Tính trị số trung bình của các chỉ số sinh học bằng Microsoft Excel 2007. Sử dụng phần mềm Statgraphics 15.1 để so sánh các trị số trung bình bằng phương pháp ANOVA test.
Phân tích định lượng các chỉ số sinh học[24]
Độ giàu loài (Species Richness) là số lượng loài phát hiện thấy trong quần thể thực vật của hiện trường nghiên cứu.
Chỉ số đa dạng sinh học loài H’ (Shannon Weiner index)
Tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của hai yếu tố là thành phần số lượng loài và tính đồng đều phân bố trong mỗi loài.
Phương trình tính toán (Shannon và Weiner, 1963) H’= - ∑ {S Ni/N} ln {Ni/N}
i=1
Trong đó: H’ = Chỉ số đa dạng sinh học H’. Ni = Số lượng cá thể/ IVI của loài thứ i.
N = Tổng số lượng cá thể/IVI của tất cả các loài trong hiện trường.
Trong một số trường hợp, chỉ số H’ có thể được tính dựa vào sinh khối (W) thay cho số cá thể Ni hay IVI như trên.
H’ = - ∑ {S Wi/W} ln {Wi/W}
i=1
Trong đó: H’ = Chỉ số đa dạng sinh học H’. Wi = Sinh khối của loài thứ i.
W= Tổng sinh khối của tất cả các loài thu được trên hiện trường.
Chỉ số cân bằng E (Evenness index)
Chỉ số cân bằng E cung cấp thông tin về loài hiếm, loài phổ biến trong một quần xã. Khả năng định lượng đa dạng theo cách này là một công cụ quan trọng để xác định cấu trúc của quần xã.
E = H' Hmax
Trong đó: E = Chỉ số cân bằng E (khoảng 0 – 1, E = 1 là độ đồng đều cao nhất). Hmax = lnS chỉ số đa dạng loài tối đa.
H’ = Chỉ số đa dạng loài.
Chỉ số tương đồng (Sorensen Index – SI) SI = 2C/ (A+B)
Trong đó: C = Số lượng loài cùng xuất hiện ở hai quần thể A và B. A = Số lượng loài của quần thể A.
B = Số lượng loài của quần thể B.
Chỉ số giá trị quan trọng (Importance Value Index – IVI)
Chỉ số giá trị quan trọng IVI áp dụng để biểu thị cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật.
Tần xuất của loài A= Số ô mẫu mà loài A xuất hiện
Tổng số ô mẫu x 100 Tần xuất tương đối của loài A = Tần xuất của loài A
Tổng tần xuất các loàix 100 Mật độ tương đối của loài A = Số cá thể loài A
Tổng số cá thể các loàix100 IVI = Tần xuất tương đối + Mật độ tương đối [18, tr.92].