7. Bố cục của luận văn
3.2.2. Tăng cường tự chủ trong chi tiêu tài chính
Tự chủ trong chi tiêu tài chính của trường Đại học đã được thể hiện trong nghị định 43 trước đây và hiện nay là nghị định 16 và càng thể hiện rõ nét trong Luật giáo dục Đại học năm 2013, Điều lệ Trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định 70 của Thủ tướng Chính phủ. Tự chủ trong chi tiêu tài chính nhằm đảm bảo cho tổ chức, bộ máy hoạt động thông suốt, hiệu quả. Để thực hiện giải pháp này cần áp dụng các biện pháp sau đây:
3.2.2.1. Xây dựng các quy định cụ thể của trường trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính
Trong công tác quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính quan trọng nhất là đổi mới cơ cấu chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính. Qua phân tích có thể thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thường xuyên là chi cho con người. Khoản chi cho con người ở trường mặc dù qua các năm đều được chi theo đúng chế độ Nhà nước quy định tuy nhiên vẫn còn một vài hạn chế. Do vậy, trước hết cần phải có cơ chế hợp lý hơn trong khoản chi cho con người. Nhà trường cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Trong những năm qua, Nhà trường không ngừng gia tăng số lượng CBVC. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ có trình độ, có năng lực phù hợp với công việc. Do vậy, Nhà trường cần thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.
- Cần có chính sách ưu đãi, đảm bảo thu nhập tương xứng với tŕnh độ, sức lao động của người giảng viên, đồng thời cần có chính sách hỗ trợ thích hợp cho việc đào tạo thường xuyên, đào tạo lại đội ngũ cán bộ giảng dạy, khuyến khích nâng cao trình độ. Khắc phục tình trạng thiếu người thay thế cho cán bộ có trình độ cao sắp nghỉ hưu.
- Thực hiện xây dựng chính sách, chế độ khuyến khích những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở lại trường tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm bổ sung kịp thời cho đội ngũ cán bộ giảng viên của các trường, tránh tình trạng còn tồn tại một số giáo viên phải dạy quá tải, thiếu thời gian nghiên cứu nâng cao trình độ, hay tái sản xuất sức lao động, làm ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy.
- Cần có sự thay đổi trong chế độ lương tăng thêm, phương thức trả lương tăng thêm sao cho đảm bảo công bằng trong việc phân phối thu nhập, khuyến khích được tinh thần lao động cho CBVC trong Nhà trường.
Giải pháp đối với khoản chi thường xuyên khác:
- Thực hiện điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng nâng dần tỷ trọng chi cho công tác trực tiếp giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường.
- Triệt để thực hiện tiết kiệm các khoản chi về quản lý hành chính như: điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, công tác phí… hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị không cần thiết.
- Chấn chỉnh công tác quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học từ việc tổ chức triển khai, nghiệm thu, thanh quyết toán, đảm bảo được thời gian thực hiện đúng hạn của đề tài.
3.2.2.2. Xây dựng và bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm
Kết quả của hoạt động của trường phụ thuộc rất nhiều vào sự hiện hữu, tính đúng đắn và việc tuân thủ quy chế chi tiêu nội bộ. Thực tế cho thấy quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường vẫn còn tồn tại những bất cập, nhiều điểu khoản đã trở nên lạc hậu. Chính vì vậy, nhiệm vụ trước mắt là Nhà trường cần thực hiện rà soát, chỉnh lý các định mức chi tiêu không còn hợp lý trong quy chế chi tiêu nội bộ.
Quy chế chi tiêu nội bộ qui định cụ thể mức chi tiền lương tăng thêm, dẫn tới hàng tháng đã quyết toán chi tiền lương tăng thêm vào chi thường xuyên trước khi xác định chênh lệch thu chi. Do không xác định được chênh lệch thu - chi trước khi trả tiền lương tăng thêm, trích lập các quỹ nên hàng năm không đánh giá được chính xác kết quả tăng thu, tiết kiệm chi của trường; tiền lương tăng thêm và chi khen thưởng, phúc lợi chưa trở thành động lực tích cực để khuyến khích việc tăng thu, tiết kiệm chi của Nhà trường.