Đánh giá hiện trạng quản lý rác sinh hoạt và đề ra giải pháp nâng cao

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh hoạt tại huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 53)

b. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

4.3.Đánh giá hiện trạng quản lý rác sinh hoạt và đề ra giải pháp nâng cao

hiệu quả: quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt tại huyện Thoại Sơn:

4.3.1. Đối với rác sinh hoạt hộ dân tại khu vực thị trấn:

y Đánh giá hiện trạng: hàng ngày, rác sinh hoạt được người dân đưa ra trước nhà ngay sát lề đường (có hộ dân bỏ và có hộ không bỏ vào thùng rác). Do rác sinh hoạt được các hộ dân đưa ra cập lề đường trước khi xe đến lấy đã làm mất vẽ mỹ quan cũng như ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.

™ Nguyên nhân:

- Các hộ dân không có trang bị dụng cụ chứa rác.

Khảo sát thực tế tại 3 thị trấn (Phú Hòa, Núi Sập, Óc Eo) về dụng cụ chứa rác sinh hoạt của các hộ dân, xác định được đa số các hộ dân không có dụng cụ chứa rác. Vì không có trang bị dụng cụ để chứa rác nên có rác phát sinh, thì họ bỏ vào túi nylon bỏ ngay lề đường để xe thu gom đẩy tay hay xe ép đến lấy. Thậm chí có nhiều hộ dân không có dụng cụ chứa rác, không bỏ rác vào túi nylon mà bỏ rác thẳng ra đường. Hành động này đã gây khó khăn cho công nhân vệ sinh khi thực hiện thu gom, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả thu gom và gây mất vẻ mỹ quan.

- Các hộ dân chưa nắm rõ giờ giấc xe vận hành đến lấy rác. - Nhiều người dân chưa có ý thức về quản lý rác.

™ Giải pháp:

- Thông báo giờ giấc xe vận hành lấy rác trên từng tuyến đường và có âm hiệu riêng để người dân nhận biết đưa rác thải lên xe.

- Tuyên truyền kiến thức về môi trường cho người dân biết, để từ đó có thể nâng cao ý thức về vấn đề quản lý rác cho người dân.

™ Mục đích:

- Nâng cao nhận thức của người dân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.

- Đường xá luôn sạch đẹp đảm bảo vẻ mỹ quan.

4.3.2. Đối với rác sinh hoạt hộ dân tại các xã, ấp thuộc khu vực nông

thôn:

™ Đánh giá hiện trạng:

- Đa số các hộ dân thuộc khu vực nông thôn cách xa các chợ và các thị trấn đều không được thu gom rác.

- Rác ở các khu vực nông thôn chỉ được xử lý qua loa hay đổ trực tiếp xuống kênh rạch hoặc xung quanh nhà, vườn.

™ Nguyên nhân:

- Do thói quen và ý thức ý thức người dân còn kém, và một phần do điều kiện kinh tế khó khăn.

- Do chưa mở rộng được tuyến đường thu gom ở các khu vực nông thôn và do cơ sở hạ tầng còn thiếu kém.

- Do dân cư phân bố không đều gây khó khăn trong việc mở rộng tuyến thu gom và thực hiện thu gom ở các vùng thuộc khu vực nông thôn.

™ Giải pháp:

- Mở rộng tuyến thu gom rác ở các vùng nông thôn, thành lập một tổ thu gom rác sinh hoạt và chịu sự quản lý của chính quyền xã, ấp.

- Thực hiện việc tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức về vấn đề môi trường cho người dân thuộc khu vực nông thôn.

- Tổ thu gom rác được trang bị các phương tiện thu gom phù hợp với các tuyến đường giao thông nông thôn và các vật dụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi...

- Tổ thu gom hoạt động vào khoảng thời gian thích hợp nhất và hiệu quả nhất, trong khoảng thời gian này các công nhân vệ sinh thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong xã, ấp.

- Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi trung chuyển hoặc điểm hẹn đã được quy định sẵn.

- Ngoài ra cần tạo được sự ủng hộ, hưởng ứng của các tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội người cao tuổi...) cùng tham gia vào các phong trào hoạt động gìn giữ, bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức và cách xử lý rác sơ bộ tại các hộ gia đình nếu không thực hiện thu gom được.

4.3.3. Đối với rác sinh hoạt tại các trường học và công sở: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh tại các công sở và trường học chiếm một lượng đáng kể trong tổng khối lượng rác sinh hoạt phát sinh tại huyện Thoại Sơn. Nhưng do các trường và công sở nằm rải rác ở nhiều khu vực khác nhau xa các tuyến giao thông chính và do cơ sở hạ tầng thấp mà xe ép rác không thực hiện thu gom được. Để tránh ô nhiễm môi trường chúng ta cần thực hiện giải pháp sau:

- Tăng cường công tác nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý nhà nước tại các công sở về quản lý rác.

- Lồng ghép nội dung quản lý, bảo vệ môi trường (trong đó có quản lý rác sinh hoạt) vào các môn học khác. Hoặc mở rộng chương trình đào tạo môn học về môi trường ở các cấp học, giúp cho học sinh có kiến thức tốt hơn về môi trường.

- Các trường học muốn có sân trường sạch – đẹp, lớp học sạch sẽ cần thiết phải cho học sinh tham gia lao động như quét rác, lượm rác vào các ngày chủ nhật.

- Cần biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân, công nhân viên chức Nhà nước, giáo viên, học sinh có ý thức tốt trong quản lý rác như: thực hành tiết kiệm giấy, hành động vì môi trường (nhặt rác).

- Ngoài ra nhà trường hay công sở cần phải đầu tư thùng chứa rác. Nếu không có kinh phí để mua thùng chứa rác thì đối với công sở: thực hiện quyên góp tiền đối với các cán bộ trong nội bộ của cơ quan mình mua thùng rác hay cần xé để lưu chứa rác. Đối với trường học: vận động mạnh thường quân, phụ huynh học sinh quyên góp tiền, mở các buổi giao lưu ca nhạc quyên góp tiền để nhà trường mua thùng rác chứa rác.

- Nếu các trường hay công sở không thuộc tuyến thu gom thì có thể tự xử lý bằng cách đốt hoặc chôn sao cho hợp vệ sinh tránh gây ô nhiễm môi trường.

4.3.4. Đối với rác sinh hoạt tại các chợ:

Việc quản lý rác sinh hoạt tại chợ được thực hiện bởi lực lượng ban quản lý chợ, cán bộ quản lý môi trường của các xã, thị trấn. Các công nhân vệ sinh chịu trách nhiệm thu gom rác tại chợ. Khảo sát thực tế tại các chợ: chợ Thoại Sơn (thị trấn Núi Sập), chợ mới Phú Hòa (thị trấn Phú Hòa), Chợ Vĩnh Chánh (xã Vĩnh Chánh), Chợ Tây Bình (xã Vĩnh Trạch). Nhìn chung rác sinh hoạt tại các chợ này đều được thu gom hết sau khi công nhân vệ sinh ban CTCC huyện Thoại Sơn đến thu gom, vận chuyển. Nhưng việc lưu chứa rác hiện nay tại các chợ còn gây ô nhiễm và mất vẽ mỹ quan: rác tập trung về bãi tập kết ngay tại chợ được đổ đóng, tàn lan, rơi vãi xung quanh, nước rác rò rỉ ra môi trường, mùi hôi thối nồng nặc. Các vấn đề ô nhiễm này đã gây khó chịu và bức xúc cho người dân. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nêu trên chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:

- Xây hố xi măng lưu giữ rác sinh hoạt, thể tích hố được tính từ khối lượng rác sinh hoạt chợ phát sinh ra hàng ngày. Xây hố xi măng chứa rác tránh được tình trạng nước rỉ rác chảy ra đường.

- Đầu tư mua các thùng chứa rác loại với số lượng nhiều hơn để chứa được nhiều rác hơn.

- Tại các hố chứa rác chợ được xây dựng phải có bạt nylon che phủ kín, làm giảm ô nhiễm mùi hôi thối sinh ra từ rác cũng như việc sinh sôi ruồi nhặm.

- Thường xuyên vệ sinh hố chứa rác sau mỗi khi xe thu gom lấy rác xong. Vệ sinh bằng cách thủ công như: cọ rửa, dội nước.

- Các cán bộ quản lý môi trường xã, thị trấn; cán bộ quản lý chợ, công nhân vệ sinh thu gom cần phải có sự phối hợp thực hiện quản lý rác sinh hoạt chợ nhiệt tình và có trách nhiệm.

4.3.5. Đối với rác trên đường:

™ Đánh giá hiện trạng: sau giờ công nhân vệ sinh làm việc, lượng rác rơi vãi trên đường còn nhiều gây mất mỹ quan.

™ Nguyên nhân:

+ Các hộ dân khi quét rác vỉa hè trước nhà mình không lấy dụng cụ hốt, đổ vào thùng rác nhà mình hoặc đổ vào thùng rác công cộng mà quét đùa xuống lòng đường gây mất mỹ quan.

+ Nhiều phương tiện giao thông như xe khách,… không trang bị thùng chứa rác trên xe do đó khi có rác là hành khách quăng ngay xuống đường gây mất mỹ quan.

+ Nhiều xe vận chuyển vật liệu xây dựng như đá, cát,… khi lưu thông trên đường lại chở quá đầy, không được che đậy cẩn thận làm cát đá rơi vãi trên đường gây ô nhiễm môi trường và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

+ Thiếu thùng chứa rác công cộng ™ Giải pháp:

- Tăng cường chuyên mục tuyên truyền và phổ biến kiến thức về gìn giữ vệ sinh môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, … cho người dân biết.

- Vận động các hộ dân trang bị thùng chứa rác hợp vệ sinh trong nhà và đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định.

- Bắt buộc các phương tiện giao thông như xe khách, xe buýt,… phải trang bị thùng chứa rác hoặc túi đựng rác.

- Bắt buộc xe vận chuyển vật liệu xây dựng như đá, cát,… khi lưu thông trên đường phải chở đúng tải trọng quy định và phủ bạt.

- Nghiêm cấm tình trạng đổ phế thải, phế liệu bừa bãi trên các lề đường. - Đầu tư mua thùng chứa rác và tăng cường các thùng chứa tại các khu vực quan trọng đồng thời thay thế các thùng chứa rác hư hỏng.

Hình 4.19: Thùng rác công cộng loại 240 lít (hình minh họa).

™ Mục đích:

- Có được nhiều thùng chứa rác tạo điều kiện cho người dân có nơi bỏ rác, từ đó hạn chế được lượng rác rơi vãi trên đường, góp phần giữ gìn đường phố sạch đẹp tăng thêm vẽ đẹp mỹ quan ở các khu vực chợ thị trấn và các khu du lịch của huyện.

- Từng bước tạo được thói quen và nâng cao nhận thức của người dân về việc bỏ rác đúng nơi quy định không bỏ rác bừa bải ra đường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo điều kiện thuận lợi cũng như giảm bớt sự độc hại ô nhiễm cho công nhân trực tiếp làm công tác thu gom rác thải.

4.3.6. Đối với hệ thống thu gom rác sinh hoạt:

™ Đánh giá hiện trạng: hiệu quả thu gom rác sinh hoạt của hộ dân chưa cao (chỉ chiếm 40,4%). Nếu tính riêng các khu vực chợ và các tuyến đường chính, khu vực trọng điểm thì có thể xem là đạt yêu cầu. Nhưng nếu tính chung cho toàn huyện Thoại Sơn thì còn quá thấp, vì còn nhiều hộ dân trên các tuyến đường nhỏ nằm xa các tuyến đường chính và cặp các con sông, kênh rạch thuộc các xã, ấp, tổ thuộc khu vực nông thôn vẫn chưa được thu gom.

™ Nguyên nhân:

- Các hộ dân chưa hiểu rõ về vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường. - Ý thức của nhiều hộ dân kém.

- Do chưa mở rộng được tuyến thu gom.

- Thiếu hỗ trợ có kinh phí để tổ chức thu gom (thu không đủ chi). ™ Giải pháp:

- Tăng cường chuyên mục tuyên truyền và phổ biến kiến thức về gìn giữ vệ sinh môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, … cho người dân biết.

- Mở rộng phạm vi thu gom rác xuống các địa bàn dân cư bằng các loại xe phù hợp với từng địa phương, từng vùng,…

- Đối với các hộ sống trên ghe, tàu,… bắt buộc phải trang bị các thùng chứa rác (nghiêm cấm vứt rác xuống sông, kênh rạch,…).

- Đối với các hộ sống ven kênh rạch, sông,…cũng nên trang bị cho nhà mình các dụng cụ chứa rác phù hợp để chứa rác, tránh bỏ rác xuống lòng kênh rạch nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước góp phần bảo vệ môi trường khu vực vì nguồn nước nơi đây cũng chính là nguồn nước sinh hoạt của bà con.

- Hỗ trợ kinh phí để tổ chức thu gom. ™ Mục đích:

- Tỷ lệ rác được thu gom tăng lên.

- Hạn chế ô nhiễm môi trường đảm bảo mỹ quan.

4.3.7. Đối với điểm tập kết rác sinh hoạt:

™ Đánh giá hiện trạng: hiện nay, trên địa bàn huyện Thoại Sơn đã hình thành khá nhiều các điểm tập kết rác nằm rãi rác khắp các ấp, xã. Nhưng đa số các bãi trung chuyển đều không hợp vệ gây mùi hôi, dẫn đến ô nhiễm môi trường tại các điểm tập kết rác.

™ Nguyên nhân:

- Xe thu gom rác kéo về điểm tập kết rác sớm hơn giờ quy định. - Các bãi trung chuyển không thực hiện việc che phủ bạt

- Không làm vệ sinh điểm tập kết rác sau khi xe ép thu gom .

- Chưa có quy chế, quy định cụ thể đối với đội thu gom rác tự quản của xã, thị trấn.

(Ngun: Khảo sát thực tế 03/2011).

™ Giải pháp:

- Các xã, thị trấn khi hợp đồng thu nhận người dân vào đội thu gom rác phải là người có tinh thần trách nhiệm, chấp hành giờ giấc tập trung rác về điểm tập kết rác do ban CTCC quy định.

- Khi xe rác đẩy tay kéo tập trung về điểm tập kết rác phải phủ bạt, sau khi xe ép lấy rác xong phải tiến hành vệ sinh điểm tập kết rác.

- Thực hiện thu gom rác hàng ngày không để tồn đọng rác tại nguồn thải.

™ Mục đích: hạn chế ô nhiễm môi trường tại các điểm tập kết rác.

4.3.8. Đối với việc trung chuyển và vận chuyển rác sinh hoạt:

™ Đánh giá hiện trạng: các công đoạn trung chuyển và vận chuyển rác thải chỉ thực hiện được bằng thủ công, tốn nhiều sức lao động (sau khi thu gom rác xong vận chuyển về điểm tập kết rác với quảng đường khá xa (đối với hai tuyến từ cầu Thoại Giang đến thị trấn Óc Eo, và từ cầu Cái Vong đến cầu Phú Hòa của thị trấn Phú Hòa) khi rác tập trung về bãi phải đổ xuống lòng đường (vì thiếu xe thu gom đẩy tay và thùng chứa), ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân vệ sinh do thời gian tiếp xúc với chất thải kéo dài.

Hình 4.20: Xe kéo tay tập trung tại các điểm tập kết rác không che phủ bạt.

™ Nguyên nhân: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương tiện trung chuyển, vận chuyển (xe rác đẩy tay, xe ép rác) hiện tại chưa đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường và mỹ quan, chỉ mang tính chất là phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải.

- Thiếu phương tiện xe trung chuyển, vận chuyển (xe rác đẩy tay, xe ép rác).

Theo thống kê thực tế hiện tại của ban CTCC huyện Thoại Sơn thì tại TT Núi Sập có 6 xe kéo tay, và vận chuyển 2 xe ép rác mỗi ngày (tương đương với 8m3); lực lượng thu gom rác tự quản của TT Phú Hòa có 2 đẩy tay xe, TT Óc Eo có 4 xe đẩy tay. Vận chuyển 2 xe rác mỗi ngày cho 2 thị trấn (tương đương với 9m3).

™ Giải pháp:

- Thay thế các xe kéo tay hiện có bằng xe đẩy tay loại 660 lít bằng composite để xe ép rác có thể lấy rác trực tiếp bằng cách cặp thùng vào xe đồng thời giảm sức lao động và đảm bảo mỹ quan và sức khỏe công nhân vệ sinh (đầu tư mới xe đẩy tay loại 660 lít để trang bị cho công nhân quét và thu gom rác).

- Trang bị đầy đủ các xe đẩy tay cho lực lượng công nhân vệ sinh của ban CTCC huyện Thoại Sơn cũng như lực lượng tự quản thu gom rác.

™ Mục đích:

- Giảm sử dụng sức lao động của công nhân vệ sinh:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh hoạt tại huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 53)