Vào mùa khô tại Bàu Chim, các ô mẫu ứng được thiết lập cho hai nghiệm thức mật độ Mai dương mọc dày và thưa. Ở mật độ Mai dương mọc dày tương ứng với
độ bao phủ của cây Mai dương trong ô mẫu 1m2 lớn hơn 70% thì hiện trạng cây Mai dương mọc phủ kín toàn bộ khu vực, cây mọc thành bụi, thân cây cao và to khỏe, lấn át các loài thực vật khác. Ở các ô mẫu khu vực Mai dương mọc dày, cây Mai dương mọc chung với các loài thực vật khác như Lắt léo (Rottboellia cochinchinensis (Lour.) Clayton), Diếc không cuống (Alternanthera sessilis (L.) A. DC.), Răm nước (Polygonum hydropiper (L.) Delarbre)….
Ở mật độ Mai dương mọc thưa tương ứng với độ bao phủ của cây Mai dương trong ô mẫu 1m2 từ 10% - 30% thì số lượng cây Mai dương ít hơn so với mật độ cây Mai dương mọc dày, có một số loài thực vật điển hình như Lác hến (Actinoscirpus grossus (L.f.) Goetgh. & D.A.Simpson), U du (Cyperus digitatus Roxb.), Cỏ chỉ (Cynodon dactylon (L.) Pers)…mọc cùng với cây Mai dương, tại đây xuất hiện dấu chân của Bò rừng, Lợn rừng đến tìm kiếm nguồn nước và thứcăn.
Tại khu vực Trạm cơ động 2, các ô mẫu được thiết lập ứng với mật độ không có Mai dương vì nơi đây là khu vực đất ngập nước không có sự xuất hiện của cây Mai dương mà chỉ có một số loài thực vật khác sinh trưởng và phát triển như Mồm mỡ (Hymenachne acutigluma (Steud.) Gilliland), Nghể lông (Persicaria pulchra
(Blume) Sojak), Lác đẹp (Cyperus pulcherimus Willd. ex Kunth.).
Vào mùa mưa, ở khu vực Mai dương mọc dày, khi nước ngập cao từ 1,2 – 1,5m, các loài thực vật khác như Mồm mỡ (Hymenachne acutigluma (Steud.) Gilliland), trên mặt nước thì Bèo tai chuột (Salvinia cucullata Roxb.) tạo thành bè nổi. Khi nước rút xuống, mặt đất còn mềm, cả bè nổi này chết hết bao trùm lên cây Mai dương to. Đa số cành nhánh của cây Mai dương ngã rạp xuống tuy không nằm sát mặt đất và từ những nhánh này ở mỗi nách lá sẽ mọc một tược thẳng đứng lên. Có những nhánh Mai dương dài tiếp xúc với mặt đất hoặc lớp rễ chứa nhiều mùn của thực vật nổi đã chết sẽ mọc rễ như thân nằm.
Ở khu vực Mai dương mọc thưa, nước ngập sâu 30 – 40cm, các loài thực vật tạo thành bè nổi che kín mặt nước, chiếm ưu thế có Lác hến (Actinoscirpus grossus
(L.f.) Goetgh. & D.A.Simpson), Cú bạc đầu (Cyperus leucocephalus Retz.), nơi nước ngập sâu 70 – 80cm còn có thêm một số loài thực vật khác như Cỏ chỉ
Ở khu vực không có Mai dương, nước ngập sâu 60 – 70cm thì Mồm mỡ
Hymenachne acutigluma (Steud.) Gilliland cao hơn 1,2m và Lúa ma (Oryza rufipogon Griff.) chiếm ưu thế, những nơi ngập sâu 40cm còn có thêm một số loài khác như Cỏ bắc (Leersia hexandra Sw.), Răm nước (Polygonum hydropiper (L.) Delarbre), Rau dừa (Ludwigia adscendens (L.) Hara), nơi ngập sâu 50cm có Cỏ bắc (Leersia hexandra Sw.) và Mồm mỡ (Hymenachne acutigluma (Steud.) Gilliland) cao khoảng 1,1m.
Bảng 3.3. Sinh khối khô trung bình (g/m 2) và thành phần loài trên mặt đất trong các ô mẫu mùa khô và mùa mưa.
Tên khoa học Tên thông thường
Sinh khối trung bình mùa khô (g/m2)
Sinh khối trung bình mùa mưa (g/m2) Dày Thưa Không Dày Thưa Không
Aizoaceae Họ Rau đắng đất
1. Glinus lotoides L. 1. Rau đắng lông 0,035 0,01
Amaranthaceae Họ Dền
2. Alternanthera sessilis (L.) A. DC. 2. Diếc không cuống 0,38 3,10 0,01
Araceae Họ Môn
3. Pistia stratiotes L. 3. Bèo cái 1,73
Asteraceae Họ Cúc
4. Grangea maderaspatana(L.) Poir 4. Rau cóc 0,04
5. Eclipta prostrata (L.)L. 5. Cỏ mực 0,89
Azollaceae Họ Bèo dâu
6. Azolla pinnata R. Br. 6. Bèo hoa dâu
Convolvulaceae Họ Bìm bìm
7. Aniseia martinicensis (Jacq.) Choisy 7. Rau kìm 0,03 0,63 < 0,01 8. Merremia hederacea (Burm.f.) Hallier f. 8. Hắc sửu < 0,01 0,01
Cyperaceae Họ Cói
9. Actinoscirpus grossus (L.f.) Goetgh. & D.A.Simpson 9. Lác hến 77,33 1,46 36,80
10. Cyperus digitatus Roxb. 10. U du thưa 5,04 15,00 1,53
11. Fimbristylis griffithii Boeck. 11. Mao thư Griffthii < 0,01 0,03 2,65 12. Cyperus pulcherimusWilld. Ex Kunth. 12. Lác đẹp 29,85
Tên khoa học Tên thông thường
Sinh khối trung bình mùa khô (g/m2)
Sinh khối trung bình mùa mưa (g/m2
) Dày Thưa Không Dày Thưa Không
13. Cyperus leucocephalus Retz. 13. Cú bạc đầu 2,14 57,67
14. Cyperus compactus Retz. 14. Lác ba đào 1,25
15. Cyperus sp. 15. Lác 2,87
Euphorbiaceae Họ Thầu dầu
16. Sauropus heteroblastus Airy-Shaw 16. Bồ ngót 2,28
17. Phyllanthus urinaria L. 17. Chó đẻ 0,18
18. Hymenocardia punctata Wall. ex Lindl. 18. Mạc tâm 0,12
Fabaceae Họ Đậu
19. Aeschynomene indica L. 19. Điền ma < 0,01
20. Mimosa pigra L. 20. Mai dương 2977 658,38 3430,87 173,87
Lecythiadaceae Họ Lộc vừng
21. Barringtonia acutangula (L.) Gaertn. 21. Lộc vừng 2,03 0,03 0,07 0,25
Moraceae Họ Dâu tằm
22. Ficus sp1. 22. Sung 0,73
23. Ficus sp2. 23. Sung 0,48
Onagraceae Họ Rau mương
24. Ludwigia adscendens (L.) Hara 24. Rau dừa 0,02 0,05 1,09 0,81
Poaceae Họ Hòa thảo
25. Rottboellia cochinchinensis (Lour.) Clayton 25. Lắt léo 23,96 451 199,13
26. Cynodon dactylon (L.) Pers 26. Cỏ chỉ 0,52 36,18 0,35 0,01 5,80 27. Panicum trichoides Swartz. 27. Kê tóc 0,12
Tên khoa học Tên thông thường
Sinh khối trung bình mùa khô (g/m2)
Sinh khối trung bình mùa mưa (g/m2
) Dày Thưa Không Dày Thưa Không
28. Panicum sp. 28. Kê 3,89
29. Leersia hexandra Sw. 29. Cỏ băc 8,13 8,40 0,03 1,62 33,95
30. Hymenachne acutigluma (Steud.) Gilliland 30. Mồm mỡ 5,67 725,02 16,76 1075,53
31. Oryza rufipogon Griff. 31. Lúa ma 1,33
Polygonaceae Họ Rau răm
32. Polygonum hydropiper (L.) Delarbre 32. Răm nước 0,12 4,95 0,93
33. Persicaria pulchra (Blume) Sojak 33. Nghể lông 3,99
Pontederiaceae Họ Lục bình
34. Eichhornia crassipes (Maret) Solm. 34. Lục bình 2,87
Rubiaceae Họ Cà phê
35. Morinda citrifolia L. 35. Nhàu nước 0,30
Salviniaceae Họ Bèo tai chuột
36. Salvinia cucullata Roxb. 36. Bèo tai chuột 46,31 35,51
Scrophulariaceae Họ Hoa mõm sói
37. Limnophyla aromatica (Lam.) Merr. 37. Rau om < 0,01 0,08
Utriculariaceae Họ Nhĩ cán
38. Utricularia aurea Lour 38. Nhĩ cán vàng
Kết quả nghiên cứu thành phần loài trên mặt đất đã thu được 38 loài thuộc 32 chi, 19 họ thực vật. Trong đó số loài thuộc họ Poaceae (7 loài) và Cyperaceae (7 loài) là nhiều nhất.
3.2.2. Phân tích kết quả khảo sát
Độ giàu loài (Species richness)
Hình 3.8. Biểu đồ số loài trung bình/m2 trên mặt đất ở ba mật độ Mai dương dày, thưa và không có Mai dương vào mùa khô và mùa mưa.
Kết quả Hình 3.8. cho thấy vào mùa khô, số loài trung bình/m2 ở mật độ thưa là cao nhất là 6,53 loài/m2, ở mật độ không có Mai dương có số loài thấp nhất là 3,40 loài/m2. Phân tích ANOVA test cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở cả ba mật độ vào mùa khô (P = 0,000), trong đó số loài trung bình/m2 ở mật độ Mai dương thưa và không có Mai dương, số loài trung bình/m2 ở mật độ Mai dương thưa và Mai dương dày có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, số loài trung bình/m2 ở mật độ Mai dương dày và không có Mai dương lại không khác nhau.
Vào mùa mưa, số loài trung bình/m2
ở mật độ không có Mai dương cao nhất là 2,73 loài/m2, ở mật độ Mai dương dày có số loài thấp nhất là 2,40 loài/m2. Phân tích ANOVA test cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở cả ba mật độ vào mùa mưa (P = 0,687).
Số loài trung bình/m2 ở mật độ dày vào hai mùa có sự khác biệt có ý nghĩa (P= 0,0001), số loài trung bình/m2 ở mật độ thưa vào hai mùa có sự khác biệt có ý
nghĩa (P = 0,000), số loài trung bình/m2 ở mật độ không có Mai dương vào hai mùa không có sự khác biệt có ý nghĩa (P = 0,111).
Chỉ số đa dạng sinh học loài H’ (Shannon – Weiner index)
Hình 3.9. Biểu đồ giá trị trung bình chỉ số H’ các loài trên mặt đất ở ba mật độ Mai dương dày, thưa và không có Mai dương vào mùa khô và mùa mưa.
Từ Hình 3.9. cho thấy vào mùa khô mật độ Mai dương dày có độ đa dạng loài thấp nhất và có sự phân bố cá thể ít đồng đều nhất do có giá trị H’ trung bình thấp nhất (0,08), mật độ Mai dương thưa có độ đa dạng loài cao nhất và có sự phân bố cá thể đồng đều nhất do có giá trị H’ trung bình cao nhất (0,64). Phân tích ANOVA test cho thấy có một sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các chỉ số đa dạng loài trên ba mật độ Mai dương dày, thưa và không có Mai dương (P = 0,00).
Vào mùa mưa, mật độ Mai dương dày có độ đa dạng loài thấp nhất và có sự phân bố cá thể ít đồng đều nhất do có giá trị H’ trung bình thấp nhất (0,07), mật độ Mai dương thưa có độ đa dạng loài cao nhất và có sự phân bố cá thể đồng đều nhất do có giá trị H’ trung bình cao nhất (0,37). Phân tích ANOVA test cho thấy có một sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các chỉ số đa dạng loài trên ba mật độ Mai dương dày, thưa và không có Mai dương (P = 0,002), trong đó chỉ số đa dạng loài giữa mật độ Mai dương dày và thưa, chỉ số đa dạng loài giữa mật độ Mai dương
thưa và không có Mai dương có sự khác biệt có ý nghĩa, còn chỉ số đa dạng loài giữa mật độ dày và không có Mai dương thì không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Chỉ số đa dạng loài ở mật độ dày vào hai mùa không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,61), chỉ số đa dạng loài ở mật độ thưa vào hai mùa không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,10), chỉ số đa dạng loài ở mật độ không có Mai dương vào hai mùa không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,56).
Chỉ số cân bằng E (Evenness index)
Hình 3.10. Biểu đồ giá trị trung bình chỉ số cân bằng trên mặt đất ở ba mật độ Mai dương dày, thưa và không có Mai dương vào mùa khô.
Kết quả Hình 3.10. cho thấy vào mùa khô mật độ Mai dương thưa có độ cân bằng loài cao nhất so với hai mật độ còn lại do có giá trị E cao nhất (0,34), mật độ Mai dương dày có độ cân bằng loài thấp nhất so với hai mật độ còn lại do có E thấp nhất (0,06). Phân tích ANOVA test cho thấy có một sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các chỉ số cân bằng loài trên ba mật độ Mai dương dày, thưa và không có Mai dương (P = 0,0006), trong đó chỉ số cân bằng loài giữa mật độ Mai
dương dày và thưa, chỉ số cân bằng loài giữa mật độ Mai dương dày và không có Mai dương có sự khác biệt có ý nghĩa, còn chỉ số cân bằng loài giữa mật độ thưa và không có Mai dương thì không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Vào mùa mưa, mật độ Mai dương thưa có độ cân bằng loài cao nhất so với hai mật độ còn lại do có giá trị E cao nhất (0,37), mật độ Mai dương dày có độ cân bằng loài thấp nhất so với hai mật độ còn lại do có E thấp nhất (0,11). Phân tích ANOVA test cho thấy có một sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các chỉ số cân bằng loài trên ba mật độ Mai dương dày, thưa và không có Mai dương (P = 0,0045), trong đó chỉ số cân bằng loài giữa mật độ Mai dương dày và thưa có sự khác biệt có ý nghĩa, còn chỉ số cân bằng loài giữa mật độ thưa và không có Mai dương, chỉ số cân bằng loài giữa mật độ Mai dương dày và không có Mai dương thì không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Chỉ số đa dạng loài ở mật độ dày vào hai mùa không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,34), chỉ số cân bằng loài ở mật độ thưa vào hai mùa không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,77), chỉ số cân bằng loài ở mật độ không có Mai dương vào hai mùa không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,79).
Chỉ số tương đồng SI (Sorensen index)
Bảng 3.4. Chỉ số tương đồng thành phần loài trên mặt đất giữa ba mật độ Mai dương dày, thưa và không có Mai dương vào mùa khô và mùa mưa.
Chỉ số SI Mùa khô Mùa mưa
Mật độ dày và thưa 52,94% 41,67%
Mật độ dày và không có Mai dương 50,00% 21,05% Mật độ thưa và không có Mai dương 35,71% 31,58%
Kết quả Bảng 3.4. cho thấy vào mùa khô thành phần loài ở mật độ Mai dương dày và thưa có độ tương đồng cao nhất (52,94%) còn thành phần loài ở mật độ Mai dương thưa và không có Mai dương có độ tương đồng thấp nhất (35,71%).
Vào mùa mưa, thành phần loài ở mật độ Mai dương dày và thưa có độ tương đồng cao nhất (41,67%) còn thành phần loài ở mật độ Mai dương dày và không có độ tương đồng thấp nhất (21,05%).
3.3. Ngân hàng hạt trong đất
3.3.1. Thành phần loài thực vật trong các ô mẫu
Đối với thành phần loài ngân hàng hạt đã thu nhận được 51 loài thuộc 37 chi, 18 họ thực vật, trong đó số loài thuộc họ Cyperaceae (12 loài) và Poaceae (9 loài) là nhiều nhất.
Trong đó có những loài xuất hiện trong ngân hàng hạt mà không hiện diện trên mặt đất như Rau đắng lông (Glinus lotoides L.), Loài thuộc họ Asclepiadaceae, Tàu bay (Crassocephalum crepidioides Benth.), Cải trời (Blumea oxyodonta DC.), Vòi voi (Heliotropium indicum L.), Chân lằn (Coldenia procumbens L.), Mao thư (Fimbristylis tomentosa Vahl ), Mao thư (Fimbristylis trichophylla Ridl.), U du cao (Cyperus cf. exaltatus Retz.), Cú móc (Cyperus squarrosus L.), Mao thư thu (Fimbristylis aetivalis (Retz)Vahl.), Cỏ lá hẹ (Blyxa sp.), Kê lá ngắn (Panicum brevifolium L.), Cỏ san (Paspalum commersoni Lamk.), Cỏ đuôi chồn (Setaria parviflora (Poir.) Kuergelen.), Ficus sp3., Ficus sp4., Rau mương đứng (Ludwigia octovalvis (Jaccq.) Raven), An điền hai hoa (Hedyotis biflora (L.) Lam.), Loài thân thảo, Tô liên (Torenia sp1.), Lữ đằng (Torenia sp1.), Cam thảo nam (Scoparia dulcis L.), Tường anh (Parietaria debilis Forst.).
Bảng 3.5. Số lượng hạt trung bình (hạt/m2) và thành phần loài ngân hàng hạt trong các ô mẫu mùa khô và mùa mưa.
Tên khoa học Tên thông thường
Số lượng hạt trung bình mùa khô (hạt/m2)
Số lượng hạt trung bình mùa mưa (hạt/m2
) Dày Thưa Không Dày Thưa Không
Aizoaceae Họ Rau đắng đất
1. Glinus lotoides L. 1. Rau đắng lông 25 115 22 136 82 25
2. Glinus oppositifolius (L.) DC. 2. Rau đắng đất 3
Amaranthaceae Họ Dền
3. Alternanthera sessilis (L.) A. DC. 3. Diếc không cuống 6 13 68 25
Asclepiadaceae Họ Thiên lý
4. Loài dây leo 4. Loài dây leo 2
Asteraceae Họ Cúc
5. Grangea maderaspatana (L.) Poir 5. Rau cóc 5 3 2 144 51
6. Eclipta prostrata (L.) L. 6. Cỏ mực 2 3 3
7. Crassocephalum crepidioides Benth. 7. Tàu bay 3 3
8. Blumea oxyodonta DC. 8. Cải trời 3
Boraginaceae Họ Bìm bìm
9. Heliotropium indicum L 9. Vòi voi 11 30
10. Coldenia procumbens L. 10. Chân lằn 3
Cyperaceae Họ Cói
11. Cyperus digitatus Roxb. 11. U du thưa 8 170 190 88
12. Fimbristylis tomentosa Vahl 12. Mao thư 3 3 13. Fimbristylis trichophylla Ridl. 13. Mao thư 10
Tên khoa học Tên thông thường
Số lượng hạt trung bình mùa khô (hạt/m2)
Số lượng hạt trung bình mùa mưa (hạt/m2) Dày Thưa Không Dày Thưa Không
14. Cyperus leucocephalus Retz. 14. Cú bạc đầu 8 2
15. Cyperus squarrosus L. 15. Cú móc 19 17 48 110 14
16. Fimbristylis aetivalis(Retz)Vahl. 16. Mao thư thu 10 374 334 8
17. Cyperus pulcherimus Willd. Ex Kunth. 17. Lác đẹp 8 2 14 3 8
18. Scirpus grossus L.f 18. Lác hến 9
19. Cyperus halpan L. 19. Cú cơm 37
20. Fimbristylis griffthii Boeck. 20. Mao thư griffthii 3
21. Fimbristylis miliacea (L.) Vahl. 21. Cỏ chác 3
22. Cyperus sp. 22. Lác 2 42 8
Datiscaceae Họ Tung
23. Tetrameles nudiflora R. Br. 23. Tung 8
Euphorbiaceae Họ Thầu dâu
24. Phyllanthus urinaria L. 24. Chó đẻ 29 17
25. Croton hirtus L’Helrit. 25. Cù đèn lông 3
Fabaceae Họ Đậu
26. Mimosa pigra L. 26. Mai dương 95 119 12 124 110 8
Hydrocharitaceae Họ Thùy thảo
27. Blyxa sp. 27. Cỏ lá hẹ 6
Lecythiadaceae Họ Lộc vừng
Tên khoa học Tên thông thường
Số lượng hạt trung bình mùa khô (hạt/m2)
Số lượng hạt trung bình mùa mưa (hạt/m2) Dày Thưa Không Dày Thưa Không
Moraceae Họ Dâu tằm
29. Ficus sp3. 29. Sung 3
30. Ficus sp4. 30. Sung 3 3
Onagraceae Họ Rau mương
31. Ludwigia adscendens (L.) Hara 31. Rau dừa 8 6 3
32. Ludwigia octovalvis (Jaccq.) Raven 32. Rau mương đứng 20 199 3 70 144 11
Poaceae Họ Hòa thảo
33. Rottboellia cochinchinensis (Lour.) Clayton 33. Lắt léo 14 75 31 269 3
34. Panicum trichoides Swartz. 34. Kê tóc 17 501 51 17
35. Leersia hexandra Sw. 35. Cỏ bắc 2 6
36. Hymenachne acutigluma (Steud.) Gilliland 36. Mồm mỡ 10 7 290 224
37. Paspalum commersoni Lamk. 37. Cỏ san 5 2
38. Cynodon dactylon (L.) Pers 38. Cỏ chỉ 6
39. Setaria parviflora (Poir.) Kuergelen. 39. Cỏ đuôi chồn 6
40. Oryza rufipogon Griff. 40. Lúa ma 3