Quân Pháp bị chặn đán hở nhiều nơi, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian củng cố

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi đại học môn Lịch sử (Trang 37 - 41)

nền độc lập và chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Câu 3: Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ? ( Nguyên nhân..)

- Mặc dù kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Việt – Pháp nhưng thực dân Pháp vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Ngay sau ngày 6 – 3, chúng tiếp tục mở các cuộc tiến công tại Nam bộ và Nam Trung bộ.

- Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11 – 1946, chúng tấn công chúng ta tại Hải Phòng và Lạng Sơn.

- Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi. … gây ra vụ tàn sát đẫm máu tại phố Hàng Bún, phố Yên Ninh… ngày 18 – 12 – 1946, chúng gửi tối hậu thư yêu cầu chúng ta giải tán lực lượng, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng trong 24h

nếu không được chấp thuận chúng sẽ hành động

- Trong điều kiện đó để chủ động hơn trong việc tấn công Pháp, Đảng, Chính phủ quyết định Phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19 – 12 – 1946

Câu 4: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp? Đường lối đó thể hiện qua các văn kiện nào

* Đường lối kháng chiến chống Pháp..

Kháng chiến toàn dân, toàn diện,trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế…

* Được thể hiện qua các tác phẩm..

Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng… Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh…

Câu 5: Trình bày cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16?

- Diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt ở hầu hết các đô thị từ vĩ tuyến 16 trở ra, (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng…).

- Tiêu biểu cho cả nước là cuộc chiến đấu 60 ngày đêm của đồng bào và chiến sĩ Thủ đô, họ chiến đấu với tinh thần “Quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh”, … sau hai tháng chiến đấu, đến17 – 2 – 1947, quân ta rút khỏi vòng vây lên Việt Bắc an toàn

+Ý nghĩa:

- Ta đã hòan thành nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố.

- Cuộc chiến đấu ở các đô thị ở Bắc vĩ tuyến 16, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Câu 6: Trình bày âm mưu, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc – Thu

đông 1947?

Âm mưu

- Tháng 3 – 1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao ủy Pháp tại Đông Dương và thực hiện tấn công Việt Bắc nhằm:

Tiêu diệt cơ quan đầu não của ta Tiêu diệt quân chủ lực

Mau chóng kết thúc chiến tranh

Chủ trương của ta

“Phải phá tan cuộc hàhh quân mùa đông của giặc Pháp”.

Diễn biến chính

Thực dân Pháp huy động 12 000 quân tấn công lên Việt Bắc theo ba hướng chính - Sớm 7 – 10, một bộ phận quân dù đổ bộ xuống Bắc kạn, Chợ Mới.

- Cùng ngày một binh đoàn hỗn hợp từ Lạng Sơn theo đường số 4 lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc kạn theo đường số 3.

- Ngày 9 – 10, một binh đoàn hỗn hợp ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang…

- Quân ta bao vây đánh địch tại Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã…Buộc chúng phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11 – 1947

- Trên đường số 4 chúng ta phục kích, tiêu biểu là trận đèo Bông Lau ( 30 – 10 – 1947), thu nhiều quân trang quân dụng

- Sau hơn hai tháng cuộc chiến đấu của ta và địch kết thúc, thực dân Pháp buộc phải rút chạy vào ngày 19 – 12 – 1946

Kết quả:

- Ta loại khỏi cuộc chiến hơn 6 000 tên, bắn rơi 16 may bay, bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh các loại.

- Cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến được bảo vệ an toàn

Ý nghĩa :

- Chiến thắng Việt Bắc1947, đã đưa cuộc kháng chiến toàn quôc chống thực dân Pháp sang một giai đoạn mới.

- Sau thất bại tại Việt Bắc, Pháp buộc thay đổi từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh

lâu dài với ta, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh

nuôi chiến tranh”

Câu 7: Chiến dịch Biên giới – Thu đông diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Chủ trương của ta?Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch?

Hoàn cảnh:

- Sau chiến thắng Việt Bắc 1947, cuộc kháng chiến của nhân dân ta có thêm những điều kiện thuận lợi mới

- Ngày 1 – 10 – 1949, cách mạng Trung Quốc thành công nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời

- Tháng 1 – 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.

- Đầu năm 1950, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và sau đó là các nước XHCN tuyên bố công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Về phía địch; Tháng 5 – 1949, với sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve….

- Tháng 6 – 1949, Pháp thực hiện tăng cường phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây( Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình - Sơn La…

Chủ trương của ta: Tháng 6 – 1950, Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên

giới nhằm:

Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch

Khai thông đường sang Trung Quốc, mở rộng căn cứ Việt Bắc giao lưu với bên ngoài tạo đìều kiện thúc đẩy cuộc kháng chiến

Diễn biến

- Sáng 16 – 9 – 1950, ta nổ súng tấn công Đông Khê, sau hơn hai ngày chiến đấu sáng 18 ta hoàn toàn làm chủ Đông Khê. Mất Đông Khê quân địch tại Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập.

- Trước nguy cơ bị tiêu diệt địch buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, để yểm trợ cho kế hoạch này chúng cho quân từ Thất Khê lên đón cánh quân từ Cao Bằng về. - Chúng ta kiên trì mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4 khiến cho hai cánh quân không gặp được nhau.

- Thất Khê bị uy hiếp chúng buộc phải rút về Na Sầm và sau đó rút về Lạng Sơn ( 13 – 10 – 1950). Trong khi đó cuộc hành quân lên Thái Nguyên cũng bị thất bại. Quân Pháp hoảng loạn phải rút chạy, đường số 4 được giải phóng ngày 22 – 10 – 1950.

- Ta lọai khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên, giải phóng một vùng biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây… - Kế hoạch Rơve bị thất bại. Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông, quân đội ta giành thế chủ động trên chiến trường

chính, …

Câu 8: Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951)?

Hoàn cảnh:

- Từ 1947 – 1949, cuộc kháng chiến của nhân dân ta thu được nhiều thắng lợi - Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn vào Việt Nam và Đông Dương

- Pháp đề ra kế hoạch Đờlát đờ tátxinhi

Nội dung đại hội:

- 11 – 19 – 2 – 1951, tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang.

- Thông qua bản báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo “ Bàn về cách mạng Việt Nam” Tổng bí thư Trường Chinh trình bày....

- Tách Đảng CSĐD thành các Đảng riêng, tại VN thành lập ĐLĐVN, thông qua tuyên ngôn, chính cương và điều lệ mới.

- Bầu BCH TW, HCM làm chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí Thư.

Ý nghĩa: Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, mối quan hệ của Đảng và quần

chúng...

Câu 9: Hậu phương kháng chiến từ sau Đại hội II của Đảng phát triển như thế

nào?

Chính trị:

- Từ 3 – 7 – 3 - 1951 ĐH toàn quốc thống nhất thành lập Mặt trận Liên Việt. Ngày 11 – 3 - 1951 thành lập liên minh Việt – Miên – Lào.

Ngày 1 – 5 - 1952 ĐH chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc.

Kinh tế:

- 1952 mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. - 1953 bước đầu cải cách ruộng đất (Thái Nguyên và Thanh Hoá)

Văn hoá, giáo dục, y tế: Có những bước phát triển mới, đáp ứng được yêu cầu phục vụ

nhân dân và phục vụ kháng chiến...

Câu 10: Hoàn cảnh, nội dung của kế hoạch Na – va? Hoàn cảnh:

- Trải qua 8 năm trở lại xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiệt hại ngày càng nặng nề. Đến năm 1953, Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39 vạn tên

- Vùng chiếm đóng bị thu hẹp,…. Trong hoàn cảnh đó Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương

- Ngày 7 – 5 – 1953, …Tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương và thông qua kế hoạch Nava, với hy vọng trong 18 tháng sẽ chuyển bại thành thắng “ Giành lấy một thắng lợi, kết thúc chiến tranh trong danh dự”

Nội dung kế hoạch Navap Buớc thứ nhất, trong thu – đông 1953 và xuân 1954, giữ

thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực vật lực; xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, ra sức mở rộng ngụy quân, xây dựng một lực lượng cơ động mạnh

Bước thứ hai, từ thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường chính Bắc Bộ,

thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán theo những điều khoản có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh

Câu 11: Trình bày phương hướng, kế hoạch của ta và diễn biến cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954?

Phương hướng của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954

Cuối tháng 9 – 1953, Đảng, Bộ chính trị bàn kế hoạch trong đông – xuân 1953 – 1954

“ Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với chúng ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ , do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho chúng ta những điều kiện thuân lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phân sinh lực địch”

Phương châm của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954

- Tích cực chủ động, cơ động linh hoạt, đánh ăn chắc tiến ăn chắc, chắc thắng thì

đánh cho kì thắng, không chắc thắng kiên quyết không đánh.

Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954

- Ngày 10 – 12 – 1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tấn công thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu ( trừ Điện Biên Phủ) được giải phóng, Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ. Sau đồng bằng Bắc Bộ

Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung binh lực đông thứ hai của Pháp.

- Đầu tháng 12 – 1953, liên quân Lào – Việt mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào. Nava buộc phải tăng cường binh lực cho Xênô, Xê nô trở thành nơi binh lực đông thứ

ba của thực dân Pháp.

- Cuối tháng 1 – 1954, liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Thượng Lào,... Nava buộc phải cho quân tăng cường xuống Luôngphabang và Mường Sài, Luôngphabang và

Mường Sài trở thành nơi tập trung binh lực đông thứ tư của thực dân Pháp.

- Đầu tháng 2 – 1954, quân ta tiến công địch tại Bắc Tây Nguyên... Nava buộc cho quân tăng cường cho Plâycu. Plâycu trở thành nơi tập trung binh lực đông thứ năm của

thực dân Pháp.

- Phối hợp với chiến trường chính vùng sau lưng địch phong trào chiến tranh du kích cũng phát triển mạnh

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi đại học môn Lịch sử (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w