Giai đoạn 1967 – 1975

Một phần của tài liệu căn cứ tỉnh ủy sóc trăng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 52 - 73)

6. Bố cục của luận văn

2.2.Giai đoạn 1967 – 1975

2.2.1. Xây dựng căn cứ địa

2.2.1.1. Về chính trị

Sau Hội nghị ở Căn cứ tỉnh ủy Mỹ Xuyên vào cuối năm 1967, Thường trực Tỉnh ủy quyết định đời căn cứ Tỉnh ủy từ Gia Hòa (huyện Mỹ Xuyên) về Rừng Tràm Mỹ Phước – xã Mỹ Phước (huyện Châu Thành). Từ nay mọi hoạt động của cơ quan đầu não kháng chiến của Tỉnh được dời về khu vực rừng Tràm Mỹ Phước – xã Mỹ Phước.

Để lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam vượt qua thử thách, ngày 1-1-1969, nhân dịp năm mới, Chủ tịch Hổ Chí Minh gủi Thư kêu gọi nhân dân cả nước ra sức chiến

đấu “Vì độc lập, vì tự do; đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Tại căn cứ Tỉnh ủy Mỹ

Phước, Tỉnh ủy tổ chức học tập Thư chúc xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nghị quyết Bộ Chính trị, Nghị quyết 8 của Trung ương Cục nhằm nâng cao nhận thức về tình hình nhiệm vụ năm 1969, khắc phục khó khăn, yếu kém về tư tưởng, củng cố tổ chức, bố trí cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ cấp bách là: bám dân, bám địa bàn vùng giải phóng, vùng tranh chấp, vùng căn cứ tỉnh ủy, tiếp tục đánh địch, phát động phong trào quần chúng vươn lên.

Sau Mậu Thân 1968, tư tưởng của đảng viên và quần chúng có diễn biến, băn khoăn, lo lắng đối với phong trào. Thêm khó khăn nữa là vào cuối năm 1968, đầu năm 1969, hầu hết cán bộ Khu ủy tăng cường cho Tỉnh ủy trong các đợt tổng công kích tổng khởi nghĩa đựợc rút về và điều động 4 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy (trong đó có đồng chí

Hai Tân – Bí thư Tỉnh ủy) về khu. Khu ủy đồng thời chỉ định đồng chí Lê Văn Mỹ (Năm

A) Phó Bí thư Tỉnh ủy giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy. Tuy cấp trên rút nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo trong Thường vụ Tỉnh ủy nhưng Tỉnh ủy cùng các cơ quan ban, ngành cấp trong khu căn cứ Tỉnh ủy vẫn bám sát địa bàn chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên.

Trước những yêu cầu cấp thiết của giai đoạn mới, tháng 6-1969 Đại hội đại biểu Quốc dân miền Nam họp và thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là một sự kiện chính trị quan trọng đối với nhân dân ta và cả nhân dân trên thế giới. Đại hội ra Lời hiệu triệu quân và dân miền Nam tăng cường đoàn kết, ra sức chiến đâu, đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Nhân dân Sóc Trăng rất vui mừng trước sư kiện chính trị lịch sử này. Các địa phương trong tỉnh đều tổ chức mít tinh

Sau ngày Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam thành lập, các địa phương trong tỉnh đều tiến hành thành lập chính quyền cách mạng. Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Sóc Trăng ra mắt đồng bào, đồng chí Phạm Lưu Thức (Năm Thức) - Phó Bí thư Tỉnh ủy được đề cử làm Chủ tịch. Đến cuối tháng 12-1969, toàn tỉnh đã có 8 huyện, 2 thị xã

và 48 xã thành lập ủy ban nhân dân Chính quyền cách mạng các cấp đã từng bước cụ thể

hóa các chính sách của Đảng thành kế hoạch hành động, phối họp với Mặt trận và các đoàn thể không ngừng vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến

Giữa lúc phong trào cách mạng miền Nam đang ở vào thời kỳ đầy thử thách, ác liệt

thì ngày 2-9-1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Người mất đi là một tổn thất lớn khống gì

bù đắp được cho cách mạng Việt Nam vá ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm của đồng bào, chiến sĩ cả nước. Ủy ban Trung ương Mật trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định ngừng tiến công quân sự trong 3 ngày để thọ tang Hồ Chủ tịch và kêu gọi nhân dân miền Nam biến đau thương thành sức mạnh đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

Tại tỉnh Sóc Trăng, Tỉnh ủy thông báo cho toàn Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh tổ chức lễ truy điệu Hồ Chủ tịch theo thông báo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 4-9-1969, khắp các địa phương, từ cơ quan trong khu căn cứ Tỉnh ủy, các đơn vị và trường học trong tỉnh tiến hành tổ chức lễ truy điệu Hồ Chủ Tịch, đồng thời phát động

phong trào “Biến đau thương thành hành động cách mạng”, ở vùng giải phóng, mỗi gia

đình đều làm bàn thờ Bác.

Đầu tháng 10-1969, thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, tại căn cứ Tỉnh ủy, Thường vụ Tỉnh ủy quyết định mở một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng: Hoc tập di chúc của Hồ Chủ Tịch nhằm tiếp tục giải quyết những nhận thức, tư tưởng lệch lạc sợ khó khăn gian khổ,

xây dựng quyết tâm sắt đá “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Qua học tập, tất cả cán

bộ, chiến sĩ và nhân dân ta được truyền thêm sức mạnh, tăng thêm niềm tin tưởng ở thắng

lợi của cách mạng như Lời khẳng định của Người trong di chúc “Cuộc chống Mỹ cứu nước

của nhân dân ta dù phải trải qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là điều chắc chắn”. Dù khó khăn gian khổ đến mây nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đê quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” [28, tr 502].

Sau khi hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973), địch vẫn nuôi âm mưu chiếm lại các vùng giải phóng, vùng căn cứ của ta, xóa thế “da báo”. Đứng trước diễn biến phức tạp đó Khu ủy Tây Nam bộ đã bám sát chiến trường, thấy được tình hình thực tế diễn ra, thấy rõ bộ mặt phá hoại Hiệp định của địch ngay từ ngày đầu mới ký kết.

Ngày 3-2-1973, Thường vụ Khu ủy tổ chức hội nghị Khu ủy mở rộng có một số đồng

chí đại diện Tỉnh ủy các tỉnh trong miền và ban, ngành của Khu dự. Hội nghị nhận định: “Đối với đồng bằng sông cửu Long, con đường duy nhất của địch là tiếp tục bình định trong điều kiện có Hiệp định, trong tình hình không có quân Mỹ và không quân, hải quân, pháo binh đều giảm. Do không thể tiến hành chiến tranh như trước cho nên trước mắt chúng sẽ phản kích chiếm lại những vùng đã mất sau ngày 26-1-1973; đồng thời bằng mọi hành động phát xít chúng quyết tâm ngăn chặn phong trào quần chúng nổi dậy ở các vùng còn bị chiếm” [31, tr. 1190]. Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu đều nhất trí đề nghị lên Trung ương Cục tiếp tục giữ thế tiến công, kiên quyết đánh trả địch lấn chiếm, bình định, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh chính trị, tăng cường công tác binh vận nhằm giữ vững thành quả cách mạng và đưa phong trào tiếp tục tiến lên. Sự nhận định sáng suốt, chủ trương kịp thời của Khu ủy đã có tác động trực tiếp đến hoạt động tiến công địch của các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Tỉnh ủy cũng đã lãnh đạo ngăn ngừa những nhận thức và tư tưởng lệch lạc cho rằng

lúc này ta nên “dừng cương, vỗ béo con ngựa vũ trang”, chỉ tiến công bằng chính trị và binh

vận, mà khẳng định phải dùng cả chính trị, vũ trang và binh vận để tiến công địch. Sau đó được Khu ủy lãnh dạo, ngày 9-2-1973 Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị 03/CT uốn nắn chỉ đạo, khẳng định nhiệm vụ tiến công bằng 3 mũi không có gì thay dổi, khi Hiệp đinh được ký kết và có hiệu lực là thêm thuận lợi để ta tiến lên đánh bại địch. Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của công tác chính trị, binh vận là làm tan rã ngụy quân, công cụ của ngụy quyền, làm sụp đổ chế độ tay sai của đế quốc Mỹ... Đối với cơ sở trong lòng địch phải nâng chất, bồi dưỡng về nhiệm vụ làm tan rã hàng ngũ địch bằng mọi cách: rã tập thể, ly khai, binh biến, phản chiến, khởi nghĩa, bỏ đồn bốt mang súng về với cách mạng, thực hiện giải phóng nông thôn, giành quyền làm chủ cho nhân dân.

2.2.1.2. Về kinh tế - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vụ, ngoài ra còn vét kênh làm đập ngăn mặn… trong hai năm 1968 – 1969 ta đã sản xuất được 20.000 giạ lúa. Kết hợp với tiến công địch, ta đã phát động phong trào quần chúng làm nghĩa vụ đóng góp, được hơn 5.000 giạ lúa và 8.387.000 đồng;

Ngoài ra, trong công tác xã hội, trong vùng căn cứ, các lực lượng các đoàn thể phát

triển mạnh, các tổ chức nông dân, thanh niên, phụ nữ phát triển được gần 4.000 hội viên, đoàn viên trên tổng số 40.000 hội viên, đoàn viên toàn tỉnh. Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo

các Huyện ủy và Tỉnh đoàn thanh niên lao động và vùng căn cứ tổ chức triển khai Chỉ thị

60/CT.NT của Trung ương Cục: “Tăng cường hơn nữa công tác thanh vận của Đảng trong

tình hình mới”. Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên là : Phát động rộng rải trong thanh niên lòng yêu nước, chí căm thù giặc, hăng hái xông ra tiền tuyến chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Tiếp tục vận động “Phong trào năm xung phong chống Mỹ cứu nước ở vùng nông thôn giải phóng, bốn dũng cảm của thanh niên ở thị xã, thị trấn” và tập trung xây dựng “Chi đoàn bốn tốt”. Đoàn còn tiếp tục xây dựng và phát triển đội thiếu niên tiền phong với mục tiêu: “Vì độc lập tự do, vâng lời Bác Hồ dạy, làm việc nhỏ góp phần thắng Mỹ”, phát động rộng rãi phong trào thiếu nhi thực hiện "Việc nhỏ chí lớn", các đoàn thể phụ nữ cũng phát triển mạnh phong trào thi đua đạt danh hiệu “Phụ nữ năm tốt”.

Qua các chủ trương phát động, phong trào đoàn viên, thanh, thiếu niên trong vùng căn cứ có bước chuyển biến rõ nét; phong trào chống bình định, phong trào du kích chiến tranh, phong trào xây dựng lực lượng vũ trang... có nhiều tiến bộ đáng kể. Một lần nữa chứng minh vai trò quần chúng nói chung, vai trò của thanh niên nói riêng càng thể hiện rõ trong lúc khó khăn gay gắt quyết liệt

Đối với vùng kềm, vùng tranh chấp tranh chấp xung quanh vùng căn cứ Tỉnh ủy và nhất là vùng có đông đồng bào Hoa, Khmer. Tỉnh ủy chỉ đạo tăng cường cán bộ chính trị, binh vận, quân sự có năng lực bao gồm cả cán bộ người Hoa, người Khmer để xây dựng cơ sở cách mạng và lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng.

Như vậy có thể thấy rõ công tác xây dựng căn cứ Tỉnh ủy trên các mặt kinh tế - xã hội được diễn ra một cách khẩn trương, nhằm tạo thế và lực để từ đó lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh tiến lên phía trước.

2.2.1.3. Về Quân sự

Đối với công tác xây dựng căn cứ Tỉnh ủy trên lĩnh vực quân sự, ta chủ trương tuyển thêm nhiều quân mới. Theo đó, ở vùng giải phóng và tranh chấp, chỉ tiêu vận động tòng

quân là đưa 1/3 đoàn viên vào lực lượng chiến đấu, tổ chức thành đội ngũ sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ. Vùng nông thôn ven và kềm có nhiệm vụ động viên đại bộ phận đoàn viên và nam nữ thanh niên tham gia du kích chiến tranh, diệt ác phá kềm, truy quét bọn điềm điệp, chống địch càn quét, giữ vững quyền làm chủ. Vùng thị xã, thị trấn có nhiệm vụ phát động thanh niên và học sinh chống bắt lính.

Để có phương thức hoạt động thích hợp với yêu cầu mới, được sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 1-9-1969 tại xã Lạc Hòa, huyện Vĩnh Châu, Ban cán sự, Ban chỉ huy Tỉnh đội mở Hội nghị tổng kết phong trào du kích chiến tranh lần thứ III bao gồm đại diện các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, đại diện của các đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội và Ban chỉ huy Huyện đội do đồng chí Lê Phước Thọ (Sáu Hậu) ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chính trị viên Tỉnh đội và đồng chí Ngô Quang Tảo (Năm Nhẫn) Tỉnh đội phó, Tham mưu trưởng chủ trì. Nội dung hội nghị lá: Đánh giá tình hình địch ta, đề ra yêu cầu nhiệm vụ tiên công địch, xây dựng phong trào du kích chiến tranh và xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh, quyết tâm bảo vệ vững chắc căn cứ Tỉnh ủy, đồng thời rút kinh nghiệm và phát động phong trào du kích chiến tranh chống bình định cấp tốc của địch. Hội nghị nhấn mạnh yêu cầu, nhiệm vụ của phong trào du kích chiến tranh là: Phải bám dân, bám đất, bám đánh địch (3 bám), phải đánh địch bằng 3 mũi: vũ trang, chính trị và binh vận… Du kích phải giữ thế bám trụ, phải có hầm chông, bãi lửa để đánh lại các cuộc biệt kích của địch, đánh gãy các cuộc càn quét, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch và diệt ác, phá kềm. Ở vùng kềm mới, vùng kềm cũ, đẩy mạnh việc xây dựng du kích mật, tự vệ mật, ban ngày hợp pháp, ban đêm hoạt động đánh địch. Một chiến sĩ du kích phải biết đánh địch bằng 3 mũi. Về vũ khí phải lấy vũ khí địch đánh lại địch và tích cực làm vũ khi tự tạo như đạp lôi, mìn gạt, lựu đạn miểng, lựu đạn

gài cùng với việc phát triển mạnh làm hầm, hố chông. Tại khu vực căn cứ Tỉnh ủy, ta đã

huy động hơn 1.000 lượt quần chúng tham gia đào 300 hầm chông, xuống thêm 266 bãi chông, đào đắp mới và tu bổ 3.000 mét chiến hào. Tại hội nghị tổng kết phong trào du kích chiến tranh, đồng chí Lê Phước Thọ (Sáu Hậu) thay mặt Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội đã phát động phong trào không ngừng tiến công địch trong toàn thể các lực lượng vũ trang của tỉnh. Hội nghị có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy hoạt động vũ trang tiến lên.

Về vũ trang, tích cực xây dựng các lục lượng vũ trang của tỉnh, chú trọng phát triển lực lượng du kích rộng mạnh cả nông thôn, thị xã, thị trấn, đẩy mạnh phong trào du kích

chiến đấu của lực lượng vũ trang tập trung và du kích, thực hiện phong trào 3 bám để diệt địch, phá kế hoạch bình định, đưa cán bộ vũ trang bám sát quần chúng tuyên truyền chống lại mọi âm mưu thủ đoạn của địch.

Như vậy với những hoạt động quân sự trong thời gian đầu sau năm 1968 đã giúp ta phần nào khôi phục lại lực lượng cách mạng, nhờ đó mà phong trào cách mạng trong toàn tỉnh được giữ vững, khu căn cứ tỉnh ủy tại xã Mỹ Phước được bảo vệ an toàn tuyệt đối, là đầu não quan trọng trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ trong giai đoạn quyết định.

2.2.1.4. Về Văn hóa – Giáo dục – Y tế

Tỉnh ủy luôn chú trọng công tác giữ gìn phát huy giá trị văn hóa của nhân dân, của đồng bào Khmer, Hoa, xem đó như là vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù. Phong trào văn hóa văn nghệ của nhân dân vùng căn cứ có bước phát triển, có tác dụng tập hợp thanh niên, nam nữ, đoàn viê. Các vở cải lương cũng như các vở tuồng, ca mua khmer, Hoa thường xuyên được tổ chức để giúp nhân dân có nhựng giờ phút thanh bình trước khi bước vào cuộc chiến đấu với kẻ thù. Bên cạnh đó đoàn văn công Tỉnh ủy thường xuyên đến các xã vùng giải phóng diễn phục vụ đồng bào, chiến sĩ.

Tờ báo “Chiến đấu” của Tỉnh Ủy vẫn được in đều đặn đến tay các chiến sĩ, đồng bào, cập nhật đầy đủ những diễn biến về quân sự, chính trị, những tin tức về thắng lợi của ta, có tác dụng động viên to lớn đến tinh thần và sức chiến đấu của quân dân ta.

Về giáo dục, Tỉnh ủy chỉ đạo thành lập trường nội trú Thiếu sinh quân Võ Thị Sáu, trong năm đầu tiên 1969 đã có 60 em nhập học, sang năm 1970 có thêm 30 em nhập học. Ngoài ra còn mở thêm các lớp bổ túc từ lớp 2 đến lớp 5. Trong năm 1973 đã

Một phần của tài liệu căn cứ tỉnh ủy sóc trăng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 – 1975) (Trang 52 - 73)