Theo HP1959, Ủy ban thường vụ QH là cơ quan thường trực của QH Theo HP1980, Ủy ban thường vụ QH được thay thế bằng Hội đồng NN Tuy nhiên, khi hoạt động cơ quan này đã bộc lộ những hạn chế

Một phần của tài liệu Ôn Tập Môn Luật Hiến Pháp (Trang 30 - 31)

vụ QH được thay thế bằng Hội đồng NN. Tuy nhiên, khi hoạt động cơ quan này đã bộc lộ những hạn chế (chức năng, nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cơ cấu thành viên của Hội đồng NN hầu hết là những người kiêm nhiệm)  không phát huy được hết vai trò của mình trong việc ban hành nhiều pháp lệnh trên tất cả mọi lĩnh vực. Vì vậy, tới HP1992, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng NN đã được phân định cho 2 cơ quan khác nhau:

- Chức năng nguyên thủ quốc gia do Chủ tịch nước đảm nhiệm

- Ủy ban thường vụ QH là cơ quan thường trực của QH. Ủy ban thường vụ QH gồm: + Chủ tịch QH. Được QH bầu ra.

+ Các Phó chủ tịch QH + Các ủy viên.

Chế độ tập thể (biểu quyết theo đa số).

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ QH(Điều 91-HP1992):

a)

Nhiệm vụ:

- Ủy ban thường vụ QH công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu QH

- Tổ chức việc chuẩn bị triệu tập và chủ trì các kỳ họp QH

- Giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh, ra pháp lệnh về những vđề được QH giao.

- UBTVQH thực hiện quan hệ đối ngoại của QH, tổ chức trưng cầu dân ý theo quyết định của QH.

- UBTVQH được giải quyết một vấn đề thuộc thẩm quyền của QH khi QH không thể họp (Tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược).

b)

Quyền hạn:

- Ủy ban thường vụ QH giám sát việc thi hành Hiến pháp, các văn bản QPPL (luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết)

- Giám sát hoạt động của CP, TA NDTC, VKSNDTC.

- Đình chỉ thi hành các văn bản của CP, TTCP, TANDTC, VKSNDTC trái VB của QH thì UBTVQH đề nghị QH bãi bỏ

- Hủy bỏ các văn bản của CP, TTCP, TANDTC, VKSNDTC trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ QH.

- Giám sát hoạt động của HĐND tỉnh  có quyền bãi bỏ nếu nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với VB của cấp trên.

- Giải tán HĐND cấp tỉnh gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi ndân.

c)

Ngoài ra còn 1 số nhiệm vụ và quyền hạn (Đ15 Luật tổ chức QH):

- Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất;

- Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ;

- Ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.

- Thay mặt QH trong đối ngoại với các QH nước khác và các liên minh TG

- Tổ chức trưng cầu ý dân.

Để làm tốt những nhiệm vụ, quyền hạn trên, UBTVQH phải làm việc theo chế độ chuyên trách.

Điều 19: Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Phiên

họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội tham dự. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. Pháp lệnh, nghị quyết phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ôn Tập Môn Luật Hiến Pháp (Trang 30 - 31)