6. Bố cục của luận văn
3.2.3. Đảm bảo vai trò hậu phương tại chỗ cho cuộc kháng chiến
Cơ quan Tỉnh ủy Sóc Trăng đã được nhân dân ở đây che chở, nuôi giấu, bảo vệ an
toàn. Quần chúng xung quanh đã ủng hộ nhiều lương thực, thực phẩm để bồi dưỡng cho
lực lượng kháng chiến.
Khi cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn quyết liệt, Mỹ và quân đội Việt Nam
cộng hòa luôn tìm mọi cách triệt nguồn lương thực nuôi sống quân dân Sóc Trăng bằng
cách phá hủy ruộng vườn, đốt cháy thóc gạo, dùng chất độc hóa học để phá hoại cây cối,
mùa màng…Đứng trước tình hình kẻ địch phá hoại điên cuồng như vậy, quân dân Sóc
Trăng không còn con đường nào khác là phải ra sức chiến đấu, phục vụ tăng gia sản xuất.
cực giúp đỡ nhân dân trong việc sản xuất, coi đó là khâu quyết định để giữ dân bám trụ. Trong đợt càn quét lớn vào năm 1972 vào căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng, địch đã chứng kiến tinh thần chiến đấu của Đảng bộ, quân dân Sóc Trăng nói chung và quân dân xã Mỹ Phước nói riêng hết sức bền bỉ và kiên quyết. Với 31 ngày đêm địch tập trung tiến hành đánh phá, khai quang rừng tràm, cũng là 31 ngày đêm quân dân vùng căn cứ dũng cảm đoàn kết chiến đấu, đáng trân trọng nhất là trong lúc lính đồn xiết chặt không cho nhân dân ra khỏi ấp chiến lược, vì chúng biết rằng nhân dân Mỹ Phước hàng ngày đều chở nước ngọt, chở gạo, thuốc men về vùng căn cứ chi viện cho lực lượng cách mạng, chúng ngỡ rằng
trong lúc này là cơ hội để thực hiện tốt nhất khẩu hiệu của Nguyễn Văn Thiệu “Một hạt gạo
là một viên đạn bắn vào đầu Cộng sản”, vì thế bất cứ ai đem cơm, gạo ra khỏi nhà đều là việt cộng cần phải ngăn cắm tuyệt đối, nếu ai đó lén lúc mang là bị bắt đánh đập dã man. Thế nhưng suốt 31 ngày đêm các Má, các Chị đều tranh thủ len lỏi thay nhau đưa nước ngọt, gạo, thuốc men và các nhu cầu cần dùng trong sinh hoạt hay chiến đấu cung cấp đầy đủ cho du kích bao vây đánh địch ngót 31 ngày đêm không nghỉ; nếu như trong những ngày chiến đấu ác liệt có ý nghĩa quyết định này không có sự dũng cảm khéo léo của nhân dân, nhất là các Má các Chị trong các hội đoàn thể quân dân ta khó giành thắng lợi như thế.
Thực tế, trong những lúc khó khăn, nhân dân càng thương yêu cán bộ và du kích, càng chăm sóc, giúp đỡ họ hơn cả con em của mình. Thực tế cuộc kháng chiến chống
Mỹ đã thể hiện rõ căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng vừa là nơi đứng chân để giải quyết vấn đề
tiềm lực, vừa là mặt trận đấu tranh với địch một cách toàn diện; vừa là tiền tuyến, vừa là
hậu phương; vừa là kết quả của việc thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện
của Đảng, vừa là điều kiện để biến đường lối đó thành hiện thực; vừa là kết quả của cuộc chiến tranh nhân dân, vừa là nguyên nhân làm cho chiến tranh nhân dân phát triển.
3.3. Kinh nghiệm xây dựng căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước