Giải pháp nâng cấp mở rộng tuyến thu gom rác sinh hoạt

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh hoạt tại huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 63)

b. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

4.3.10.Giải pháp nâng cấp mở rộng tuyến thu gom rác sinh hoạt

™ Hiện trạng: hiện trạng các tuyến đường thu gom rác sinh hoạt tại huyện Thoại Sơn các tuyến đường chính như: tỉnh lộ 943 được xe ép rác vận hành thu gom; các tuyến đường trên nhỏ hay hẻm nhỏ được lực lượng tự quản tại các ấp, xã, thị trấn tổ chức thu gom bằng xe thu gom đẩy tay, xe đạp thùng. Nhưng rác sinh hoạt vẫn còn tồn đọng tại nguồn với một khối lượng lớn do chưa thu gom hết được.

™ Nguyên nhân:

- Do có nhiều tuyến đường giao thông là đường đất, hẻm nhỏ xe ép rác hoặc xe rác đẩy tay không thể vào các con đường này để thu gom.

- Các con đường nông thôn (xã Phú Thuận, Định Mỹ,…) khá dài mà dân cư sống thưa thớt nên gây khó khăn trong việc bổ sung nguồn nhân lực và phương tiện xe để thu gom rác hay làm hạn chế trong việc vận chuyển các xe rác đẩy tay.

- Các cây cầu trên các tuyến đường giao thông của các: xã Định Mỹ, An Phú, Tây Phú,…vừa nhỏ vừa yếu nên xe ép không vận hành được. Cũng như không xây dựng các bãi trung chuyển mới hay mở rộng tuyến thu gom rác sinh hoạt cho các khu vực thuộc nông thôn.

™ Giải pháp:

- Mở rộng tuyến đường thu gom rác sinh hoạt tại các ấp, xã. Đặc biệt các ấp, xã thuộc khu vực nông thôn.

- Nâng cấp cải tạo đường giao thông như: mở rộng mặt đường, nhựa hóa các tuyến đường đất.

- Đầu tư thêm các loại xe nhỏ có kích cỡ phù hợp để thu gom rác sinh hoạt tại các xã, ấp thuộc khu vực nông thôn (đặc biệt các xã, ấp có mật độ dân cư sống thưa thớt).

- Bổ sung nguồn nhân lực vào đội thu gom rác tại các ấp, xã tự quản. ™ Mục đích:

- Tăng hiệu suất thu gom rác sinh hoạt

- Công nhân vận hành xe thu gom dễ dàng và thực hiện thu gom nhanh và hiệu quả.

- Giảm đáng kể lượng rác sinh hoạt tồn đọng tại nguồn.

4.3.11.Giải pháp nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý thu gom rác sinh hoạt:

™ Đánh giá hiện trạng: các cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp làm công tác vệ sinh môi trường làm việc chưa khoa học (thời gian gian thu gom, tuyến đường ) và hiệu quả mang lại chưa như mong muốn.

™ Nguyên nhân:

- Thiếu thông tin, kiến thức về quản lý môi trường, nhất là quản lý rác. - Chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và tham quan thực tế các mô hình hiệu quả ở trong nước.

™ Giải pháp: Mở các khoá đào tạo về quản lý rác cho cán bộ quản lý và công nhân vệ sinh trực tiếp làm công tác vệ sinh môi trường.

™ Mục đích:

- Nâng cao kiến thức và nhận thức cho cán bộ quản lý và công nhân vệ sinh.

- Cán bộ quản lý môi trường làm việc mang tính khoa học hơn và đạt được hiệu quả cao hơn.

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ KIN NGH 5.1. Kết luận:

Hiện nay, ở huyện Thoại Sơn chỉ có một đơn vị thu gom rác thải đó là ban CTCC huyện Thoại Sơn, với tổng lượng rác thu gom là khoảng 41,19 (tấn/ngày) chiếm 40,4 % (thuộc tuyến thu gom). Tình hình thu gom rác thải gặp nhiều bất cập do ý thức của người dân chưa cao về vấn đề quản lý rác thải mặc dù đa số đều biết rác thải ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Qua kết quả khảo sát tại TT Núi Sập thì vẫn còn phần lớn các hộ dân chưa có dụng cụ chứa rác hợp vệ sinh, và để rác không đúng nơi quy định cũng là vấn đề gây ảnh hưởng đếncảnh quan thiên nhiên và sức khỏe con người cũng như công tác thu gom.

Hiện nay trên toàn địa bàn huyện Thoại Sơn có tất cả 28 bãi trung chuyển chủ yếu tập trung tại 3 thị trấn và các chợ thuộc các xã. Nhìn chung các bãi trung chuyển rác chưa được đầu tư một cách thỏa đáng như: không có hố xi măng chứa rác (rác đổ trên mặt đường giao thông, khu đất trống), không che phủ bạt, không hoặc ít vệ sinh bãi. Rác sinh hoạt được công nhân vệ sinh thu gom bằng xe đẩy tay đưa về đổ tại bãi tập kết rác và sau đó xe ép rác của ban CTCC huyện Thoại Sơn đến lấy và vận chuyển về đổ tại bãi rác huyện Thoại Sơn.

Bãi rác huyện Thoại Sơn là bãi chứa rác lộ thiên, tại đây rác sinh hoạt được xe ép chở về đổ tại bãi và được máy ủi, san lấp và đổ tiếp. Hiện nay bãi rác huyện Thoại Sơn gần hết khả năng chứa rác và dự kiến đến khoảng năm 2013 bãi chứa rác huyện Thoại Sơn sẽ hết khả năng chứa rác.

Nhìn chung ý thức quản lý rác sinh hoạt của người dân chưa cao thể hiện như: vứt rác ra đường phố, cống rảnh, hoặc đổ trực tiếp xuống kênh rạch; có đa số hộ dân không trang bị dụng cụ lưu chứa rác; không thực hiện vệ sinh môi trường xung quanh nhà.

Việc quản lý rác sinh hoạt tại huyện Thoại Sơn là sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước như: ấp, xã, thị trấn; ban CTCC huyện Thoại Sơn và người dân; phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thoại Sơn; UBND các xã, thị trấn; Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang; UBND tỉnh An Giang;

5.2. Kiến nghị:

™ Đối với chính quyền địa phương:

- Cần có các giải pháp xử lý rác thải hiệu quả và tổ chức tham quan một số mô hình quản lý rác thải hiệu quả ở nơi khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần vận động các hộ gia đình tham gia tốt vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường như đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định.

- Cần có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định.

™ Đối với ban Công trình Công cộng:

• Hệ thống thu gom rác sinh hoạt:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý thu gom rác sinh hoạt và mở rộng địa bàn thu gom rác sinh hoạt trên toàn địa bàn huyện Thoại Sơn ở các xã chưa được thu gom.

- Cần áp dụng phương thức thu gom rác tiên tiến, phù hợp với trang thiết bị cải tiến, công nghệ đơn giản và luôn giữ rác kín trong suốt quá trình thu gom vận chuyển, không có thời gian tạm dồn, dừng trên lòng, lề đường phố, có tấm bạt che phủ xe đối với xe thu gom đẩy tay.

- Trạm trung chuyển rác là nơi tiếp nhận các thùng rác hoặc xe thu gom rác đẩy tay kéo đến, nên phun thuốc diệt côn trùng, hoá chất xử lý sơ bộ, bố trí xe ép rác đến kịp thời và vận chuyên rác hết trong ngày tránh tồn đọng rác tại bãi qua. Đầu tư xây dựng các bãi trung chuyển hợp vệ sinh và hiệu quả.

- Các phương tiện vận chuyển rác phải được bảo quản luôn sạch sẽ, xe ép chở rác được rửa sạch khi rời bãi rác. Các xe thu gom đẩy tay, xe đạp thùng phải thiết kế gọn nhẹ, kín đáo, có bạt che phủ và không để xe thu gom rác ngổn ngang khắp nơi.

• Đối với cán bộ quản lý, công nhân vệ sinh thu gom rác sinh hoạt :

- Tăng cường hiệu quả công tác quản lý, phối hợp, thống nhất giữa các cấp: tổ, ấp; xã; thị trấn để thực hiện tốt công tác quản lý rác sinh hoạt.

- Tổ chức các chiến dịch môi trường có sự tham gia của học sinh, sinh viên, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện Thoại Sơn thông qua các hoạt động tuần lễ sạch và xanh, ngày chủ nhật xanh, hưởng ứng Ngày Môi trường thế

giới ngày 5 tháng 6,… Chú trọng nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng.

- Tiến hành các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức môi trường thông qua các cuộc họp tổ dân phố, lựa chọn các chương trình tuyên truyền trực quan và phân phát cho người dân, thiết kế và bố trí các pano tranh cổ động về hoạt động bảo vệ môi trường.

™ Đối với người dân:

- Các hộ kinh doanh – dịch vụ phải ký cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường, phải có hợp đồng đăng ký lấy rác, nếu vi phạm sẽ bị rút giấy phép kinh doanh.

- Những gia đình ở mặt đường, mặt ngõ không được vứt rác ra đường.

TÀI LIU THAM KHO

Đoàn Văn Nhã. 17/10/2008. Cơ sở tính toán để xác định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, đề xuất phương pháp thu, mức thu phí từng đối tượng đóng phí xử lý rác trên địa bàn tỉnh An Giang. Đọc từ: (Đọc ngày: 29/12/2010).

Niên giám thống kê tỉnh An Giang. 2008. Cục thống kê tỉnh An Giang.

Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu. 2007. Báo cáo quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Công ty môi trường tầm nhìn xanh.

Phan Văn Phú. 2008. Nghiên cứu quản lý rác sinh hoạt tại Thành phố Long Xuyên. Khóa luận Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Môi Trường. Khoa KT – CN – Môi trường trường Đại học An Giang.

Phan Vũ An. 2006. Bài dự thi chương trình đại sứ BAYER 2006. Đọc từ:

Quyết định 29/2008/QĐ – UBND về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. 2008. UBND Số: 29/2008/QĐ-UBND.

Ph chương A

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI THỊ TRẤN NÚI SẬP ,HUYỆN THOẠI SƠN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ RÁC SINH

HOẠT

1. Diện tích tự nhiên của thị trấn Núi Sập là bao nhiêu?

... 2. Đặc điểm nghề sinh sống của dân cư? Cơ cấu kinh tế? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

... ... 3. Dân số của thị trấn hiện nay là bao nhiêu? Số hộ?

... 4. Thị trấn chia ra làm bao nhiêu ấp? Tên mỗi ấp?

... ... 5. Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2010? (Cần bài báo cáo)

... 6. Hiện nay thị trấn có bao nhiêu chợ?

... 7. Trong thị trấn có bao nhiêu cơ sở dịch vụ (Nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, khu vui chơi giải trí), trường học? ,trạm y tế?

... 8. Hiện nay vấn đề môi trường nổi cợm nhất của thị trấn là gì? Vì sao?

... ...

9. Công tác tuyên truyền giáo dục môi trường hay vệ sinh môi trường được thực hiện như thế nào? Hiệu quả ra sao? Do ai đảm trách? Kinh phí thực hiện?

... ... ... 10. Lực lượng nào trong thị trấn đảm trách việc quản lý môi truờng? Ai là người phụ trách chính?

... 11. Quản lý thu gom rác sinh hoạt hiện nay do lực lượng nào đảm nhiệm? (Tư nhân hay tổ chức nhà nước)? Ai là người quản lý chính? Có bao nhiêu người? Kinh phí?

... ... ... 12. Mức thu phí vệ sinh thu gom rác hiện nay là bao nhiêu? (Hộ gia đình, các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, khách sạn)?

... 13. Thị trấn gặp những khó khăn gì trong quá trình thu gom lệ phí vệ sinh này không? Người dân có đồng tình với mức lệ phí hiện nay không? Bao lâu đi thu một lần? Do ai trực tiếp đi thu?

... ... 14. Mức lương cơ bản và phụ cấp cho mỗi công nhân viên vệ sinh là bao nhiêu? Có làm họ hài lòng không?

... 15. Thị trấn có những hỗ trợ nào khác cho công nhân viên vệ sinh?

... 16. Trong Thị trấn hiện nay rác được thu gom theo hình thức nào? (đẩy tay, cơ giới,…)

17. Số lượng xe thu gom chuyên dụng, xe thu gom đẩy tay, ghe xuồng?

... 18. Tình trạng của xe thu gom rác đẩy tay hiện nay như thế nào?

... 19. Giờ thu gom rác? Tuyến thu gom rác của lực lượng thu gom bằng xe thu gom đẩy tay?

... ... 20. Số lượng rác bình quân/ngày? Ngày nào (thứ mấy) rác nhiều nhất? Số lượng rác/hộ? Thành phần rác/loại hộ?

... ... 21. Xe thu gom rác chuyên dụng đến bãi tập kết rác vào giờ nào? Rác có được vận chuyển về bãi rác hết trong ngày không?

... ... ... 22. Hiện nay trong thị trấn có bao nhiêu bãi tập kết rác? Nó nằm ở đâu? Qui mô diện tích? Kết cấu (lộ thiên, hầm xi măng nắp đậy,…) có hợp vệ sinh môi trường không?

... ... 23. Vị trí bãi tập kết rác trong thời gian tới có thay đổi không? Nếu có – sẽ di dời đến vị trí nào? Cách xa bao nhiêu? Vì sao?

... ... 24. Người dân sống gần bãi tập kết rác có phàn nàn gì không? Có đơn kiện? Sức khỏe bệnh tật gì không?

... ...

... 25. Rác có được nhân viên thu gom hết tại nguồn trong ngày không? Nếu không thì vì sao? Cần phải có giải pháp gì?

... ... 26. Ai là người kiểm tra giám sát lực lượng thu gom rác? Có qui định rõ bằng văn bản không?

... ... 27. Ban Công trình thị trấn hỗ trợ như thế nào đối với việc thu gom rác của Thị trấn? Kiểm tra như thế nào? Bao lâu/lần? Có báo cáo văn bản không? Xử lý vi phạm như thế nào?

... ... ... 28. Thị trấn tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường (Quét dọn thu gom rác) như thế nào? Người dân hưởng ứng thế nào?

... ... 29. Ý thức của người dân trong việc quản lý rác sinh hoạt hiện nay như thế nào? ... ... 30. Theo ý kiến, thị trấn cần phải làm gì để cho người dân tham gia tốt vấn đề quản lý rác sinh hoạt?

... ... 31. Từ trước đến nay, thị trấn có thực hiện phân loại rác tại nguồn không? Lúc nào? Hiệu quả như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

... ...

32. Tình hình những người đi moi rác? Số lượng? Đặc điểm?

... ... 33. Hiện tại thị trấn thực hiện những chính sách gì cho vấn đề quản lý rác sinh hoạt?

... ... 34. Trong thời gian tới thị trấn có những đề xuất, chính sách hay phương án gì giúp cho người dân tham gia tốt quản lý rác sinh hoạt?

... ... ... ª Những tài liệu nghiên cứu về việc quản lý rác sinh hoạt?

ª CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Ph lc B

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỘ DÂN VỀ QUẢN LÝ RÁC SINH HOẠT

MÃ CODE: …..

Ngày ….. tháng ….. năm …..

Giới thiệu: Con (em) tên là Âu Minh Phụng, hiện là sinh viên của trường Đại Học An Giang, ngành Kỹ Thuật Môi Trường. Hôm nay, con (em) đến đây để xin ý kiến của gia đình về vấn đề quản lý rác sinh hoạt. Những thông tin của gia đình cung cấp giúp cho con (em) làm khóa luận tốt nghiệp đại học và không phục vụ cho mục đích nào khác.

Họ tên người được phỏng vấn: ...Giới tính: ...

Địa chỉ ...Tuổi: ...

Nghề nghiệp:...

1. Gia đình anh (chị) có bao nhiêu người?

...

2. Trung bình nhà anh (chị) phát sinh khoảng bao nhiêu Kilogam rác mỗi ngày?

...

3. Rác nhà anh (chị) được chứa vào dụng cụ nào sau đây?

a. Túi nylon b. Cần xé c. Thùng nhựa d. Thiết bị khác

e. Không có thiết bị nào.

4. Rác tại nhà anh (chị) được phát sinh ra nhiều nhất vào khoảng thời gian nào trong ngày?

c. Buổi chiều (từ 16h – 18h) d. Buổi tối (từ 19h – 22h)

5. Hàng ngày có nhân viên vệ sinh đến thu gom rác tại nhà anh (chị) không?

a. Có b. Không

6. Nhân viên vệ sinh đến thu gom rác tại nhà anh (chị) khoảng thời gian nào trong ngày?

...

7. Theo anh (chị), nhân viên vệ sinh đến nhà thu gom rác trong thời gian nói trên đã hợp lý chưa? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Rất hợp lý b. Hợp lý c. Chưa hợp lý d. Ý kiến khác

8. Nhân viên thu gom rác đến nhà anh (chị) thu gom rác bao nhiêu lần trong

một ngày?

a. Một ngày/lần b. Hai ngày/lần c. Ba ngày/lần d. Ý kiến khác

9. Rác phát sinh tại hộ gia đình được nhân viên thu gom hết trong ngày không?

a. Có (rác được thu gom hết)

b. Không (rác vẫn còn tồn đọng lại)

10. Mỗi tháng gia đình phải trả bao nhiêu tiền phí thu gom rác?

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý rác sinh hoạt tại huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 63)