Nguyên nhân khách quan: Cách mạng tháng Tám thành công một cách nhanh chóng

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi đại học môn Lịch sử (Trang 34 - 37)

vì Hồng quân Liên Xô và các lực lượng Đồng Minh đã đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức Nhật, đó là cơ hội ngàn năm có một củng cố niềm tin cho nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa

+Ý nghĩa lịch sử:

- Cách mạng tháng Tám mở ra một bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc ta, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của Nhật, lật đổ ngai vàng phong kiến, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, chủ vận mệnh của mình

- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của dân tộc Việt Nam, mở ra một kỉ nguyên mới; kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội

- Với cách mạng tháng Tám Đảng cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền chuẩn bị cho những thắng lợi tiếp theo

- Thắng lợi đó góp phần làm suy yếu chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới, góp phần đáng kể vào thắng lợi của cách mạng Lào, Campuchia…

+ Bài học kinh nghiệm

- Đảng có đường lối đúng đắn…

- Tập hợp tổ chức được các tầng lớp và nhân dân yêu nước..

- Kết hợp linh hoạt các hình thức đấu tranh chính trị với đấu trang vũ trang..

Câu 21: Chủ trương, hoạt động của mặt trận Việt Minh. Vai trò của mặt trận đối với thắng lợi của Cách mạng tám?...

CHƯƠNG III

VIỆT NAM TỪ 1945 – 1954

Câu 1: Khó khăn, thuận lợi của nước VNDCCH sau ngày 2 – 9 – 1945? Khó khăn:

Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã đứng trước muôn vàn khó khăn

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Tưởng kéo vào, theo sau chúng là bọn Việt Quốc, Việt Cách về nước nhằm cướp phá chính quyền cách mạng.

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam Quân Anh dưới danh nghĩa Đồng Minh vào nước ta dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại…

- Trong khi đó chính quyền mới được thành lập, lực lượng vũ trang còn non yếu

- Nền nông nghiệp còn lạc hậu, ruộng đất bị bỏ hoang, nạn đói cuối năm 1944, đầu năm 1945, làm cho hơn hai triệu đồng bào ta chết đói…

- Nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp, hàng hóa khan hiếm, gía cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn

- Ngân sách nhà nước chỉ còn 1,2 triệu đồng. Chính quyền cách mạng chưa quản lý được Ngân hàng Đông Dương, bên cạnh đó quân Tưởng lại tung vào thị trường Việt Nam các loại tiền Quan kim Quốc tệ làm cho nền tài chính càng thêm rối loạn

- Tàn dư của văn hóa phong kiến còn nặng nề, 90% dân số mù chữ, các tệ nạn rượu chè, thuốc phiện…

- Đất nước ta đứng trong tình thế “ Ngàn cân treo sợi tóc”

Thuận lợi:

- Nhân dân ta giành được chính quyển nên rất hăng hái tham gia cách mạng, gắn bó với chế độ.

- Cách mạng nước ta có Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và Đảng lãnh đạo. - Trên thế giới hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa đang hình thành.

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang dâng cao…

Câu 2: Đảng, Chính phủ, nhân dân ta đã làm gì để vượt qua những khó khăn sau khi cách mạng tháng Tám thành công?

* Xây dựng chính quyền cách mạng

- Ngày 6 - 1 – 1946, vuợt qua mọi khó khăn hơn 90% cử tri đã tới các thùng phiếu bầu ra 333 đại biểu vào Quốc hội khóa đầu tiên…

- Ngày 2 – 3 – 1946, Quốc hội họp phiên thứ nhất xác nhận những thành quả của Chính phủ lâm thời, đồng thời thông qua Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, lập ra bản dự thảo Hiến pháp sau đó hiến Pháp được thông qua vào 9 – 11 – 1946

- Ngày 22 – 5 – 1946, Vệ quốc đoàn được đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam. Cùng với đó là lực lượng dân quân tự vệ đã được tăng lên tại hầu khắp địa phương, các cơ quan

* Giải quyết nạn đói

- Chính phủ nghiêm cấm dùng các loại ngũ cốc nấu rượu. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “ Nhường cơm sẻ áo”. Hưởng ứng lới kêu gọi nhân dân cả nướcthực hiện “ Hũ gạo cứu đói”, “ Ngày đồng tâm”

- …Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi : “ Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay!Tăng gia sản xuất nữa”. Một phong trào sản xuất sôi nổi trong cả nước với khẩu hiệu “ Tấc đất tấc vàng!” “ Không một tấc đất bỏ hoang”

- …, giảm tô 25%, giảm thuế đất 20 %, chia lại ruộng đất hoang cho nông dân. Nhờ các biện pháp tích cực trên mà nạn đói về cơ bản được đẩy lùi, sản xuất nhanh chóng được khôi phục

* Giải quyết nạn dốt

- Ngày 8 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, …, đồng thới kêu gọi nhân dân tham gia xoá nạn mù chữ. Trong vòng một năm từ tháng 9 – 1945 tới tháng 9 – 1946, trên toàn quốc đã có 76,000 lớp học, xóa mù cho hơn 2,5 triệu người…

* Giải quyết khó khăn tài chính

- Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “ Qũy độc lập”, phong trào “ Tuần lễ vàng” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động nhân dân ta hăng hái tham gia khuyên góp tiền của xây dựng ngân sách quốc gia. Chỉ trong thời gian ngắn chúng ta khuyên góp được 370kg vàng, 20 triệu đồng vào “ Qũy độc lập”, 40 triệu đồng vào “Qũy đảm phụ quốc

phòng”

- Ngày 23 – 11 – 1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước thay cho tiền của thực dân Pháp

* Đấu tranh chống giặc ngoại xâm a) Chống bọn Tưởng và tay sai

-Tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa dân quốc.

- Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội( 2 – 3 – 1946), Quốc hội khóa I đồng ý nhường cho bọn Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc Hội không qua bầu cử, một ghế phó Chủ tịch nước và bốn ghế Bộ trưởng.

- Cung cấp một phần lương thực thực phẩm… cho phép lưu hành các loại tiền Quan Kim, Quốc Tệ. Cùng lúc đó tránh phiền phức hiểu lầm Đảng tuyên bố tự giải tán… - Với bọn tay sai phản cách mạng, chính quyền dựa vào quần chúng nhân dân kiên quyết vạch trần âm mưu và những hành động chia rẽ của bọn chúng…

- Những biện pháp trên đã hạn chế đến mức tối đa sự phá hoại của bọn Tưởng và tay sai của chúng, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền…

b) Chống thực dân Pháp ( Hoàn cảnh, yêu cầu, nội dung Hiệp định Sơ bộ và tạm ước Việt – Pháp, tác dụng) ước Việt – Pháp, tác dụng)

* Hoàn cảnh, yêu cầu

- Sau khi chiếm đươc các độ thị tại Nam Bộ thực dân Pháp muốn đưa quân ra miền Bắc song chúng sẽ gặp phải hai lực lượng; Một là của Việt Nam Dân chủ cộng hòa; Hai là quân của Tưởng Giới Thạch.

- Trong hoàn cảnh đó ngày 28 – 2 – 1946, Pháp kí với Tưởng Hiệp ước Hoa – Pháp.

Hiệp ước Hoa – Pháp đặt Chính phủ và nhân dân ta vào hai con đường lựa chọn

Một là: Đánh Pháp ngay từ lúc chúng đưa quân ra Bắc Hai là: Hòa với Pháp đuổi Tưởng và tay sai

Chúng ta chọn giải pháp thứ hai, với chủ trương “ Hòa để tiến” . Hòa với Pháp đuổi Tưởng và tay sai.

* Nội dung Hiệp định Sơ bộ

- Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, có quân đội, nghị viện và tài chính riêng, là thành viên trong Liên bang Đông Dương, nằm trong khối liên hiệp Pháp - Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đồng ý cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ rút dần trong vòng 5 năm

- Hai bên ngừng mọi xung đột ở phía Nam, giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ, tạo không khí thụân lợi cho cuộc đàm phán chính thức vế vấn đề ngoại giao Việt Nam, tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế, văn hóa của người Pháp ở Việt Nam

* Tạm ước Việt – Pháp

- Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây chiến với ta tại Nam bộ..không tuân thủ tinh thần của Hiệp định. Trong khi đó quân Pháp tiếp tục gây chiến tại Nam bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động kí Tạm ước Việt – Pháp (14 – 9 – 1946), nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở Việt Nam

* Ý nghĩa:

- Với Hiệp định Sơ bộ và tạm ước Việt – Pháp, chúng ta đã tránh được một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, đẩy được 20 vạn quân Tưởng ra khỏi Miền Bắc... Chúng ta có được thời gian hòa hoãn quý báu củng cố chính quyền, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp

c) Nhân dân Miền Nam chống Pháp quay trở lại xâm lược?

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi đại học môn Lịch sử (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w