Phân tích chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát ND.

Một phần của tài liệu Ôn Tập Môn Luật Hiến Pháp (Trang 46 - 47)

- Các Bộ và các cơ quan ngang Bộ Thành lập hay bãi bỏ cơ quan này theo

91. Phân tích chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát ND.

Thực hành quyền công tố là việc đưa vụ án ra toà với quyền truy tố và buộc tội đối với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trên cơ sở các quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Đây là chức năng đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân được Hiếp pháp trao cho mà các cơ quan khác không thể thay thế nhằm bảo đảm cho pháp luật về tư pháp được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Điều 12: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, nhằm bảo đảm:

1. Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội;

2. Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật;

3. Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh;

4. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.

Điều 16: Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thực

hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội; kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.

Một phần của tài liệu Ôn Tập Môn Luật Hiến Pháp (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w