Là nơi diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt chống càn, tiêu diệt địch trong

Một phần của tài liệu căn cứ tỉnh ủy sóc trăng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 78 - 79)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Là nơi diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt chống càn, tiêu diệt địch trong

trong các chiến lược chiến tranh

Lịch sử xây dựng và phát triển căn cứ luôn luôn gắn liền với hoạt động quân sự

diễn ra ở bên trong và bên ngoài căn cứ. Đó là nơi giao tranh quyết liệt giữa một bên là

kẻ địch mưu toan tiêu diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến, tiêu diệt lực lượng vũ trang cách

mạng, xóa sạch căn cứ và một bên là lực lượng kháng chiến quyết tâm giữ vững căn cứ,

bảo toàn lực lượng và từ đó làm chỗ dựa mở rộng phạm vi hoạt động quân sự, tiến công vào

hậu phương của địch.

Trong quá trình tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ và chính

quyền Sài Gòn đã dồn những nỗ lực lớn nhất của lực lượng và vũ khí, phương tiện chiến

Chiến đấu bảo vệ cơ quan lãnh đạo, bảo vệ sức người sức của trong căn cứ luôn là

nhiệm vụ hàng đầu của quân và dân vùng căn cứ. Ở Sóc Trăng, quân và dân đã thực hiện

vũ trang toàn dân, cùng với các lực lượng đứng chân trong vùng căn cứ không ngừng tổ chức lại chiến trường, lợi dụng và cải tạo địa hình để xây dựng xã, ấp chiến đấu, đào đắp công sự, bố trí hầm chông, hố đinh, bãi mìn, đào thêm địa đạo… tạo thành một hệ thống trận địa vừa có tác dụng phòng thủ, bảo vệ cho các cơ quan lãnh đạo, vừa là trận địa tiêu diệt địch.

Từ năm 1955 đến năm 1967 và từ năm 1968 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, căn cứ Gia Hòa và căn cứ Mỹ Phước có vai trò rất quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Tại đây, Tỉnh ủy Sóc Trăng đã có những chỉ đạo chỉ huy nhân dân cả hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng kháng chiến giành nhiều thắng lợi gây cho địch nhiều tổn thất. Suốt thời gian tồn tại và phát triển của căn cứ, nơi đây là mồ chôn của nhiều tên Mỹ - ngụy hung tàn. Vượt lên trên bao mọi khó khăn, căn cứ vẫn đứng vững trước bom đạn, âm mưu của kẻ thù. Bao lần căn cứ Mỹ Phước phải hứng chịu bao nhiêu bom đạn, pháo của kẻ thù nhưng những cây tràm vẫn đứng vững và luôn che chở cho các cơ quan Tỉnh ủy hoạt động. Điều này đã nói lên sự lựa chọn sáng suốt của các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy là lấy khu rừng tràm này làm nơi chỉ huy, chỉ đạo cuộc kháng chiến anh

hùng. Qua bao năm tháng của chiến tranh, căn cứ đã chứng tỏ được vai trò của mình và làm

sáng hơn về quyết định lựa chọn sáng suốt của Tỉnh ủy. Mặc dù, Mỹ - ngụy đã sử dụng hết mọi âm mưu thâm độc nhằm cố tình hủy diệt cho bằng được căn cứ rừng tràm. Nhưng mọi

hành động của chúng điều bị thất bại thảm hại trước sức mạnh và ý chí của quân dân ta.

Một phần của tài liệu căn cứ tỉnh ủy sóc trăng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)