Thông tin thuốc trong bệnh viện

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tây năm 2004 (Trang 56)

Thông tin thuốc nhằm mục tiêu:

Đảm bảo thuốc chất lượng, an toàn hiệu quả.

Tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

Nhằm sử dụng hiệu quả tthời gian và tài nguyên. Là một trong năm yêu cầu về sử dụng thuốc hợp lý:

Chỉ định thích hợp.

Thuốc thích hợp.

Bệnh nhân thích hợp.

Thông tin thích hợp.

Theo dõi thích hợp.

Các nguồn thông tin thuốc trong bệnh viện: *) Thông tin sách

Martidale (Luân đôn dược báo).

Dược thư quốc gia Việt nam.

*) Danh mục quốc gia về thuốc thiết yếu và các hướng dẫn điều trị kháng sinh.

*) Các ấn phẩm định kỳ

Tạp chí Dược học, Dược lâm sàng, tạp chí y học thực hành...

Trong bệnh viện còn xuất bản một tạp san y học, phát hành hàng tháng, mục đích trao đổi về chuyên môn giữa các cán bộ chuyên môn trong bệnh viện.

*) Các nguồn thông tin từ ngành dược phẩm

Thuốc và biệt dược.

- MIMS...

*) Các trang web thông tin thuốc

www.cimsi.org.vn/CucOuanLvDuoc.htm của Cục quản lý dược Việt Nam.

*) Quản lý sử dụng thuốc

- Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc và sự chỉ đạo của Hội đồng thuốc - điều tri, bệnh viện đã thực hiện tốt các quy định, hướng dẫn của Bộ Y Tế về sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý và hiệu quả.

- Cung ứng đủ các loại kháng sinh chất lượng, giá thành hợp lý theo yêu cầu điều trị đảm bảo hiệu quả điều trị, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước và giảm chi phí cho người bệnh. Thiết lập được một quy trình phân phối thuốc đến tận người bệnh, nhanh chóng, chính xác.

- Có chế độ bảo quản, kiểm kê thuốc kháng sinh tốt, đúng quy định, đảm bảo việc tồn trữ và bảo quản thuốc tốt.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc trong tất cả các khâu từ mua thuốc, cung ứng, tồn trữ đến kê đơn, điều trị, quản lý sử dụng kháng sinh ở tất cả các khoa phòng.

- Công tác chống nhiễm khuẩn đã thực hiện tốt ở các khâu điều trị làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm lượng kháng sinh sử dụng (số lượng kháng sinh trung bình tron mỗi bệnh án là 1,03).

Khoa dược:

- Thực hiện tốt công tác cung ứng, bảo quản thuốc tốt.

- Chưa có chuyên môn hoá trong thống kê, chưa có phần mềm máy vi tính chuyên môn hoá công việc cung ứng, bảo quản, tồn trữ kháng sinh và các loại thuốc khác.

- Thực hiện tốt công tác cung ứng, bảo quản thuốc tốt.

4. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỂ XUÂT. 4.1 Kết luận

Trong việc báo cáo tình hình sử dụng thuốc chưa có sự phân loại kháng sinh được sử dụng so với các loại thuốc khác, chưa có sự phân loại chi phí, số lượng kháng sinh sử dụng so với các thuốc khác.

- Chưa có sự thông tin thuốc đầy đủ cho bác sỹ, chỉ mới có dưới hình thức bảng thông báo trước khoa Dược về các loại kháng sinh mới có trong bệnh viện gồm có : biệt dược, nhóm thuốc, đơn vị, hàm lượng, chỉ định, chưa đầy đủ thông tin về thuốc: tác dụng, chỉ định, liều lượng, tương tác thuốc, tác dụng phụ, chống chỉ định...

- Tổ chức cán bộ trong khoa còn thiếu chiếm tỷ lệ thấp so vói tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn bệnh viện (1,04%), số dược sỹ trong khoa là 3 người (tỷ lệ 3/15). Một người còn phải đảm nhận nhiều công việc.

*) Sử dụng thuốc kháng sinh tại khoa Nhi

- Sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc không để tai biến xảy ra.

- Chưa có dược sỹ lâm sàng theo dõi phòng điều trị, phối hợp cùng với các bác sỹ trong việc lựa chọn thuốc cho bệnh nhân.

- Tỷ lệ sử dụng kháng sinh là khá cao tại khoa Nhi (93,3% bệnh án khảo sát).

- Các bác sỹ kê đơn sử dụng kháng sinh còn chưa kê đúng qui chế, chưa kê tên gốc, thường kê tên biệt dược, còn tồn tại trường hợp kê cả tên gốc và tên biệt dược của cùng một loại kháng sinh (kê cả Utrixone lg và Ceítriaxone lg trong cùng một bệnh án).

- Tỷ lệ dùng kháng sinh tiêm khá cao 3/5 loại thuốc kháng sinh sử dụng nhiều nhất là thuốc kháng sinh dạng tiêm.

- Số thuốc kháng sinh kê trung bình một bệnh án là 1,03 thuốc/bệnh án. tỷ lệ này không cao so với các bệnh viện khác.

- Số bệnh nhân sử dụng 1 loại kháng sinh là 76,7%, tỷ lệ này khá cao so với các bệnh viện khác. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng 2 loại kháng sinh là 15,3%, trên 3 loại kháng sinh là 1,3% tỷ lệ này là rất thấp.

4.2 Ý kiến đề xuất Bộ Y tê

Cần có chỉ thị chấn chỉnh công tác cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện làm cơ sở pháp lý, thanh tra kiểm tra của Bộ và sở Y tế đối với sử dụng thuốc tại bệnh viện

Tăng cường thanh tra kiểm tra toàn quốc về sử dụng thuốc trong bệnh viện

Hướng dẫn đơn vị phương pháp tăng cường sử dụng thuốc trong bệnh viện qua các khâu lập kiểm tra (Monitoring), lập kế hoạch(Planning) và trao đổi tìm giải pháp can thiệp (Training). Đây là phương pháp MTP mà Tổ chức Y tê thế giới đã tiến hành thành công tại một số nước.

Bệnh viện

Tăng cường hơn nữa chức năng của HĐT&ĐT, giám sát các hoạt động sử dụng thuốc kháng sinh trong bệnh viện.

Tiếp tục hướng dẫn các khoa phòng phát hiện, thống kê báo cáo về ADR, đặc biệt ADR do kháng sinh.

Nâng cao vai trò tư vấn, hướng dẫn sử dụng và thông tin thuốc cho bác sỹ điều trị.

Hàng năm bệnh viện cần bổ xung hoặc chỉnh lý các phác đồ điều tri nhiễm khuẩn phù hợp với biến đổi của mô hình nhiễm khuẩn trong lâm sàng và danh mục thuốc bổ sung.

Theo dõi và thông tin về kháng kháng sinh thường xuyên, nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh tại cơ sở y tế.

Sử dụng các công cụ, chương trình đào tạo, tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn sử dụng kháng sinh hợp lý cho các bác sỹ, nhân viên y tế và bệnh nhân.

*) Ngăn chặn nhiễm khuẩn: thực hiện tốt công tác chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện.

Chẩn đoán và điều trị hiệu quả:

- Xác định chính xác các vi khuẩn gây bệnh, tham khảo ý kiến chuyên gia bệnh nhiễm khuẩn trước khi kê đơn. Thực hiện thực hành kê đơn tốt (GPP).

- Xây dựng các hướng dẫn điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, tăng cường hợp tác giữa các tổ chức chuyên môn, các tạp chí chuyên ngành đăng tải các thông tin y học dựa trên bằng chứng.

*) Can thiệp của nhân viên y tế với những bệnh nhân có nguy cơ cao.

*) Đào tạo, giáo dục kiến thức về thông tin thuốc và điều trị.

- Tăng cường đào tạo lại cho bác sỹ, dược sỹ kiến thức sử dụng kháng sinh hợp lý, sử dụng thông tin về kháng kháng sinh trong kê đơn.

- Xây dựng danh mục thuốc kháng sinh sử dụng trong bệnh viện, đánh giá sử dụng kháng sinh trên lâm sàng.

- Thu thập báo cáo thông tin về hiệu quả điều trị, các phản ứng có hại (ADR).

Cần có hệ thống máy vi tính, chuyên môn hoá trong việc thống kê, xử lý số liệu, phân loại số lượng, chi phí sử dụng kháng sinh.

Cần có dược sỹ lâm sàng tại các khoa phòng để phối hợp với bác sỹ trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc, tăng cường việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hiệu quả.

Các thông tin về các loại thuốc kháng sinh mới nên được cung cấp đầy đủ đến tận các bác sỹ hơn. Cần có hệ thống thông tin trực tiếp (hệ thống máy vi tính) để các bác sỹ và khoa dược có thể trao đổi trực tiếp các thông tin về thuốc: liều lượng sử dụng, tương tác thuốc và các phản ứng bất lợi của thuốc...góp phần nâng cao việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

Để góp phần làm giảm tỷ lệ kháng kháng sinh cần phải ngăn chặn tỷ lệ kháng thuốc ngay tại cộng đồng.

Vói cộng đồng

- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ thông qua các cơ sở y tế và phương tiện thông tin đại chúng.

- Giáo dục sử dụng kháng sinh hợp lý thông qua các tổ chức quần chúng như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên...

Với người bán thuốc

- Giáo dục sử dụng kháng sinh hợp lý.

- Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện bán đơn thuốc theo đơn.

Có thế tống quát hoá các biện pháp ngăn ngừa kháng kháng sinh bằng hình vẽ sau:

Hình 4.15 Biện pháp ngăn ngừa kháng kháng sinh.

NGẦN NGỪA

KHÁNG KHÁNG SINH

Không gia tăng vi khuẩn đề kháng

Ngăn ngừa lan truyền VK đề kháng Kháng kháng sinh Sửdụng KShợplý Sửdụnq kháng sinh Nhiễm khuẩn Ngăn ngừa nhiễm khuẩn Chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Các biện pháp ngăn ngừa kháng kháng sinh tác động vào các mặt: - Sử dụng kháng sinh

- Kháng kháng sinh - Nhiễm khuẩn

- Không gia tăng vi khuẩn đề kháng

Các biện pháp:

- Chẩn đoán và điều trị hiệu quả - Sử dụng kháng sinh hợp lý

- Ngăn ngừa lan truyền vi khuẩn để kháng - Ngăn ngừa nhiễm khuẩn

Ta có thể tổng quát hoá tác động của các quy chế, quy trình tói kết quả sử dụng thuốc kháng sinh vào sơ đồ sau:

Hình 4.16

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CẤU TRỦC QUY CHÊ DƯỢC, QUI TRÌNH VÀ KẾT QUẢ

V Môi trường

Kết quả khả quan

•Đảm bảo thuốc có chất lượng, giá hợp lý

•An toàn hiệu quả. •Thông tin phù hợp •Kê đơn hợp lý •Cấp phát đúng

•Hiệu quả điều trị cao hơn

•Phòng bệnh tốt hơn •Giảm gánh nặng bệnh tật và nguy cơ gây tử vong Cấu trúc quy chế dược + Quy trình pháp lý về dược Kết quả quy chế dược Kết quả CSSK Kết quả Không khả quan

•Thuốc không đạt chuẩn, • Gây độc, thuốc giả, • Kém chất lượng •Thông tin sai lệch •Kê đơn không hợp lý •Cấp phát sai qui trình

•Kháng thuốc

•Thất bại trong điều trị •Phản ứng có hại

•Gánh nặng bệnh tật và nguy cơ tử vong tăng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn quản lý kinh tế dược, (2003), Giáo trình kinh tế dược, Trường đại học Dược Hà Nội.

2. Bộ môn Quản lý và kinh tế dược, (2004), Bài giảng quản trị kinh doanh,

Tài liệu giảng dạy sau đại học - Trường đại học Dược Hà Nội.

3. Bộ môn Quản lý và kinh tế dược, (2002), Giáo trình Pháp chế hành nghề Dược, Trường đại học Dược Hà Nội.

4. Bộ Y Tế, Cục quản lý dược Việt Nam (2002), Các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược, NXB Y học Hà Nội.

5. Bộ Y tế, (2001), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật Việt -Anh lần thứ 10

(ICD -10), NXB Y học.

6. Bộ Y tế, (1997), Chỉ thị 03/BYT - CT ngày 25/02/1997 về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện. 7. Bộ Y tế, (1998), Chỉ thị 04/BYT - CT ngày 04/03/1998 về việc tăng

cường sử dụng thuốc hợp lý an toàn tiết kiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh.

8. Bộ Y tế, (2004), Chỉ thị 05/BYT - CT ngày 16/04/2004 về việc chấn chỉnh công tác cung ứng sử dụng thuốc trong bệnh viện.

9. Bộ Y tế, (1997), Thông tư 08/BYT - TT ngày 04/07/1997 về hướng dẫn tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.

10. Bộ Y tế, (1999), Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ IV.

11. Bộ Y tế, (2000 - 2004), Niên giám thông kê y tế.

12. Bộ Y tế, (2002), Ngành Y tê'Việt Nam vững bước vào thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

13. Bộ Y Tế, (2001), Quản lý dược bệnh viện, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 14. Bộ Y Tế, (2001), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

15. Bộ Y tế, (2001), Danh mục thuốc sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, ban hành theo quyết định 2320/2001/QĐ - BYT ngày 19/6/2001.

16. Bộ Y Tế, (1997), Quyết định 1998 BYT ngày 19/09/1997 ban hành “Qui chế bệnh viện”.

17. Bộ Y Tế, (1995), Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn.

18. Bộ Y tế, (2000), Tình hình sử dụng kháng sinh trong vụ điều trị, Vụ điều trị - Hội thảo sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn tổ chức tại Hà Nội ngày 28/02/2000.

19. Bộ Y tế, (1999), Hướng dẫn điều trị bằng kháng sinh một số bệnh nhiễm

khuẩn thường gặp, Nhà xuất bản Y học.

20. Bộ Y tế, (1999), Hướng dẫn thực hành điều trị và sử dụng thuốc, Nhà xuất bản Y học.

21. Bộ Y Tế, (2002), Dược thư quốc gia việt nam, NXB Y học.

22. Lê Đăng Hà, Phạm Văn Ca và cs, (2003), [“Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp năm 2002”], Tạp chí dược lâm sàng tháng

10 năm 2003.

23. Nguyễn Huy Tuấn và cs, (2004), “Khảo sát và đánh giá công tác quản lý sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý, hiệu quả tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương”, Tạp chí dược học, tháng 2 năm 2004, trang 36.

24.BỘ Y Tế, (2005), Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị (tài liệu dùng cho đào tạo liên tục bác sỹ, dược sỹ bệnh viện), Công ty in giao thông.

25. Bộ Y Tế, (2002), Một số vấn đê' cấp bách của công tác khám chữa bệnh,

NXB Y học.

26. Vụ điều trị - Bộ Y Tế, (2004), Bước đầu đánh giá thực hiện chỉ thị 05/2004/CT-BYT vê việc chấn chỉnh công tác dược bệnh viện.

27. WHO, (2003), Drug and Therapeutic Commitees - A practỉcal guide,

World Health Organization in collaboration with Management Sciences for Health.

28. WHO, (2001), Antibiotic resistance: synthesis ữf recommendations by

expert policy groups Alliance for the Prudent use of antibitotics.

29. www.cimsi.org.vn/CucQuanLvDuoc.htm

30. hUn://www.fda.gov/OHRMS/DOCKETS/98fi7QOn-1463-nfr00001.pdf

3 7 .www.fda.gov/oc/opacoin/hottopics/anti resist.hlmỉ

32. www.annals.org

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà tây năm 2004 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)