Tăng cường khai thác các nguồn thu

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính ở trường Đại học Y Khoa Vinh (Trang 87 - 92)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1.Tăng cường khai thác các nguồn thu

Như phân tích thực trạng nguồn tài của trường Đại học Y khoa Vinh hiện nay cho thấy, nguồn tài chính duy trì hoạt động Nhà trường chủ yếu từ NSNN cấp chi thường xuyên để đào tạo và thu học phí, lệ phí của người học. Các nguồn tài chính khác từ bản thân các hoạt động của nhà trường như thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ... có nguồn thu khá thấp. Điều này thể hiện sự kém bền vững, kém phát triển của nguồn tài chính trong đào tạo đại học của Nhà trường. Như vậy để phát triển các nguồn tài chính theo hướng bền vững, trường Đại học Y khoa Vinh cần thực hiện công tác quản lý các nguồn lực tài chính theo đúng quy định Nhà nước đồng thời cần tăng cường khai thác và đa dạng hóa các nguồn tài chính. Một số biện pháp và hoạt động cụ thể như sau:

3.2.1.1. Tăng nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp cho đào tạo

Để tăng nguồn thu từ ngân sách nhà nước Nhà trường cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

- Tăng quy mô đào tạo của các ngành hiện có:

quy mô 10% thì ngân sách cũng tăng theo tối thiểu 10%. Đây là nguồn chủ yếu chiếm hơn 60% kinh phí hoạt động của nhà trường.

- Mở thêm mã ngành đào tạo mới: Trong những năm tới, căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động và sự phát triển của nhà trường, cần mở thêm ngành nghề mới trình độ Đại học như: Bác sỹ Y học dự phòng, cử nhân Y tế công cộng, Dược sỹ đại học, Kỹ thuật viên chỉnh quang, bác sỹ răng hàm mặt. Mở thêm ngành trình độ Cao đẳng như: Kỹ thuật viên chỉnh nha, kỹ thuật viên an toàn thực phẩm.

- Mở thêm ngành đào tạo sau đại học:

Đào tạo sau đại học trong ngành Y-Dược mang tính đặc thù cao, do vậy chi phí cho đào tạo sẽ cao hơn các trường khác. Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đào tạo sau đại học trung bình 25 triệu/năm. Mỗi năm nhà trường đào tạo 50 thạc sĩ hay bác sỹ chuyên khoa câp I thì ngân sách nhà nước cấp khoảng 750 triệu, góp phần tăng nguồn thu cho nhà trường để thực hiện nhiệm vụ dạy học.

Các biện pháp trên đây thực hiện được thực sự là do tính chủ động, năng động, sáng tạo của nhà trường, các biện pháp trên thể hiện được tính tự chủ tài chính trong đơn vị.

3.2.1.2. Tăng nguồn thu từ xây dựng cơ bản

Trong 5 năm tới, do nhu cầu phát triển, mỗi năm nhà trường phải xây dựng ít nhất 6860m2 sàn, kinh phí xây dựng ít nhất 34 tỷ 300 triệu đồng.

Để đảm bảo nguồn ngân sách này, nhà trường phải xây dựng các kế hoạch xây dựng cơ bản, lập các dự án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để được cấp kinh phí xây dựng cơ bản hàng năm thông qua vốn trái phiếu chính phủ hoặc ngân sách của tỉnh.

3.2.1.3. Tăng nguồn thu từ học phí

Căn cứ vào thực trạng về chi phí đào tạo của ngành Y-Dược, trong nghị định 49 của Chính phủ cũng đã quy định cho các trường đặc thù khung học

phí cao hơn các trường khác, nhưng thực chất vẫn chưa đảm bảo cho các hoạt động đào tạo và đảm bảo chất lượng của bác sỹ, điều dưỡng. Một trong những nguyên nhân chất lượng đào tạo cán bộ của nước ta nói chung và của các trường y nói riêng chưa ngang tầm các nước trong khu vực là kinh phí đào tạo, học phí thấp.

Bởi vậy để tăng cường nguồn thu từ học phí, Trường cần thực hiện một số biện pháp như sau:

- Nâng mức học phí trên cơ sở tính đủ các chi phí đào tạo cho các dối tượng đào tạo chính quy:

Thực hiện Nghị định 16/2015 ngày 14/2/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở các chi phí về đào tạo, nhà trường cần phải tính đủ các loại chi phí để đào tạo cho 1 sinh viên/năm để thu đủ học phí để đảm bảo kinh phí đào tạo.

Hiện tại trường chỉ thu bằng 80% mức tối đa khung học phí theo nghị định 49 của Chính phủ, đối với đại học 7 triệu/năm, cao đẳng 5,6 triệu/năm, trung cấp chuyên nghiệp 3,6 triệu/năm. Trong khi đó để đào tạo bác sỹ đa khoa nhà trường cần phải chi phí rất nhiều khoản đặc thù của ngành Y như mô hình giải phẫu, xác, súc vật thí nghiệm, hóa chất, dịch truyền tại các phòng thực hành của trường, ngoài ra nhà trường còn phải thanh toán các khoản cho sinh viên còn đi thực tập tại các bệnh viện và cộng đồng. Đó là các khoản chi trực tiếp cho sinh viên chưa kể các khoản gián tiếp như chi lương cho giáo viên, tiền vượt giờ, điện nước và bộ máy quản lý... Ước tính khoảng 25 triệu/sinh viên Y khoa/năm, trong khi hiện tại kinh phí đào tạo/sinh viên kể cả học phí của Nhà trường là 17,5 triệu/SV/năm, còn thiếu 7,5 triệu so với nhu cầu. Tuy nhiên kinh phí này vẫn thấp hơn các nước trong khu vực, ví dụ: Trường Y quốc tế tư nhân Malaisia 216.000 USD/6 năm, Trường Y công lập 91.000 USD/6 năm

và nâng mức đóng học phí như hiện nay lên mức 10 triệu đồng/năm và mỗi năm tăng lên 10%, để đến năm 2020 đạt 15 triệu đồng/năm.

Căn cứ luật giáo dục Đại học năm 2013: Trường Đại học có quyền quyết định mức thu học phí để đảm bảo chi phí đào tạo. Quyền hạn này thể hiện tính chủ động cao trong hoạt động tài chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo mà trường có thể thực hiện được. Do vậy đây là một giải pháp quan trọng đảm bảo tự chủ tài chính của Trường Đại học Y khoa Vinh.

- Tăng nguồn thu từ đa dạng hóa các loại hình đào tạo

Để tăng thêm nguồn thu từ các hoạt động đào tạo, Nhà trường cần phải mở nhiều lớp ngắn hạn đáp ứng nhu cầu người học như: các lớp bồi dưỡng chuyên môn, lớp đào tạo lại, lớp chuyên khoa định hướng và các lớp chuyển giao kỹ thuật cao và các lớp đào tạo đặc biệt chuyên sâu.

Nhà trường cần phải tăng cường liên danh, liên kết với các cơ sở đào tạo tiến tiến để chuyển giao kỹ thuật, mở các ngành đào tạo chất lượng cao mà ngành y tế đang cần, tăng cường liên kết với nước ngoài trong đào tạo, chuyển giao kỹ thuật.

Học phí theo thỏa thuận từ 4-5 triệu/tháng và trên cơ sở tính đủ các chi phí đào tạo.

Giải pháp này có thể thực hiện được trong khả năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà trường và nhu cầu nâng cao chất lượng đọi ngũ cán bộ y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

3.2.1.4. Tăng thu từ các nguồn hợp pháp khác

Hiện tại nguồn thu khác của trường còn nhiều hạn chế, mặc dù tiềm năng là khá dồi dào. Trong thời gian tới, Trường Đại học Y khoa Vinh cần thực tập trung phát triển hơn nữa nguồn thu này. Cụ thể:

- Tăng nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Trường Đại học Y khoa Vinh có 01 phòng khám bệnh trực thuộc. Tuy nhiên phòng khám bệnh hoạt động chủ yếu là cho học sinh, sinh viên đi thực tế tại phòng khám nên

chỉ đem lại nguồn thu rât ít cho phòng khám cũng như cho Nhhà trường, còn các đơn vị còn lại hoạt động chủ yếu do Nhà trường bao cấp toàn bộ, Như vậy, vấn đề cấp bách trong thời gian tới là Nhà trường cần tìm ra giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc này theo hướng đồng thời vừa hoàn thành nhiệm vụ về chuyên môn, đồng thời vừa tăng nguồn thu cho Nhà trường. Cần nghiên cứu, xác lập và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các phòng, ban, trung tâm sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển của Nhà trường và mang lại hiệu quả kinh tế. Chẳng hạn như các hình thức giao khoán nhiệm vụ, giao khoán kinh phí hoạt động…

- Tăng nguồn thu hoạt động dự án, đề tài, nghiên cứu khoa học: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù trong những năm qua Nhà trường đã rất chú trọng và đã có những chính sách cụ thể để khuyến khích thực hiện các hoạt động NCKH, Dự án đề tài tại trường. Nhưng mặc dù gia tăng về số lượng và quy mô, nhưng hoạt động này chưa thực sự hiệu quả về chuyên môn cũng như về đóng góp tài chính cho nguồn thu của Nhà trường cũng như tăng thu nhập cho các cá nhân CBVC Nhà trường. Vì vậy, trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục gia tăng hoạt động nghiên cứu khoa học, tích cực chủ động tiếp cận những lĩnh vực khoa học công nghệ mới, có tính thời sự, Nhà trường cần xây dựng triển khai theo mô hình: Nhà trường + Trung tâm nghiên cứu, trong đó lấy các Trung tâm nghiên cứu làm nòng cốt. Ngoài ra Nhà trường cần nâng cao chất lượng chuyên môn các đề tài KHCN, phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn, thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm và tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các đề tài KH và CN với sự tham gia của các chuyên gia đánh giá độc lập.

- Huy động xã hội hóa hoạt động Y tế giáo dục:

Các khoản đóng góp từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tài trợ cho Nhà trường. Đồng thời, trường cần tăng cường mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn vốn

viện trợ, tài trợ của nước ngoài để phát triển đào tạo, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị.

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính ở trường Đại học Y Khoa Vinh (Trang 87 - 92)