Mô hình UTAUT sau điều chỉnh: các nhân tố tác động đến hành

Một phần của tài liệu Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học tiếng Anh trực tuyến của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 30)

chọn sử dụng dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến

Dự định hành vi

Hành vi sử dụng

Giới tính

Năm học

đại học Kinh nghiệm

Tự nguyện sử dụng Hiệu quả mong đợi

Nỗ lực mong đợi

Ảnh hưởng xã hội

sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hình 2.3: Mô hình sau điều chỉnh (Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu) Nhìn chung, các thành phần được Venkatesh đề cập trong mô hình UTAUT (2003) đều được giữ lại, nhóm sử dụng biến tác động “Năm học đại học” thay vì biến “Tuổi tác”. Nguyên nhân của sự thay đổi là do đặc điểm của của đối tượng được khảo sát (cùng độ tuổi từ 18 đến 25).

Cụ thể, theo Venkatesh, Morris, David, and David (2003):

- Hiệu quả mong đợi là mức độ người sử dụng tin rằng sử dụng hệ thống này có thể giúp họ đạt được lợi ích về hiệu suất công việc.

- Nỗ lực mong đợi là mức độ dễ dàng trong việc sử dụng hệ thống.

- Ảnh hưởng xã hội là mức độ nhận thức cá nhân về sự ảnh hưởng của người khác trong việc nên sử dụng hệ thống mới.

- Điều kiện thuận lợi là mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng tổ chức và kỹ thuật có thể hỗ trợ trong việc sử dụng hệ thống.

Trong đó, “Giới tính”, “năm học đại học”, “kinh nghiệm” và “tự nguyện sử dụng” là các biến điều tiết tới bốn nhân tố ảnh hưởng ở trên. Trong đó:

- Năm học đại học liên quan đến điều kiện, cơ hội sử dụng các websites học tiếng Anh trực tuyến, dựa vào đặc điểm chung của các nhóm sinh viên.

- Kinh nghiệm liên quan đến việc đã từng trải nghiệm/sử dụng bất kỳ các websites họchọc tiếng Anh trực tuyến

- Tự nguyện sử dụng liên quan đến mức độ sẵn sàng tiếp cận/trải nghiệm các websites học tiếng Anh trực tuyến để phù hợp với xu thế xã hội.

Trong mô hình này, tất cả các biến độc lập đều có tác động tích cực tới các biến phụ thuộc.

sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

Dựa trên mô hình đã đề xuất và các nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu đã thiết kế phiếu điều tra, khảo sát bao gồm các yếu tố đo lường sau đây:

Các khía cạnh đo

lƣờng

Các yếu tố đo lƣờng Tham khảo

Hiệu quả mong đợi

(HQ)

HQ1: Sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến giúp tôi áp dụng tốt hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh

Venkatesh, Morris, Davis and Davis (2003), Paul Juinn Tan (2013)

HQ2: Sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến giúp tạo động lực học tập

Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)

HQ3: Sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến giúp tôi rút ngắn thời gian học tiếng Anh so với trước đây

Venkatesh et al (2003)

HQ4: Sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến làm tăng điểm số trên lớp

Venkatesh et al (2003)

Nỗ lực mong đợi

(NL)

NL1: Tôi có thể tiếp cận websites và tải chúng một cách nhanh chóng

Venkatesh et al (2003)

NL2: Tôi có thể tiếp cận websites bằng các thiết bị khác nhau (máy tính cá nhân, điện thoại di động…) và giao diện được thiết kế phù hợp với từng loại màn hình khác nhau dựa trên phương

Perceived Ease of Use (Davis 1989; Davis et al.1989)

sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

thức tự động nhận biết thiết bị NL3: Tôi thấy websites học tiếng Anh trực tuyến rất dễ dàng sử dụng và không mất nhiều thời gian để biết cách sử dụng nó

Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)

NL4: Các hoat động học tập của tôi trên websites học tiếng anh trực tuyến được thể hiện rõ ràng và có thể hiểu được Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013) Ảnh hưởng xã hội (AH)

AH1: Tôi nghe thấy mọi người nói rằng nên sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến

Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)

AH2: Những người quan trọng với tôi khuyên tôi nên sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến

Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)

AH3: Bạn bè và thầy cô khuyên rằng tôi nên sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến

Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)

AH4: Tôi nghĩ rằng sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến là một xu hướng thời thượng

Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013) Điều kiện thuận lợi (DK) DK1: Đủ phương tiện để sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến

Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)

DK2: Đủ kiến thức để sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến

Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)

DK3: Websites học tiếng Anh trực tuyến tích hợp với các chương trình/hệ thống đang sử

Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)

sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

dụng

DK4: Nếu có vấn đề với websites học tiếng Anh trực tuyến, có người/nhóm người giải quyết giúp tôi những vấn đề đó nhanh chóng Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013) Dự định hành vi (DD) DD1: Tôi có ý định sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến trong các hoạt động học tập ở tương lai

Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)

DD2: Tôi sẽ sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến để cải thiện trình độ tiếng Anh

Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)

DD3: Tôi có kế hoạch sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến trong vòng hai tháng tới

Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)

Trong đó:

Các yếu tố đo lường của biến “Hiệu quả mong đợi”

- HQ1: Cho thấy sự tiến bộ trong việc sử dụng tiếng Anh trong thực tế. Điều này rất quan trọng trong đặc điểm và mục đích cuối cùng của việc học tiếng Anh hiện nay.

- HQ2: Việc tạo động lực học luôn là yếu tố không thể thiếu trong việc đo lường một chương trình đào tạo/giáo dục vì nó thể hiện mức độ có thể duy trì cường độ, tần suất học tập trong một thời gian để việc học tập có kết quả nhất định. - HQ3: Đây là yếu tố được mang lại do lợi thế của việc học trực tuyến, lấy người học làm trung tâm, giúp tiết kiệm thời gian đi lại, có thể tự xây dựng chương trình học phù hợp với sở thích, nhu cầu, khả năng học tập. Từ đó, giúp học tập nhanh chóng, có hiệu quả hơn.

sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

- HQ4: Đối với sinh viên, điểm học tập trên lớp là một phần đo lường của kết quả cũng như mục đích học tập. Do đó, điểm này cũng là một phần rất cần thiết ảnh hưởng đến dự định/quyết định học tập của sinh viên.

Các yếu tố đo lường của biến “Nỗ lực mong đợi” được sắp xếp theo sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp đến khả năng của bản thân người học

- NL1: Thể hiện sự hỗ trợ cơ bản của nhà cung cấp để trang mạng được thiết kế phù hợp để sinh viên có thể tiếp cận trong điều kiện băng thông mạng internet ở mức tối thiểu.

- NL2: Để đáp ứng được nhu cầu học mọi lúc mọi nơi của sinh viên khi sử dụng máy tính cá nhân và điện thoại thông minh, giao diện phù hợp sẽ giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc sử dụng dịch vụ.

- NL3: Sinh viên có thể sử dụng dịch vụ dễ dàng mà không yêu cầu quá cao về trình độ tin học để việc tiếp cận học tập dễ dàng hơn.

- NL4: Thể hiện sự quan tâm và chuyên nghiệp của các nhà cung cấp, ghi lại những hoạt động của người dùng để họ có thể theo dõi quá trình học tập của bản thân.

Các yếu tố đo lường của biến “Ảnh hưởng xã hội”, các yếu tố thể hiện từng cấp độ ảnh hưởng khác nhau từ ít quen thân đến rất quan trọng cũng như là theo suy nghĩ của bản thân người học.

- AH1: Ảnh hưởng người xung quanh (ít quen thân)

- AH2: Ảnh hưởng của những người quan trọng (thân thiết: bố mẹ, anh chị em…)

- AH3: Ảnh hưởng của những người có quan hệ trực tiếp với việc học của người dùng trong việc đánh giá, so sánh (bạn bè, thầy cô)

- AH4: Ảnh hưởng theo suy nghĩ của bản thân

Các yếu tố đo lường của biến “Điều kiện thuận lợi” mức độ đáp ứng tối thiểu của người học để thực hiện các chương trình học trực tuyến

sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

- DK1: Thể hiện sự đáp ứng về mặt cơ sở vật chất để việc học có thể diễn ra được. Ví dụ như máy tính, tai nghe,… để người học có thể tiếp cận với các kiến thức được cung cấp trong trang mạng

- DK2: Thể hiện sự đáp ứng về mặt kiến thức tối thiểu về mặt tin học để có thể truy cập và sử dụng trang mạng

- DK3: Thể hiện sự đáp ứng về mặt tương thích với hệ thống của người dùng. Ví dụ, người dùng rất bất tiện một trang mạng chỉ hiển thị tốt nhất trên chương trình Firefox trong khi học chỉ sử dụng Google chrome.

- DK4: Thể hiện sự đáp ứng về mặt hỗ trợ, có thể là bạn bè người xung quanh hoặc có thể là các nhà cung cấp để giải quyết một số vấn đề thường gặp hoặc vấn đề bất thường về mặt kỹ thuật.

Các yếu tố đo lường của biến “Dự định hành vi” thể hiện từng cấp độ, mong muốn sử dụng của người dùng

- DD1: Thể hiện ý định ở tương lai xa - DD2: Thể hiện ý định ở tương lai gần

- DD3: Thể hiện ý định ở tương lai gần, gần như chắc chắn xảy ra (kế hoạch)

Mối quan hệ của các biến trong mô hình

Theo Venkatesh, Morris, David, and David (2003):

Trong mô hình UTAUT, Hiệu quả mong đợi, Nỗ lực mong đợi và Ảnh hưởng xã hội đều được giả thiết là ảnh hưởng đến Dự định hành vi trong việc sử dụng công nghệ, trong khi Dự định hành vi và Điều kiện thuân lợi xác định Hành vi sử dụng. Thêm vào đó, các biến điều tiết như Tuổi tác, Giới tính, Kinh nghiệm và Tự nguyện sử dụng sẽ điều tiết các mối quan hệ khác trong mô hình UTAUT.

o Tác động của “Điều kiện thuận lợi” đến “Hành vi sử dụng”

Điều kiện thuận lợi có tác động trực tiếp đến Hành vi sử dụng công nghệ. Trong mô hình UTAUT, Điều kiện thuận lợi được giả thiết có ảnh hưởng đến sử dụng

sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

công nghệ trực tiếp dựa trên ý tưởng rằng, trong một môi trường có tổ chức, điều kiện thuận lợi có thể được ủy nhiệm cho kiểm soát hành vi và có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi (theo Ajzen 1991). Đó là do các khía cạnh của điều kiện thuận lợi như hướng dẫn, hỗ trợ luôn có sẵn trong tổ chức và được cung cấp đến mọi người sử dụng như nhau. Ngược lại, các điều kiện sẵn có trong môi trường được cung cấp cho người sử dụng một cách đa dạng thông qua các thiết bị hiện đại, thế hệ công nghệ,… Đặc biệt là người sử dụng được tạo điều kiện thuân lợi trong việc truy cập thì có khả năng sử dụng công nghệ cao hơn.

o Tác động của “Điều kiện thuận lợi” được điều tiết bởi “Tuổi tác” và “Kinh nghiệm”

Về Tuổi tác, người nhiều tuổi có xu hướng gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới và phức tạp, vì vậy ảnh hưởng đến việc học công nghệ mới (theo Morris et al. 2005; Plude và Hoyer 1985). Những khó khăn này được quy là do sự giảm khả năng nhận thức và trí nhớ theo quá trình lão hóa (theo Posner 1996). Vì vậy, người nhiều tuổi thường quan trọng sự sẵn có của việc hỗ trợ đầy đủ hơn so với người trẻ (theo Hall và Mansfield 1975).

Ngoài ra, Kinh nghiệm cũng điều tiết mối quan hệ giữa Điều kiện thuận lợi và Hành vi sử dụng. Kinh nghiệm nhiều dẫn đến việc quen hơn, hiểu biết rõ hơn công nghệ và tích lũy nhiều kiến thức, kĩ năng để người dùng thuận tiện trong việc làm quen với công nghệ mới, nhờ vậy mà giảm được sự phụ thuộc của người dùng vào sự hỗ trợ bên ngoài (tlba và Hutchinson 1987). Như vậy, phương pháp phân tích tổng hợp chỉ ra rằng người sử dụng mà có ít kinh nghiệm sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào điều kiện thuận lợi. Hơn thế nữa, Tuổi tác và Kinh nghiệm còn điều tiết chung đến mối quan hệ giữa Điều kiện thuận lợi và Hành vi sử dụng. Khi người sử dụng chưa đủ kiến thức và thành thạo kĩ năng, tác động của Tuổi tác sẽ trở nên có ý nghĩa hơn với những người có đủ kiến thức và nhiều trải nghiệm với công nghệ.

sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

o Tác động của “Hiệu quả mong đợi” đến “Dự định hành vi”

Khái niệm này được tổng hợp từ 5 khái niệm từ các mô hình khác nhau bao gồm Nhận thức sự hữu ích (TAM/TAM2 và C-TAM-TPB), Động cơ bên ngoài (MM), Thích hợp công việc (MPCU), Lợi thế có liên quan (IDT), và Kỳ vọng kết quả (SCT). Khái niệm Hiệu quả mong đợi trong mô hình là nhân tố dự báo tốt nhất của Dự định hành vi và duy trì ý nghĩa ở tất cả các điểm đo lường của cả sự tự nguyện và bắt buộc, thống nhất với các thử nghiệm mô hình trước đây (Agarwal và Prasad 1998; Compeau và Higgins 1995b; Davis et al. 1992; Taylor và Todd 1995a; Thompson et al. 1991; Venkatesh và Davis 2000).

o Tác động của “Hiệu quả mong đợi” được điều tiết bởi “Giới tính” và “Tuổi tác”

Dựa trên một quan điểm có cơ sở lý thuyết, mối quan hệ giữa Hiệu quả mong đợi và Dự định hành vi được điều tiết bởi Giới tính và Tuổi tác. Nghiên cứu dựa trên sự khác biệt giới tính (theo Minton và Schneider 1980) và vì vậy, Hiệu quả mong đợi mà tập trung vào hoàn thành nhiệm vụ thường đặc biệt nổi bật đối với nam. Lý thuyết giới tính gợi ý rằng những khác biệt này xuất phát từ vai trò giới tính và sựcủng cố giới tính do ảnh hưởng xã hội hơn là sinh lý tự nhiên (theo Bem 1981; Bem và Allen 1974; Kirchmeyer 1997; Lubinski et al. 1983; Lynott và McCandless 2000; Moto-widlo 1982). Tương tự với Giới tính, Tuổi tác được giả thiết đóng vai trò là biến điều tiết. Sự khác biệt trong Giới tính và Tuổi tác cũng tồn tại trong các ngữ cảnh thích hợp với công nghệ (được chứng minh bởi Morris và Venkatesh 2000; Venkatesh và Morris 2000). Khi nhìn vào ảnh hưởng giới tính và tuổi tác, Levy (1988) đã có một sự lưu ý rất thú vị rằng những nghiên cứu về sự khác biệt giới tính có thể gây hiểu nhầm mà không tham chiếu đến tuổi tác.

sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

Khái niệm Nỗ lực mong đợi được tổng hợp từ 3 khái niệm từ các mô hình: nhận thức tính dễ sử dụng (TAM/TAM 2), sự phức tạp (MPCU) và sự dễ sử dụng (IDT). Các khái niệm này có sự tương đồng đáng kể về mặt giải thích và thang đo. Những khái niệm định hướng nỗ lực được mong chờ nổi bật hơn trong giai đoạn đầu của hành vi mới, khi quá trình nảy sinh vấn đề vượt qua rào cản và sau đó bị lu mờ bởi các mối quan tâm phương tiện (theo Davis et al. 1989; Szajna 1996; Venkatesh 1999).

o Tác động của “Nỗ lực mong đợi” được điều tiết bởi “Giới tính”, “Tuổi tác” và “Kinh nghiệm”

Venkatesh and Morris (2000) đã chỉ ra rằng Nỗ lực mong đợi nổi bật hơn đối với phụ nữ. Như được đề cập ở trên, sự khác biệt giới tính có thể được thúc đẩy bởi nhận thức liên quan đến vai trò giới tính (theo Lynott and McCandless 2000; Motowidlo 1982; Wong et al. 1985). Tuổi tác lớn được chỉ ra rằng có liên quan đến những khó khăn trong việc phân bổ sự chú ý đến thông tin (theo Plude and Hoyer 1985), đặc biệt cần thiết khi sử dụng hệ thống phần mềm. Những nghiên cứu trước đó đóng góp các khái niệm mà hình thành Nỗ lực mong đợi sẽ là những yếu tố quyết định mạnh mẽ đến dự định cá nhân của phụ nữ (theo Venkatesh and Morris 2000) và ít kinh nghiệm sử dụng ( theo Morris and Venkatesh 2000).

o Tác động của “Ảnh hưởng xã hội” đến “Dự định hành vi”

Ảnh hưởng xã hội được xem như là nhân tố quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến Dự định hành vi. Khái niệm này được xây dựng dựa trên các khái niêm khác

Một phần của tài liệu Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học tiếng Anh trực tuyến của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)