Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
- Trong tổ chức bộ máy Nhà nước, Quốc hội là cơ quan NN duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc bầu cử.
- QH gồm có các đại biểu đại diện cho các giai cấp, tầng lớp XH, dân tộc, tôn giáo, các vùng lãnh thổ và đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân.
- Đại biểu quốc hội phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cử tri cả nước.
54. Phân tích quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN” (Điều 83HP) HP)
- QH là cơ quan NN duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
- QH quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triển KTXH, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước (QH, CTN, CP, TAND, VKSND trong các luật tương ứng) và hoạt động của công dân (quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp, quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong luật); các quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, (Đ4-HP); giữa MTTQ và các tổ chức thành viên đối với NN (Đ9-HP)
- QH thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của NN với 5 hình thức:
+ Xét báo cáo công tác của các chủ thể: CTN, UBTVQH, CP, TANDTC, VKSNDTC.
+ Giám sát trực tiếp hoạt động của các cơ quan của QH: UBTVQH, Hội đồng dân tộc và 7 Ủy ban của QH.
+ Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.