III – Chính sách BHTN tại Mỹ và bài học kinh nghiệm cho VN
1. Khái quát các quy định về BHTN tại Hoa Kỳ
1.7. Chương trình trợ cấp thất nghiệp mở rộng
Chương trình trợ cấp thất nghiệp khẩn cấp tạm thời của liên bang TEUC: cung cấp thêm 13 tuần trợ cấp cho người thất nghiệp trên tất cả các Bang, và 26 tuần cho các Bang đạt được các tiêu chuẩn nhất định về tỷ lệ thất nghiệp.
Chương trình TCTN mở rộng thường xuyên của Bang – Liên bang: nguồn vốn cho chương trình này một nửa là từ Liên bang, phần còn lại là do các Bang đóng góp. Các Bang muốn nhận được trợ cấp từ chương trình này cần phải đạt đủ điều kiện của Bang. Chương trình TCTN mở rộng tăng thêm 13 tuần cho những người thất nghiệp đã sử dụng hết số tiền trợ cấp nhận được trong 26 tuần. Số tiền trợ cấp trong một tuần vẫn giữ nguyên như mức trợ cấp thông thường. Tuy nhiên, không phải tất cả những người thất nghiệp đều đặn nhận được trợ cấp từ chương trình mở rộng này.
Trợ cấp thêm của Bang: một số Bang dùng nguồn quỹ của mình để trợ cấp thêm cho những người thất nghiệp đã chi dùng hết số tiền trợ cấp nhận đươc trong các chương trình trên.
2. Thực trạng về BHTN tại Mỹ
2.1. Số người thất nghiệp
Hiện nay, theo những số liệu gần đây, đã có tới 88 triệu người Mỹ trong tuổi lao động không có việc làm và không tìm kiếm việc nữa. Tình hình tăng số lượng người ra ngoài thị trường lao động đã làm biến dạng con số tỉ lệ thất nghiệp phổ biến tuần trước. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 8,3% trong tháng 01/2012, thấp nhất trong ba năm, tỉ lệ này không tính tới 88 triệu người Mỹ thất nghiệp và tuyệt vọng không muốn tìm việc nữa. Tỷ lệ số người tham dự trong thị trường lao động giảm còn 63,7% hồi tháng 01/2012, mức thấp nhất kể từ tháng 05/1983.”16
Nghĩa là, dân số Mỹ hiện nay là gần 313 triệu người (năm 2012). Trong đó, những người dưới 20 tuổi chiếm 27,3% tổng dân số, và người từ 65 tuổi trở lên chiếm tối 12,8% trong năm 2009. Tỉ số người trong tuổi lao động tại Mỹ là 49,56% trong năm 2010. Nhưng bây giờ (đầu năm 2012) lại có tới 88 triệu người Mỹ thất nghiệp và tìm việc hoài không được, và bây giờ không tìm việc làm nữa. Do vậy, số người này không được đếm để tính tỉ lệ thất nghiệp.
Theo thống kê, tỉ lệ thất nghiệp chính thức là 8,3% trong tháng 01/2012, nhưng thực tế thất nghiệp ước tính là 17,1% tại Hoa Kỳ, theo phúc trình của Union of Unemployed (unionofunemployed.com).
Hình 3
Biểu đồ tổng số người thất nghiệp và số người mất việc giai đoạn 2009-2012
Hình 4
Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ giai đoạn 2009-2011
(đơn vị: %)
Qua trên, ta có thấy, trong giai đoạn 2009 đến nay, số người thất nghiệp tại Hoa Kỳ dao động từ hơn 12.000 người đến 16.000 người (tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 8,7% đến 9,7%) và đang có xu hướng giảm dần. Rõ ràng với số lượng người thất nghiệp lớn như vậy, đặc biệt do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, chính phủ Mỹ phải có những chính sách công về BHTN hợp lý để có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp.
2.2. Số người nhận trợ cấp thất nghiệp
Hình 5
Biểu đồ Tỷ lệ người nhận trợ cấp thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, khoảng cách giữa hai tỷ lệ.
So với số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp (TUR) ở phần trên, số người hưởng trợ cấp thấp hơn so với số người thất nghiệp. Qua biểu đồ, chỉ có gần ½ số người thất nghiệp đủ điều kiện để nhận trợ cấp (dựa vào tỷ lệ IUR). Nguyên nhân do điều kiện quy định quá chặt chẽ, họ không đáp ứng được, hoặc
thất nghiệp do lỗi bản thân họ hoặc không tham gia BHTN. Năm 2009, khi mà Hoa Kỳ đang lâm vào giai đoạn khủng hoảng, số người trong hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhận trợ cấp thất nghiệp vào khoảng 7 triệu người. Số người nhận TCTN lần đầu cũng tăng cao, điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ ở tỷ lệ IUR tăng lên cao trong thời gian này, một gánh nặng lớn với chính phủ Mỹ, khiến nên kinh tế càng trở nên tồi tệ. Và gần đây, qua các năm, tỷ lệ IUR – số người nhận BHTN đang giảm dần.
Trong thời gian gần đây, năm 2012, tỷ lệ người nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua trong khi chỉ số bán buôn vẫn giữ được ở mức vừa phải là hai bằng chứng mới khẳng định đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới khá ổn định. Thông báo ngày 15/3 của Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tuần trước số công nhân Mỹ nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm 14.000 người, xuống còn 351.000 người, ngang với số người xin trợ cấp thất nghiệp thấp nhất trong vòng 4 năm qua của tháng trước. Như vậy, số người xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trung bình trong 4 tuần qua ở Mỹ vẫn giữ được ở mức 355.750 người, giảm 14% kể từ tháng 10/2011. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn tiếp tục giữ được ở mức 8,3% và là mức thất nghiệp thấp nhất trong vòng 3 năm qua. 17
Tổng số công nhân thất nghiệp ở Mỹ tại thời điểm này là khoảng 12,5 triệu người. Trong đó, tổng cộng khoảng 7,4 triệu người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ tất cả các chương trình trong thời gian gần đây. Về khoảng cách giữa tỷ lệ số người thất nghiệp (TUR) và tỷ lệ số người tham gia BHTN, nhận TCTN (IUR) trong biểu đồ dưới ở vào khoảng gần 6% trong các năm 2010 đến nay, tăng so với năm 2009, cao nhất vào khoảng cuối năm 2010, nhưng nói chung khoảng cách này duy trì khá ổn định. Số liệu này cũng có thể cho ta thấy chính sách BHTN của Mỹ đang duy trì một sự ổn định nhất định trong việc giải quyết 17 http://www.vietnamplus.vn/Home/That-nghiep-giam-kinh-te-My-phuc-hoi-day-an-
vấn nạn thất nghiệp, số người tham gia BHTN tăng nhưng so sánh về tỷ lệ với tỷ lệ thất nghiệp lại giảm, cũng thể hiện phần nào chính sách BHTN đang trở nên khắt khe hơn, trợ cấp đúng đối tượng hơn nhưng phần nào đó vẫn chưa cải thiện nhiều và tỏ ra thực sự hiệu quả trong tình hình kinh tế Mỹ nói chung.
3. Đánh giá về BHTN tại Mỹ
3.1. Ưu điểm
Với số lượng người thất nghiệp nhiều như tại Mỹ, chính sách BHTN của Hoa Kỳ đã góp phần giúp giảm bớt tình trạng khó khăn cho nền kinh tế.
Ưu điểm đầu tiên phải nói tới đó là BHTN đã hỗ trợ và mang lại lợi ích cho cả ngưởi lao động và sử dụng lao động. Vai trò quan trọng của một hệ thống BHTN là đảm bảo thu nhập trong tình trạng thất nghiệp không tự nguyện. Hệ thống BHTN tại Mỹ là một loại hình “tự động ổn định” hỗ trợ tiêu dùng trong tình trạng kinh tế suy thoái. Các chế độ BHTN do đó góp phần duy trì sức tiêu dùng ở cá góc độ cá thể và vĩ mô, thúc đẩy tìm việc làm hiệu quả - tạo điều kiện kết nối tốt hơn giữa cung và cầu trong thị trường lao động. Tại Mỹ - nơi có mạng lưới an sinh xã hội yếu kém nhất thế giới giàu có thì việc tăng TCTN đã trở thành một phần gói kích thích kinh tế. Như vậy có thể thấy, BHTN đã hỗ trợ phần nào cho người lao động. Thông qua việc chuyển rủi ro xã hội từ từng cá nhân sang cho cộng đồng gánh vác, BHTN đóng vai trò quan trọng trong nâng cao phúc lợi cộng đồng một cách tổng thể.
Thứ hai, BHTN giúp cộng đồng và địa phương phát triển ổn định. Nhờ có quỹ BHTN mà nhiều người mất việc ở các địa phương khỏi bị phá sản, cộng đồng vẫn giữ được tốc độ phát triển bình thường. BHTN còn là chỗ dựa của nhiều người mất việc khi xảy ra thiên tai, tai họa thiên nhiên. BHTN là một loại hình phúc lợi tạm thời nên thường chỉ trả một phần lương của người bị thất nghiệp, tránh cho họ lạm dụng và sống nhờ vào BHTN. Do vậy các chương trình ứng phó khẩn cấp với thất nghiệp tỏ ra rất có hiệu quả.
Thứ ba, điều kiện được hưởng trợ cấp của Mỹ rõ ràng, bao gồm các quy định để tránh hiện tượng lợi dụng lười lao động. Bản thân người lao động phải tự tìm việc làm hoặc được cơ quan chức năng giới thiệu trong thời gian hưởng trợ cấp. Để tiếp tục được hưởng trợ cấp, họ phải tích cực kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc. Ngoài ra cũng còn các quy định chặt chẽ khác nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu.
3.2. Nhược điểm
Thứ nhất, có thể thấy là thời gian được hưởng trợ cấp ngắn, tối đa là 26 tuần theo chương trình của Bang. Nhất là trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế giai đoạn 2009 - 2011, Mỹ cần phải mở rộng các khoản TCTN trong Chương trình BHTN của Bang là cần thiết.
Thứ hai, mức trợ cấp thấp. Mức trợ cấp tùy thuộc từng bang nhưng nhìn chung chỉ bù đắp được 30 – 50% mức lương trước đó của người thất nghiệp. Nước Mỹ nghiêng về hướng để cho các khoản phúc lợi ở mức thấp và thị trường linh hoạt hơn là giảm bớt mức độ nghiêm trọng của tình trạng thất nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều người thất nghiệp đủ điều kiện nhận được trợ cấp nhưng khoản tiền này không đủ cho họ chi trả mức sống tối thiểu và đa số họ sẽ tiêu hết khoản tiền của mình trước khi tìm kiếm được một công việc mới thích hợp.
Thứ ba, điều kiện được hưởng TCTN quá chặt chẽ. Thực trạng giữa tỷ lệ người thất nghiệp và người nhận TCTN đã cho thấy điều đó, một phần lớn do điều kiện chặt chẽ mà nhiều người thất nghiệp không nhận được trợ cấp.
Thứ tư, thời gian cơ sở để xét điều kiện hưởng trợ cấp không hợp lý. Thu nhập trong 3 đến 6 tháng gần nhất của người thất nghiệp sẽ không được xem xét để đi đến quyết định được hưởng trợ cấp hay không. Như vậy rất bất lợi cho người thất nghiệp
Ngoài ra còn các bất cập về quy định về tỷ lệ đóng góp còn nhiều vô lý, vấn đề quản lý quỹ không được sử dụng hết đúng mục đích, …