Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An (Trang 29 - 32)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.4. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực

nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình hoạt động kinh tế quốc tế, ra đời và phát triển có tính tất yếu, lâu dài cùng với xu thế toàn cầu hoá về kinh tế. Đó là vì nó có vai trò, vị trí quan trọng đối với sự phát triển và lợi ích của vùng lãnh thổ, địa phương và quốc gia tiếp nhận đầu tư.

1.2.4.1 Bù đắp sự thiếu hụt về vốn đầu tư phát triển

Vốn FDI cung cấp vốn bổ sung cho địa phương để bù đắp sự thiếu hụt của nguồn vốn ngân sách của địa phương đó trong đầu tư phát triển. Hầu hết các địa phương trong cả nước, nhất là các địa phương chậm phát triển về công nghiệp đều có nhu cầu về vốn để thực hiện công nghiệp hoá. Thực tế ở nhiều địa phương đi đầu trong công nghiệp hóa, mà nổi bật là các tỉnh và thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Thái Nguyên, tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa, nhờ có FDI đã giải quyết một phần khó khăn về vốn, nên đã bước đầu thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá địa phương. Đặc biệt vốn FDI là vốn của doanh nghiệp, không phải là vốn của Chính phủ, nên không làm tăng nợ Chính phủ cũng như địa phương. Vốn FDI góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của địa phương tiếp nhận vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu ngoại tệ từ xuất khẩu và thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ.

1.2.4.2 Chuyển giao công nghệ

Thông qua các dịch chuyển vốn FDI mà tạo điều kiện cho các địa phương tiếp nhận vốn FDI có thể tiếp thu được kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài. Cùng với việc cung cấp vốn là kỹ thuật, qua giải ngân vốn FDI, các công ty (mà chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia) đã chuyển giao kỹ thuật công nghệ từ các nước phát triển sang nước tiếp nhận vốn nói chung và địa phương tiếp nhận vốn nói riêng,

thông qua hoạt động dịch chuyển vốn FDI, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện tương đối nhanh và thuận tiện cho địa phương tiếp nhận vốn FDI và chủ đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài đứng ra điều hành dự án và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh nên họ phải lựa chọn được những công nghệ thích hợp và tương đối tiên tiến cũng như mang theo những kinh nghiệm quản lý thành công của họ ở nơi khác đến địa phương tiếp nhận vốn FDI và vận dụng sao cho phù hợp.

Mặc dù sự chuyển giao này còn nhiều mặt hạn chế do những yếu tố chủ quan và khách quan chi phối, song điều không thể phủ nhận là chính nhờ có sự chuyển giao này mà các địa phương có được kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và năng lực marketing, đội ngũ lao động được đào tạo, bồi dưỡng về nhiều mặt.

1.2.4.3 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương

Việc thực hiện vốn FDI tạo thuận lợi cho các địa phương tiếp nhận vốn được huy động từ các nguồn vốn khác nhau, đưa vào hoạt động kinh doanh, giúp cho địa phương đó sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn, mở rộng tích luỹ và góp phần vào việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều địa phương khác cho thấy, địa phương nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài sớm, trên cơ sở phát huy nội lực của các nhân tố bên trong thì địa phương đó tạo được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

1.2.4.4 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương

Thực hiện giải ngân vốn FDI là thực hiện chuyển giao khoa học công nghệ sẽ tác động mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu ngành, cơ cấu kỹ thuật, cơ cấu sản phẩm và lao động sẽ được biến đổi theo chiều hướng tiến bộ. Thông qua thực hiện vốn FDI góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế ngành và kinh tế vùng theo hướng công nghiệp hoá và đưa nền kinh tế

phân công lao động quốc tế một cách mạnh mẽ. Mặc dù tỷ trọng của vốn FDI trong tổng số vốn đầu tư ở một số địa phương có thể không cao nhưng nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư tài sản cố định ở một số ngành quan trọng của địa phương đó. Đối với những địa phương mới công nghiệp hoá, đầu tư của các công ty đa quốc gia thường tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo và một số ngành công nghiệp lắp ráp có trình độ công nghệ tương đối cao góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở địa phương. Do đó, dịch chuyển vốn FDI làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

1.2.4.5 Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương

Thông qua thực hiện vốn FDI, sẽ tạo ra các doanh nghiệp mới hoặc mở rộng qui mô của các doanh nghiệp công nghiệp hiện có, từ đó tạo ra công ăn việc làm cho một số lớn người lao động. Thực ra đây là một tác động kép: tạo thêm công ăn việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao động, từ đó tạo điều kiện tăng tích luỹ ở địa phương. Tuy nhiên, sự đóng góp của FDI thông qua giải ngân vốn FDI đối với việc làm còn phụ thuộc vào chính sách và khả năng kỹ thuật của địa phương đó.

Ngoài ra, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số tác động khác đến địa phương nhận đầu tư như: Đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu của ngân sách địa phương thông qua việc nộp các loại thuế, tiền cho thuê đất...; dịch chuyển vốn FDI giúp các địa phương nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trường trong khu vực và trên thế giới.

Khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục thu hút và sử dụng nhiều hơn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 xác định: “có chính sách thu hút và sử dụng tư bản nước ngoài đầu tư vào nước ta, trước hết vào lĩnh vực sản xuất, dưới nhiều hình thức”. Như vậy, Đảng ta đã

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w