Thuyết minh quy trình công nghệ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế nhà máy đường Công ty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam (Trang 32 - 35)

- Syrô từ quá trình bốc hơi được đưa vào 3 thùng chứa (thùng cao vị) cung cấp nguyên liệu nấu đường cho 2 nồi mẻ A.

3. Thuyết minh quy trình công nghệ

Đường thô là sản phẩm trung gian và là nguyên liệu của nhà máy đường tinh luyện, được hồi dung thành dung dịch và được bơm vào thùng phản ứng. Tai bồn phản ứng, sữa vôi, H3PO4, Talofloc được đưa vào nhằm tách cặn và tẩy trắng. Cặn bùn được đưa qua thiết bị lọc bùn, nước đường trong đưa sang thiết bị trao đổi ion bằng resin hoạt tính nhằm loại bỏ chất màu làm đường trắng hơn. Dung dịch đường trắng được đưa vào hệ thống nấu đường 03 hệ R1, R2, R3 qua các công đoạn nấu, trợ tinh, ly tâm. Đường sau khi ly tâm qua thiết bị sấy đến độ ẩm yêu cầu được đưa sang sàng phân loại hạt. Sau đó được cân, đóng bao và bảo quản.

Đây là quy trình công nghệ tiên tiến, sản phẩm đường có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các nhà máy nước giải khát, sữa đặc có đường. Đặc biệt để tẩy trắng nước mía, công nghệ này không sử đụng lưu huỳnh để đốt sinh khí SO2 gây ô nhiểm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe…

Đường thô từ 4 máy ly tâm mẻ A đem hồi dung đến nhiệt độ 65-700C rồi tiếp tục gia nhiệt đến nhiệt độ 85-900C. Sau đó, hỗn hợp được đưa vào bồn phản ứng. Bồn phản ứng gồm có 3 ngăn.

+ Ngăn 1: vôi, axit H3PO4 (300-350ppm/kl đường thô) và talofloc(chất tẩy màu, 200-300ppm/kl đường thô); pH=7-7,2

+ Ngăn 2: khuấy trộn hỗn hợp phản ứng

+ Ngăn 3: cho chất trợ lắng taloflote(10-20ppm/kl đường thô) vào làm các tạp chất kết tủa lắng xuống hoàn toàn hơn.

Lúc này, độ màu giảm từ 1000→500 Icumsa.

Hỗn hợp từ ngăn 3 được bơm thiết bị lắng talo rồi qua lọc trao đổi ion. Nhờ than hoạt tính mà các chất kết tủa bị giữ lại.

+ Lọc lần 1: 500→200 Icumsa + Lọc lần 2: ≤200 Icumsa

Đường thô Sữa vôi

H3PO4

Trao đổi ion và tẩy màu Bồn phản ứng Lắng Talo Dung dịch lắng Lọc qua giấy thấm (DBF ) Talofoc wax Taloflote 100 Váng bọt đường Lọc bùn 3 cấp Hồi dung Ly tâm Trợ tinh Váng bọt Nước ngọt

Hình 10. Quy trình công nghệ tinh luyện đường Dung dịch đường tinh luyện được đem đi nấu lại như sau:

Mật R1 Đường tinh luyện R1

Đường tinh luyện R2 Nấu R2 Trợ tinh R1 Ly tâm R1 Trợ tinh R2 Ly tâm R2 Mật R2 Nấu R3 Nấu R1

Hình 11. Quy trình công nghệ nấu đường tinh luyện

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế nhà máy đường Công ty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w