theo các gói, trong đó ngoài gói cơ bản nên có thêm gói với mức đóng cao hơn đối với các DN sa thải nhiều công nhân. Có thể áp dụng một tỷ lệ sa thải trần đối với các DN, nếu vượt quá mức đó, sẽ áp dụng gói bảo hiểm cao. Từ đó, DN sẽ có trách nhiệm hơn đối với NLĐ cũng như chính sách BHTN.

Cuối cùng, như ở phần thực trạng số người nhận TCTN tại Mỹ vào

khoảng 7,4 triệu người trong thời gian gần đây, có thể thấy tuy con số này không cao do điều kiện hưởng TCTN quá chặt chẽ nhưng ngược lại, tỷ lệ tham gia BHTN lại rất cao, gần như là gấp đôi. Từ đó, có thể thấy người dân Mỹ thực sự hiểu rõ vai trò của BHTN cũng như hiểu rõ các quy định của luật này. Do vậy, Việt Nam cần phải có các biện pháp tuyên truyền tích cực hơn nữa để NLĐ hiểu và có niềm tin thì họ mới có thể tham gia BHTN một cách tự nguyện. Đồng thời, cũng có các chế tài xử phạt nghiêm minh áp dụng đối với các đối tượng tham gia BHTN với mục đích trục lợi hoặc trốn tránh trách nhiệm đóng BHTN. Nếu DN trốn đóng, chậm đóng thì cũng căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật để khởi kiện, buộc chủ sử dụng tuân thủ đúng trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w