Xác định độ trong:

Một phần của tài liệu quy trình tinh luyện dầu ăn, và các phương pháp kiểm tra chất lượng dầu ăn công ty tnhh phúc quang Hồng anh (Trang 34 - 35)

Xác định độ trong suốt biết sơ bộ nước và tạp chất có trong dầu thô cũng như dầu tinh luyện. Sự có mặt của các chất đó làm cho dầu bị vẫn đục.

Dầu phải được trộn đều trước khi xác định độ trong. Đối với dầu đông đặc phải đun nóng sơ bộ cho tan rồi mới xác định độ trong.

Rót 100ml dầu vào ống thủy tinh không màu (đường kính khoảng 300mm) để yên quan sát với ánh sáng phản chiếu trên nền trắng.

Tên phương pháp: Xác định Độ ẩm và Hàm lượng chất bay hơi

1. Định nghĩa:

Độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi là lượng mất đi của sản phẩm khi bị sấy nóng ở nhiệt độ 1032oC dưới các điều kiện quy định, được tính bằng thành phần trăm khối lượng.

2. Phạm vi áp dụng:

Phương pháp sử dụng tủ sấy phân tích. Áp dụng cho các loại dầu mỡ không sấy được và có chỉ số acid nhỏ hơn 4. Đối với acid Lauric không sử dụng được phương pháp này.

3. Nguyên tắc:

Sấy nóng mẫu thử ở nhiệt độ 1032oC cho đến khi độ ẩm và các chất bay hơi hoàn toàn bay hết và xác định khối lượng mất đi.

4. Dụng cụ:

- Chén thủy tinh đáy bằng, đường kính 60mm, cao 30mm. - Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh điện ở 103oC2oC.

- Bình bút ẩm có chất làm khô Silicagel. - Và một số dụng cụ thông thường.

5.Tiến hành xác định:

1. Cân khoảng 5g hay 10g mẫu đã được trộn đều chính xác đến 0,0001g vào chén thủy tinh đã sấy khô ghi (m0), làm nguội cả mẫu và chén cân trong bình hút ẩm ghi khối lượng m1.

2. Đặt chén đựng mẫu vào tủ sấy ở nhiệt độ 103oC2oC, sấy trong 1 giờ. Làm nguội chén đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Sau đó cân chính xác đến 0,0001g, ghi khối lượng m2. Lặp lại thao tác trên với mỗi lần sấy 30 phút, cho đến khi khối lượng giữa 2 lần cân liên tiếp không lệch nhau quá 2mg hay 4mg tùy theo khối lượng mẫu thử.

Trường hợp có sự tăng khối lượng của mẫu thử sau khi sấy là do sự tự oxi hóa của dầu hoặc mỡ, trong trường hợp này kết quả được tính bằng cách lấy khối lượng nhỏ nhất.

6. Tính kết quả:

Độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi (X%) tính theo công thức: Trong đó: mo : Khối lượng chén thủy tinh (g).

m1 : Khối lượng chén thủy tinh và mẫu thử trước khi sấy (g). m2 : Khối lượng chén thủy tinh và mẫu thử sau khi sấy (g). Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai phép thử song song hay kế tiếp nhau. Độ chênh lệch của hai kết quả này không vượt quá 0,05g hàm lượng ẩm và chất bay hơi trên 100g mẫu thử.

Một phần của tài liệu quy trình tinh luyện dầu ăn, và các phương pháp kiểm tra chất lượng dầu ăn công ty tnhh phúc quang Hồng anh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w