7. Bố cục của luận văn
3.1.1. Dự báo sự phát triển của Trường Đại học Y khoa Vinh đến
năm 2020
3.1.1.1.Mục tiêu phát triển nhà trường đến năm 2020: - Mục tiêu tổng quát:
Tập trung mọi nguồn lực phát triển Trường Đại học Y khoa Vinh đáp ứng yêu cầu khu vực. Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, tập trung chủ yếu đào tạo bác sỹ đa khoa tiến tới đào tạo sau đại học các chuyên ngành lâm sàng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân cho Nghệ An và các tỉnh lân cận. Phát triển khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học mũi nhọn, tăng cường hợp tác quốc tế và trong nước trong lĩnh vực Y- Dược học và chuyển giao kỹ thuật mới [23].
- Mục tiêu cụ thể
+ Về đào tạo: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình một trường đại học đa ngành, đa cấp nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào ngành nghề đặc thù của Nhà trường là đào tạo bác sỹ đa khoa. Đáp ứng yêu cầu nhiệm cụ của Nhà nước giao cũng như đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho xã hội.
+ Về nghiên cứu khoa học: Đưa trường Đại học Y khoa Vinh trở thành trung tâm nghiên cứu lý luận, thực tiễn của nghành Y khoa cũng như những lĩnh vực khoa học công nghệ mới.
+ Từng bước phát triển lực lượng giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng. Trong đó có nhiều người đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, Phó giáo sư, Giáo sư. Đồng thời thu hút lực lượng giảng viên kiêm chức có trình độ cao.
+ Tăng cường hợp tác và liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các nhà khoa học, các Trường đại học, các Học viện, các Trung tâm nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.
+ Từng bước nâng cấp xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong giai đoạn tới [23].
3.1.1.2. Dự báo quy mô ngành nghề và cấp đào tạo
Trường Đại học Y khoa Vinh hiện nay trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An, từ nay đến năm 2020 trường sẽ phấn đấu trực thuộc Bộ Y tế.
Mục tiêu phấn đấu và sứ mạng của nhà trường là: Đào tạo cán bộ có trình độ Đại học, sau đại học và thấp hơn trong lĩnh vực Y-Dược cho các tỉnh Nghệ An và lân cận, cho nước bạn Lào; Khám chữa bệnh, chuyển giao và tiếp nhận chuyên giao các kỹ thuật Y-Dược mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Y-Dược đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương [23], [24].
Bảng 3.1. Quy mô phát triển của nhà trường từ nay đến 2020
Trình độ Hiện tại 2016 2017 2018 2019 2020 Sau ĐH 0 0 50 100 150 200 Đại học 2.500 2.750 3.000 3.500 4.000 4.500 Cao đẳng 2.500 2.750 3.000 3.000 3.000 3000 Trung cấp 500 250 0 0 0 Tổng 5.500 5.750 6.050 6.600 7.150 7700
Quy mô đào tạo hàng năm cứ tăng dần 10%, đến 2017 trường sẽ bắt đầu đào tạo trình độ thạc sĩ và theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2017 các Trường Đại học sẽ không đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.
3.1.1.3. Dự báo dầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
Với quy mô phát triển của nhà trường từ năm 2015-2020, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo cũng phát triển để phục vụ phát
triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.
- Diện tích đất: Theo tiêu chuẩn xây dựng của các trường Đại học, diện tích đất tối thiểu 25 m2/sinh viên do vậy Trường Đại học Y khoa Vinh cần khu đất diện tích tối thiểu 192.500m2 nghĩa là tối thiểu 19,2ha. Theo tiêu chuẩn của các nước trong khu vực diện tích 50m2 /sinh viên thì diện tích tối thiểu 380.500m2 nghĩa là gần 39ha. Hiện nay Trường Đại học Y khoa Vinh đã có khu đất 29,4 ha tại cơ sở 2 gần trường [14].
- Diện tích xây dựng: Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Trường Đại học trên cơ sở tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN-3981-85 diện tích sàn xây dựng của các trường Đại học phải đảm bảo 9m2 /sinh viên. Với quy mô 7700 học viên, sinh viên, tổng diện tích sàn xây dựng của Trường Đại học Y khoa Vinh đến năm 2020 là 69.300 m2. Trong khi đó hiện tại diện tích sàn xây dựng của Trường mới chỉ được 35.000m2. Do vậy từ nay đến năm 2020 Nhà trường phải xây dựng thêm ít nhất 34.300m2 sàn [14], [23], [24].
- Các công trình sẽ xây dựng: Từ nay đến năm 2020 Trường Đại học Y khoa Vinh sẽ phải đầu tư xây dựng các khu giảng đường, khu thực hành, khu bệnh viện, khu ký túc xá, khu giáo dục thể chất cho sinh viên. Trong đó khu giảng đường ít nhất có diện tích xây dựng 20.000m2, khu thực hành ít nhất 8.000m2.
Như vậy từ nay đến năm 2020 mỗi năm Nhà trường phải xây dựng ít nhất 6860 m2 sàn. Với giá xây dựng hiện tại, kinh phí xây dựng cơ bản mỗi năm 34 tỷ 300 triệu đồng [23], [24].
Đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy học, đào tạo, khám chữa bệnh. Nghề Y là một nghề đặc biệt, do vậy trong quá trình đào tạo phải tiêu tốn và chi phí vật tư, trang thiết bị dạy học nhiều mới đảm bảo chất lượng đào tạo.
Trang thiết bị phục vụ dạy học của Trường Y bao gồm: Hóa chất súc vật thí nghiệm, trang thiết bị Y tế, thuốc men, dịch truyền, hạ tầng công nghệ
thông tin, bàn ghế học sinh, sinh viên, máy móc trên giảng đường....
Bảng 3.2. Kinh phí đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy học và đào tạo ĐVT: Triệu đồng
Thời điểm Hiện tại 2016 2017 2018 2019 2020
Kinh phí
(tỷ đồng) 15.600 16.500 18.200 20.00 24.000 28.800
Trọng số (%) 20 20 20 20 20 20
Phần kinh phí trên chưa kể kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện của Trường.
3.1.1.4. Dự báo thu- chi tài chính
- Dự báo về thu: Căn cứ nghị định 49/2010 của Chính phủ, học phí của các cơ sở giáo dục công lập mỗi năm tăng thêm 10%.
Căn cứ vào bảng 3.1, dự báo quy mô đào tạo
Bảng 3.3. Dự báo nguồn thu của trường từ 2015-2020
ĐVT: Triệu đồng Kinh phí Hiện tại 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số HS,SV 5.500 5.750 6.050 6.600 7.150 7.700 Kinh phí (NS &HP) (1) 85.5 94.05 103.455 113.8 125.18 137.699 Tổng số HVSĐH 0 0 50 100 150 200 Kinh phí SĐH (NS & HP(2) 1.25 2.5 3.75 5.0 Thu khác 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 Tổng KP 85.5 95.55 106.705 118.8 131.93 146.199
- Dự báo về chi
Trong 5 năm tới, với quy mô phát triển và mở rộng ngành nghề, mở ngành đào tạo sau đại học một số chuyên ngành. Nhu cầu chi của Trường cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu số lượng và chất lượng nguồn nhân lực y tế. Dự kiến mỗi năm tăng trung bình 10-15% chi cho các hoạt động của nhà trường. Bởi vì mỗi năm quy mô đào tạo tăng trung bình 10% cho nên các khoản chi đều tăng 10%. Riêng chi cho con người dự kiến sẽ tăng 15% vì nhà trường phải mời giáo sư các trường khác giảng dạy và chi cho các bác sỹ tại bệnh viện tham gia giảng dạy. Nhu cầu chi của Trường dự kiến ở bảng 3.3. dưới đây
Bảng 3.4. Dự báo chi của trường ĐHYK Vinh từ năm 2016-2020 Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016
Năm 2017
Năm
2018 Năm 2019 Năm 2020
Chi thanh toán
cá nhân (Tăng 15%) 25.500 29.330 33.720 38.780 44.600 51.290 Chi nghiệp vụ chuyên môn 25.410 27.750 30.520 33.600 36.940 40.630 Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 15.600 20.000 22.000 24.200 26.620 29.280 Chi khác 5.000 6.000 6.600 7.260 8.000 8.780 Tổng 71.510 83.080 92.840 103.840 116.160 129.980