Tháng 7/1936 HN BCHTW Đảng Cộng Sản Đông Dương họp ở Thượng Hải do Lê

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi đại học môn Lịch sử (Trang 27 - 29)

Hồng Phong chủ trì.

- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.

- Nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống chiến tranh đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình.

- Phương pháp đấu tranh kết hợp các hình thức công khai, bí mật, hợp pháp bất hợp pháp.

- Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tới tháng 3 – 1938 đổi thành Mặt trận thống nhất Dân chủ Đông Dương ( Gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 9: Diễn biến phong trào dân chủ 1936 – 1939? Nhận xét về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh của phong trào?

Diễn biến phong trào dân chủ 1936 – 1939

Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ

- Từ năm 1936, được tin Quốc hội Pháp chuẩn bị cử một đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng đã tổ chức nhân dân họp bàn thảo ra các bản dân nguyện gửi tới phái đoàn.

- Quần chúng sôi nổi khí thế cách mạng. Mặc dù phái đoàn Quốc hội Pháp không sang song đông đảo quần chúng nhân dân đã thức tỉnh, Đảng đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong đấu tranh công khai, hợp pháp.

đó là những cuộc diễu hành biểu dương lực lượng, đưa yêu sách về dân sinh dân chủ. - Trong những năm 1937 – 1939, các cuộc mít tinh, biểu tình của các tầng lớp nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là ngày 1 – 5 – 1938, lần đầu tiên, các cuộc mít tinh được tổ chức công khai tại Hà Nội và nhiều nơi khác thu hút nhiều tầng lớp tham gia…

Nhận xét về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh

- Phong trào diển ra trên cả nước

- Lực lượng tham gia đông đảo gồm: Công nhân, nông dân, trí thức, tiểu thương tiểu chủ...

- Hình thức đấu tranh: Công khai, hợp pháp, báo chí, nghị trường..

Câu 10: Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939?

Ý nghĩa lịch sử

- Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939, là cuộc vận động có quy mô rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Bằng sức mạnh của quần chúng phong trào đã buộc bọn thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách; quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu.

- Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành trong thực tế.

Bài học kinh nghiệm

- Đảng tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng Mặt trận thống nhất, kinh nghiệm tổ chức quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp…

- Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc. - Phong trào 1936 – 1939 trở thành cuộc diễn tập lần thứ hai cho cách mạng tháng Tám sau này.

Câu 11: So sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng trong phong trào 1930 – 1931, với thời kì 1936 – 1939? Nội dung so sánh 1930 – 1931 1936 - 1939 Nhận định kẻ thù

Đế quốc, phong kiến Bọn phản động Pháp và tay sai Mục tiêu Độc lập dân tộc, người cày có

ruộng

Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo hòa bình

Hình thức đấu tranh

Bãi công, biểu tình, khởi nghĩa vũ trang

Đấu tranh nghị trường, báo chí, mít tinh biểu tình

Lực lượng Công – nông. Tiểu tư sản, công – nông, tư sản và các tầng lớp khác...

Câu 12: tình hình nước ta trong những năm 1939 – 1945? + Tình hình chính trị:

- Tháng 9 – 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tại Châu Âu quân Đức kéo vào nước Pháp, chính phủ Pháp mau chóng đầu hàng.

- Ở Đông Dương chính quyền thực dân thi hành một loạt các chính sách nhăm vơ vét sức người sức của của nhân dân Đông Dương.

- Tháng 9 – 1940, quân Nhật vào nước ta, quân Pháp mau chóng đầu hàng, phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy của Pháp nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông

Dương.

- Các đảng phái thân Nhật, chúng ra sứ tuyên truyền cho thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho việc hất cẳng Pháp sau này.

- Bước sang năm 1945, Đức, Nhật liên tiếp thất bại tại. Ngày 9 – 3 – 1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương, lợi dụng cơ hội đó các đảng phái tăng cường hoạt động. Nhân dân Việt Nam sục sôi khí thế cách mạng, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền.

+ Tình hình kinh tế - xã hội :

- Đầu tháng 9 - 1939 chính quyền Pháp ban bố lệnh tổng động viên nhằm cung cấp cho nuớc Pháp sức người sức của phục vụ chiến tranh.

- Thực dân Pháp thực hiện chính sách Kinh tế chỉ huy, tăng mức thuế cũ, đặt thêm thuế mới…

- Khi Nhật vào Đông Dương Pháp phải cho chúng sử dụng các sân bay, hải cảng. - Hàng năm, Nhật buộc chính quyền Pháp nộp cho chúng một khoản tiền lớn…

- Nhật còn cướp ruộng đất của nông dân, bắt dân ta nhổ lúa trồng đay. Buộc thực dân Pháp xuất cho Nhật các mặt hàng chiến lược. Một số công ti Nhật cũng đầu tư vào Việt Nam như: Than( Quảng Ninh), Thép( Thái Nguyên).

- Chính sách vơ vét của Nhật – Pháp đẩy nhân dân ta vào chỗ cùng quẫn, cuối 1944 đầu 1945, ở Việt Nam có hai triệu người chết đói.

- Tất cảc các từng lớp trong xã hội Việt Nam (trừ đại địa chủ, tư sản mại bản) đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Nhật – Pháp.

- Những chuyển biến trong và ngoài nước đòi hỏi Đảng ta phải có những chuyển hướng kịp thời, đề ra đường lối đấu tranh phù hợp.

Câu 13: Nội dung hội nghị BCHTW Đảng tháng 11 – 1939? Hội nghị lần thứ VIII BCHTW Đảng ( 5 – 1941)?

+ Nội dung hội nghị BCHTW Đảng tháng 11 – 1939

- Tháng 11 – 1939, dưới sự chủ trì của Nguyễn Văn Cừ, tại Bà Điểm( Hóc Môn, Gia Định).

- Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương lúc này là đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi đại học môn Lịch sử (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w