Trung chuyển và vận chuyển rác sinh hoạt

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh hoạt tại huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 43 - 45)

b. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

4.2.2.Trung chuyển và vận chuyển rác sinh hoạt

Rác sinh hoạt tại huyện Thoại Sơn được thu bằng xe cơ giới ép rác chuyển thẳng về bãi rác huyện Thoại Sơn, rác sinh hoạt được thu gom bằng xe đẩy tay đưa đến bãi trung chuyển và và sau đó vận chuyển lượng rác này đến bãi rác huyện Thoại Sơn bằng xe cơ giới ép rác.

y Về phía ban CTCC huyện Thoại Sơn: phương tiện trung chuyển và vận chuyển chủ yếu bằng xe ép rác, sau đó rác được vận chuyển thẳng đến bãi rác huyện Thoại Sơn để xử lý.

- Khối lượng rác sinh hoạt vận chuyển về bãi rác huyện Thoại Sơn: khoảng 41,19 tấn/ngày..

- Xe đẩy tay: 10 xe đẩy tay (0,5 – 1m3) vận chuyển rác về các bãi trung chuyển (3 thị trấn)

- Xe ép rác: 3chiếc ( 1chiếc 4m3, 2 chiếc 4,5 m3) và 1 xe bồn 5m3.

- Bãi trung chuyển: Có 28 bãi trung chuyển lớn nhỏ nằm rãi rác tại các thị trấn và các chợ của các xã.

- Đoạn đường thu gom vận chuyển rác từ 15 km ÷ 17 km.

- Thời gian thu gom và vận chuyển rác: từ 11giờ trưa đến 16giờ30 chiều.

- Thời gian hoàn thành một tuyến đường thu gom từ 4giờ đến5giờ. y Về phía rác do đội tự quản các xã, thị trấn thu gom: rác sinh hoạt do lực lượng tự quản của các ấp, xã thu gom được tập trung về các bãi trung chuyển do các các ấp, xã, tự thành lập và hợp đồng với ban CTCC huyện Thoại Sơn hàng ngày vận hành xe ép đến lấy rác.

™Hiện trạng quản lý rác sinh hoạt tại các thị trấn:

Bảng 4.1:Hiện trạng quản lý rác sinh hoạt tại 3 thị trấn.

Æ Thị trấn Núi Sập:

Hiện nay thị trấn Núi Sập có 5 ấp ( Đông Sơn I, Đông Sơn II; Tây Sơn, Nam Sơn, Bắc Sơn) do ban CTCC huyện Thoại Sơn thực hiện việc thu gom, và công tác thu gom tự quản.

Việc thu gom được thực hiện bởi 6 công nhân trong khoảng thời gian từ 13giờ30 đến 15giờ30.

Tóm lại: Rác sinh hoạt được công nhân vệ sinh tự quản của TT Núi Sập thu gom vận chuyển đến bãi tập kết, sau đó đến giờ xe ép rác của ban CTCC huyện Thoại Sơn đến lấy. Khảo sát thực tế trên các tuyến đường thu gom của công nhân vệ sinh tự quản của phường sau khi đã thu gom rác xong, nhận thấy

Tên thị trấn Diện tích (ha) Dân số (người) Số ấp Số công nhân vệ sinh (người) Hình thức thu gom Mức lương của công nhân (đồng/tháng) TT Núi Sập 949 17.811 5 6 Rác hộ dân. 1.500.000 TT Phú Hòa 741 12.125 5 4 Rác hộ dân. 1.500.000 TT Óc Eo 1.213 13.213 5 4 Rác hộ dân. 1.500.000

rác sinh hoạt phát sinh được công nhân thu gom hết và vận chuyển không có rơi vãi trên đường.

Æ Thị trấn Phú Hòa:

Hiện nay TT Phú Hòa có 5 ấp (ấp Phú Hữu, ấp Phú Thiện, ấp Hòa Đông, ấp Phú An, ấp Thanh Niên) việc thu gom tự quản do UBND TT Phú Hòa quản lý.

Công tác thu gom được thực hiện bởi 4 công nhân trong khoảng 17 giờ hàng ngày.

Æ Thị trấn Óc Eo:

Hiện nay thị trấn Núi Sập có 4 ấp (ấp Tân Hiệp A, ấp Tân Hiệp B; ấp Tân Đông; ấp Trung Sơn) việc thu gom tự quản do UBND thị trấn Óc Eo tổ chức quản lý thu gom.

Việc thu gom tự quản được thực hiện bởi 4 công nhân vệ sinh.

Nhận xét: Tình hình thực hiện thu gom rác sinh hoạt do lực lượng tự quản

ấp, xã thu gom tại các hộ dân chưa tốt. Do ý thức của một số hộ dân kém như bỏ rác không theo giờ giấc và bỏ rác bừa bãi (đổ rác không đúng nơi qui định hay đổ rác xuống cống) làm cho việc thu gom rất khó khăn. Chính vì những lý do nêu trên làm cho công tác thu gom rác sinh hoạt của công nhân vệ sinh không đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh hoạt tại huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 43 - 45)