Sự cần thiết tăng cương quản lý định mức-kỹ thuật

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý định mức kinh tế kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 83)

5. Kết cấu của đề tài

4.1.2. Sự cần thiết tăng cương quản lý định mức-kỹ thuật

Để phù hợp với xu hướng phát triển dự trữ quốc gia thì công tác quản lý định mức cần thiết phải được nâng lên một tầm cao mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Với danh mục bao gồm 5 nhóm mặt hàng đảm bảo yêu cầu thiết yếu, chiến lược, quan trọng và có quy mô đủ mạnh để can thiệp khi có tình huống cấp bách thì việc xây dựng một hệ thống định mức đầy đủ, tương ứng, đáp ứng yêu cầu quản lý là nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn của toàn ngành. Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 108/2013/TT-BTC ngày 13/8/2013 quy định về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia. Tuy nhiên, để xây dựng được hệ thống định mức chính xác, sát với thực tế thì đòi hỏi hệ thống cán bộ công chức làm công tác xây dựng định mức từ trung ương đến địa phương phải có nghiệp vụ chuyên môn cao và chuyên cần, trung thực trong công tác.

- Việc quy hoạch tổng thể mạng lưới kho dự trữ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 94/QĐ-TTg ngày 17/01/2011. Khi hoàn thiện, hệ thống kho dự trữ quốc gia sẽ rất khang trang và đồng bộ, thuận lợi cho công tác nhập, bảo quản, xuất hàng dự trữ quốc gia. Do đó, sẽ có tác dụng giảm chi phí cho một số công việc thủ công mà hiện tại đang được tính trong định mức. Vì vậy, việc phân tích và chỉ ra được các nội dung đó sẽ giúp công tác điều chỉnh và xây dựng định mức mới hợp lý hơn, từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý định mức.

- Hệ thống công nghệ thông tin những năm gần đây được đầu tư tương đối lớn, ngày càng được quan tâm, chú trọng. Hệ thống thông tin hiện đại sẽ hỗ trợ rất lớn cho công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và hoạch định chính sách cũng như công tác nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức các cấp. Do đó, nó cũng có tác động đến hệ thống định mức ở công tác lập sổ sách, giấy tờ, chi phí văn phòng phẩm... Như vậy, việc vận dụng và tính toán trong quản lý định mức nhất định phải quan tâm đến vấn đề này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thông qua những định hướng chủ yếu phát triển dự trữ quốc gia, nhận thấy việc nâng cao hiệu quả quản lý định mức là nhiệm vụ cấp thiết và trọng tâm, đòi hỏi sự cầu tiến, tự hoàn thiện của từng cá nhân, tập thể trong toàn ngành.

4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý định mức kinh tế-kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc

4.2.1. Đề xuất các nội dung quản lý định mức

a) Đề xuất xây dựng bổ sung nội dung các văn bản pháp lý quản lý định mức:

- Xây dựng đồng bộ hệ thống định mức trong toàn ngành dự trữ.

- Xây dựng văn bản quản lý định mức tại Tổng cục DTNN được ban hành dưới dạng văn bản: Thông tư, Quyết định, Quy chế.

- Xây dựng 02 quy trình kiểm tra và chế độ kiểm tra việc xây dựng và tổ chức thực hiện định mức tại Tổng cục, Cục DTNNKV, Chi cục DTNN; Đề nghị bổ sung cho Thông tư 108/2013/TT-BTC.

- Ban hành các văn bản, nội dung, biểu mẫu báo cáo về định mức (xây dựng, điều chỉnh, thực hiện, báo cáo tổ chức thực hiện, tiết kiệm (cấp dưới báo cáo cấp trên). Có bảng đề xuất kèm theo (Đề nghị Tổng cục ban hành hướng dẫn).

b) Đề xuất quản lý định mức theo kết cấu của một định mức:

- Danh mục định mức chi tiết: Tổng cục giao danh mục định mức chi tiết hàng năm cho các Cục thực hiện vì: Quá trình xây dựng phải xuất phát từ danh mục định mức chi tiết và quá trình điều chỉnh cũng thế (nếu không có danh mục định mức chi tiết không thể xây dựng và điều chỉnh định mức). Vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vậy cần phải ban hành danh mục định mức chi tiết khi xây dựng và điều chỉnh định mức.

- Báo cáo danh mục định mức chi tiết: Các Cục không phải báo cáo danh mục định mức chi tiết đối với Tổng cục: Để thuận lợi cho các cơ sở tùy thuộc điều kiện từng vùng miền thực hiện định mức được giao...

c) Đề xuất quản lý định mức theo quy trình công việc:

- Xây dựng và điều chỉnh định mức: Định mức phải được xây dựng từ cơ sở, các đơn vị cơ sở bảo vệ số liệu xây dựng định mức với Tổng cục.

- Giao mức phí: Tổng cục giao chung hoặc riêng cho từng Cục (nếu giao riêng căn cứ vào: vùng miền, thực hiện định mức, định mức Bộ Tài chính giao, căn cứ lượng hàng được giao bảo quản).

Tổng cục giao mức phí cho Văn phòng Tổng cục như hiện nay

Hàng năm, Tổng cục sẽ xem xét và giao mức phí cho từng Cục DTNNKV trên cơ sở báo cáo thống kê thực hiện định mức của từng đơn vị. Mức phí của Tổng cục giao cho các Cục DTNNKV dưới dạng định mức chi tiết (chỉ giao công việc chi tiết không kèm theo mức phí).

- Chế độ báo cáo thực hiện định mức: Tăng cường chế độ báo cáo thực hiện định mức của Chi cục về Cục, từ Cục về Tổng cục; tập trung hồ sơ định mức về một đầu mối để thuận tiện cho công tác quản lý và báo cáo (tại Cục DTNNKV giao cho bộ phận kỹ thuật bảo quản chủ trì). Khi báo cáo tổng hợp thực hiện định mức hàng năm các Cục không phải báo cáo chi tiết.

d) Đề xuất phân cấp quản lý định mức:

Phân cấp quản lý định mức theo mô hình 03 cấp: Tổng cục -> Cục -> Chi cục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tổng cục:

Thực hiện xây dựng và điều chỉnh, giao mức phí, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra thực hiện, tổng hợp báo cáo và xét tiết kiệm thực hiện định mức.

+ Văn phòng Tổng cục:

. Vụ KHCNBQ: Tham mưu trong việc xây dựng, điều chỉnh, kiểm tra thực hiện định mức hàng năm.

. Vụ TVQT: Tham mưu trong việc hướng dẫn tổ chức thực hiện, xét tiết kiệm.

. Thực hiện việc xây dựng định mức, giao mức phí, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện định mức, tổng hợp thực hiện định mức, xét tiết kiệm định mức theo quy định của Thông tư số 108/2013/TT-BTC ngày 13/8/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản quy định về công tác tài chính;

- Cục:

+ Thực hiện xây dựng và điều chỉnh, giao mức phí, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra thực hiện, báo cáo thực hiện và tiết kiệm định mức.

+ Văn phòng Cục:

. Phòng KTBQ: Chủ trì kiểm tra thực hiện định mức;

. Phòng TCKT: Chủ trì hướng dẫn tổ chức thực hiện, báo cáo thực hiện định mức và tiết kiệm định mức.

- Chi cục: Trực tiếp tổ chức thực hiện mức phí bảo quản do Cục DTNNKV ban hành, báo cáo thực hiện định mức và tiết kiệm thực hiện định mức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.2. Đề xuất nội dung phân cấp quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước theo mô hình 3 cấp: Tổng cục Dự quốc gia tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước theo mô hình 3 cấp: Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Chi cục Dự trữ nhà nước:

Để nâng cao hiệu quản quản lý định mức thì cần có nhiều giải pháp đồng bộ trong đó có việc xây dựng văn bản pháp lý trong công tác quản lý định mức. Đề tài đề xuất xây dựng dự thảo phân cấp quản lý định mức theo mô hình 3 cấp: Tổng cục Dự trữ nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Chi cục Dự trữ Nhà nước. Quy chế phân cấp quản lý định mức bảo quản bao gồm một số vấn đề chủ yếu như sau:

Quy định nội dung của quản lý định mức bảo quản đối với từng cấp. Quy định trách nhiệm cụ thể về quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia trong toàn bộ hệ thống dự trữ quốc gia.

Quy định trách nhiệm của các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo từng cấp quản lý như: Bộ Tài chính ban hành định mức bảo quản, Tổng cục DTNN quản lý vĩ mô và tập trung vào một số danh mục công việc (xây dựng định mức bảo quản, giao mức phí, tổ chức kiểm tra thực hiện định mức, tổng hợp báo cáo thực hiện định mức bảo quản năm và tiết kiệm thực hiện định mức của các Cục DTNNKV). Cục DTNN khu vực vừa là đơn vị quản lý, đồng thời cũng là đơn vị thực hiện và tập trung một số công việc như giao mức phí bảo quản cho các Chi cục DTNN, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện định mức bảo quản, tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện định mức bảo quản. Chi cục DTNN là cơ quan trực tiếp thực hiện định mức bảo quản, đây là cơ quan triển khai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực hiện chi tiết các công việc định mức bảo quản và báo cáo từng quý về Cục thực hiện định mức trong từng quý.

Đề tài dự thảo quy chế quy định phân cấp trách nhiệm quản lý định mức bảo quản theo mô hình 3 cấp Tổng cục DTNN -> Cục Dự trữ Nhà nước khu vực -> Chi cục DTNN ( Phụ lục 1: kèm theo).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Từ khi Hội đồng Chính phủ khi đó đã ban hành Nghị định số 201/CP về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật, trong đó quy định mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... có sử dụng vật tư, lao động đều phải quản lý bằng định mức kinh tế - kỹ thuật. Tuy nhiên hàng dự trữ quốc gia là vật tư, thiết bị, hàng hóa trong Danh mục hàng dự trữ quốc gia do Nhà nước quản lý, nắm giữ để sử dụng vào mục tiêu dự trữ quốc gia. Như vậy, để đảm bảo gìn giữ số lượng và chất lượng hàng hóa dự trữ trong quá trình nhập, bảo quản và xuất kho thì cần phải quản lý và quản lý có hiệu quả về định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia, việc này đã được ghi trong nhiệm vụ, chức năng của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và Chi cục Dự trữ Nhà nước.

Về mặt lý luận, luận văn đã tổng hợp các nghiên cứu và lý thuyết về cạnh tranh năng lực cạnh tranh như: khái niệm, ai trò của định mức bảo quản, nội dung của quản lý định mức: quản lý định mức theo hồ sơ, quản lý theo kết cấu 6 nội dung của một định mức; thực hiện quản lý định mức theo quy trình công việc; Quản lý định mức theo phân cấp.

Về mặt thực tiễn, luận văn tiến hành nghiên cứu thực địa tại Tổng cục Dự trữ nhà nước và chi cục dữ trữ ở một số tỉnh để đưa ra những nhận xét khách quan về chất lượng định mức kinh tế kỹ thuật của Tổng cục Dự trữ nhà nước thời gian qua.

Qua thời gian nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý định mức bảo quản tại Tổng cục Dự trữ nhà nước, đề tài đã làm rõ những thành tựu đạt được trong công tác quản lý định mức trong giai đoạn từ năm 2011 đến đến năm 2013, công tác quản lý định mức từng bước được hoàn thiện từ Chi cục DTNN, đến Cục DTNN và Tổng cục DTNN. Đồng thời đề tài cũng chỉ ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ được hạn chế trong công tác quản lý định mức như tổ chức thực hiện định mức, việc kiểm tra, giám sát thực hiện định mức từ Tổng cục đến các Cục DTNNKV chưa thực hiện được. Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý định mức trong giai đoạn vừa qua, đề tài đề xuất các nội dung để tăng cường công tác quản lý định mức, trong đó đã đề xuất ra dự thảo: “Phân cấp quản lý định mức tại Tổng cục Dự trữ nhà nước”.

Các vấn đề nêu trong luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng do điều kiện về thời gian, trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, những chuyên gia làm việc trong lĩnh vực định mức kinh tế kỹ thuật cũng như các thầy cô để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện và có thể sớm đưa vào triển khai tại tại Tổng cục Dự trữ nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình khoa học quản lý, chủ biên Hồ Văn Vĩnh, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.

2. Luật dự trữ quốc gia số 22/2012 ngày 20/11/2012 của Quốc hội;

3. Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Thủ tướng Chính

phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh dự trữ quốc gia.

4. Nghị định số 118/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Thủ tướng Chính Phủ quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

5. Nghị định số 215/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

6. Pháp lệnh dự trữ quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

7. Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.

8. Quyết định số 139/2007/QĐ-TTg ngày 23/8/2007 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

9. Quyết định số 94/QĐ-TTg ngày 17/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt quy hoạch tổng thể mạng lưới kho dự trữ quốc gia.

10. Quyết định số 2091/QĐ-TTg ngày 28/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020.

11. Quyết định số 21/2006/QĐ-BTC ngày 3/4/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế xây dựng, ban hành và quản lý định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

12. Quyết định số 2448/QĐ-BTC ngày 5/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

13. Quyết định số 2446/QĐ-BTC ngày 5/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

14. Quyết định số 172/QĐ-TCDT ngày 12/10/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.

15. Thông tư số 108/2013/TT-BTC ngày 13/8/2013 của Bộ Tài chính quy

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý định mức kinh tế kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)