1. Sự đóng cặn:
- Trong qua trình bốc hơi cùng với sự tăng nồng độ chất khô, thì nồng độ các chất phi đường hòa tan trong dịch đường cũng tăng lên. Khi tăng lên vượt quá mức bão hòa thì một phần chất hòa tan sẽ tách ra dưới dạng tinh thể bám vào bề mặt truyền nhiệt.
Cặn thường phát sinh nhiều ở bề mặt truyền nhiệt, nơi tiếp xúc trực tiếp với dung dịch. Vì vậy trong thiết bị bốc hơi ống chùm, cặn thường tập trung ở phía dưới ống truyền nhiệt nhiều hơn phía trên. Nồng độ nước đường càng đậm đặc thì cặn tạo thành càng nhiều, nên cặn ở bình bốc hơi sau nhiều hơn bình bốc hơi trước.
Muối photphat canxi, muối canxi của các acid hữu cơ có độ hòa tan nhỏ nhất nên tách thành cặn đầu tiên, do đó thành phần cặn ở những nồi đầu chủ yếu là cặn của những loại muối này, cặn này thường mềm xốp. Vì vậy mà các bình bốc hơi đầu cặn dễ tẩy rửa hơn những bình bốc hơi sau. Thành phần cặn của các bình bốc hơi sau chủ yếu là các muối CaSO4, CaSiO4, CaSO3, CaC2O4, … cứng khó tẩy rửa.
Định kỳ tiến hành vệ sinh bình bốc hơi bằng cách: Pha dung dịch gồm NaOH vảy và Na2CO3 theo tỉ lệ 3:1, rồi bơm vào bình bốc hơi. Tiến hành nấu trong thời gian 8÷10 giờ (mục đích làm mềm cặn). Cho hóa chất trở lại thùng chứa để tận dụng lần sau. Mở nước làm nguội bình xong, mở nắp cửa người chui và dùng máy thông rửa từng ống truyền nhiệt cho đến sạch cặn.
3. Biện pháp ngăn ngừa sự tạo cặn:
- Chất lượng vôi đưa vào sản xuất phải đảm bảo chất lượng tốt, có hàm lượng CaO hữu hiệu ≥ 80%.
- Bổ sung hàm lượng P2O5 vào nước mía hỗn hợp phải đạt theo chỉ tiêu yêu cầu. - Khống chế tốt nhiệt độ ở các lần gia nhiệt.
- Theo dõi và điều chỉnh đảm bảo chất lượng chè sau lắng, lọc được tốt và ổn định. - Khống chế mức dung dịch, áp suất, nhiệt độ trong các bình bốc hơi luôn ổn định và đạt theo chỉ tiêu kỹ thuật.