7. Cấu trúc luận văn
2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
a. Vị trí địa lí
Khu vực nghiên cứu bao gồm 3 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thanh Oai của thành phố Hà Nội, có tọa độ địa lý từ 20023’ đến 21o 04’ độ vĩ Bắc và từ 105030’ đến 105045’ độ kinh Đông, có vị trí nằm về phía Tây Nam và cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín.
- Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà, huyện Mỹ Đức và huyện Phú Xuyên. - Phía Tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình.
- Phía Bắc giáp quận Hà Đông, huyện Hoài Đức, huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.
Huyện Chương Mỹ nằm trong Dự án quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây và nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây. Trên địa bàn huyện có tuyến đường Quốc lộ 6, Quốc lộ 21A (nay là đường Hồ Chí Minh) chạy qua nối liền huyện với tỉnh Hoà Bình, thủ đô Hà Nội và các quận, huyện thị khác trong thành phố và các tỉnh lân cận.
Huyện Quốc Oai có vị trí thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường lớn như thủ đô Hà Nội, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây, khu công nghệ cao Hoà Lạc, Đại học Quốc gia đang hình thành và nằm trong chuỗi đô thị mới Xuân Mai - Miếu Môn - Hoà Lạc - Sơn Tây. Quốc Oai hiện đang là địa bàn đầu tư trọng điểm và trong tương lai sẽ trở thành địa phương có nền kinh tế công nghiệp, du lịch phát triển, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho các thị trường lớn xung quanh. Vị trí địa lý cũng tạo tiềm năng cho Quốc Oai phát triển công nghiệp du lịch, dịch vụ với các loại hình: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ cuối tuần,… thu hút khách du lịch từ các khu đô thị lân cận.
Với vị trí nằm liền kề với quận Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội, Thanh Oai có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán đặc biệt thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề truyền thống.
b. Địa hình
Khu vực Tây Nam Hà Nội có địa hình đa dạng, bao gồm: vùng núi cao, vùng đồi thấp và vùng đồng bằng thấp trũng, có sự phân hoá rõ nét từ tây sang đông
- Vùng núi cao có độ cao thay đổi từ 300 m đến trên 1.000 m, trong đó có một số dãy núi đá vôi ở phía Nam huyện Chương Mỹ và ở vùng Quốc Oai với nhiều hang động đẹp, các núi này thường có độ dốc lớn, hay bị xói mòn, rửa trôi khi mùa mưa đến.
- Vùng đồi núi thấp chủ yếu tập trung ở khu vực Quốc Oai, có độ cao từ 30 m đến 300 m. Địa hình vùng đồi thấp dốc thoải với độ dốc trung bình từ 8 - 20%, đây là vùng đất vàng nâu vàng, đỏ.
- Địa hình vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích của khu vực, tập trung ở Thanh Oai và Chương Mỹ. Địa hình này chia thành hai dạng: vùng đồng bằng thấp
- có địa hình tương đối bằng phẳng, song lại có khu vực quá trũng như khu vực Chương Mỹ (trong đê hữu ngạn sông Đáy)
c. Khí hậu
Khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc với vùng đồng bằng, một năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình từ tháng 11 đến tháng 4 khoảng 200C, trung bình cả năm là 23-240C, tháng 1 và đầu tháng 2 nhiều ngày có nhiệt độ thấp từ 8- 120C, từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình là 27,400C, tháng 6 - 7 nhiệt độ cao nhất là 380C. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.600-1.700 giờ.
- Lượng mưa
Lượng mưa trên địa bàn khu vực nghiên cứu bình quân 1500-1700mm/năm. Lượng mưa phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Bình quân đạt 129,0mm/tháng. Lượng mưa tập trung cao độ vào mùa hè đạt trung bình 1300mm, chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm. Mùa đông lượng mưa đạt khoảng 400mm.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mưa nhiều thường tập trung vào các tháng 6, 7 và 8.
- Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 82 - 86%. Lượng bốc hơi cả năm 700 - 900 mm, trong đó lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 1 và lớn nhất vào tháng 5 và tháng 6. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
- Chế độ gió
Mùa đông có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, còn lại trong các tháng mùa hè có gió Đông Nam (mát và ẩm). Song trên địa bàn khu vực mỗi mùa thường có 4-5 đợt gió Tây Nam (nóng và khô) vào các tháng 6,7. Đối với vùng đồi gò khi có gió Tây Nam thường làm cho mặt đất bị nóng và gây ra
các ảnh hưởng đối với cây trồng hàng năm và các loại cây có bộ rễ chùm.
Sương muối hầu như không có, bão và mưa đá rất ít khi xảy ra, nhưng thỉnh thoảng có xoáy lốc cục bộ gây hại đối với cây trồng và nhà cửa.
Tóm lại, khí hậu tại khu vực nghiên cứu có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khô về mùa đông. Nhìn chung, thời tiết có những biến động thất thường gây ảnh hưởng xấu cho đời sống và sản xuất. Vào mùa mưa, xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài gây ngập, úng. Mùa đông, có những đợt gió mùa đông bắc về làm nhiệt độ giảm đột ngột gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nền khí hậu ấy thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên chủng loại cây trồng phong phú, đa dạng.
d. Thuỷ văn
Khu vực Tây Nam Hà Nội có hai con sông lớn là sông Đáy chảy qua huyện Chương Mỹ và Thanh Oai và sông Tích chảy qua huyện Quốc Oai, Thanh Oai. Ngoài ra có nhiều con sông nhỏ chảy trong khu vực như sông Bùi, sông Nhuệ.
Ngoài ra khu vực đặc biệt nhiều đầm hồ như hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn và hồ Miễu, đầm Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dương...
Do sự phát triển đô thị mạnh mẽ trong hai thập niên 1990 và 2000, phần lớn các sông hồ hiện nay đều rơi vào tình trạng ô nhiễm. Đặc biệt, lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này.
e. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Đất đai trên địa bàn được hình thành chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng trên địa bàn có 9 loại đất chính sau:
- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính ít chua (Pbe): Loại đất này được phân bố ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, thích hợp cho canh tác các loại rau màu và cây trồng cạn.
- Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe): Loại đất này chiếm chủ yếu, phân bố rộng khắp khu vực đồng bằng, đã được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa - màu, lúa - cá và trồng các loại cây lâu năm như cam, vải, bưởi ở các xã Hồng Dương, Dân Hòa, Tam Hưng (Thanh Oai) ...
- Đất phù sa glây (Pg): Phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình trũng và canh tác ruộng nước, mực nước ngầm nông. Đây là loại đất chuyên để chuyển đổi sang dạng lúa - cá, lúa - cá - vịt, nuôi trồng thủy sản...
- Đất phù sa úng nước (Pj) tập trung ở xã Cộng Hòa, Đồng Quang (Quốc Oai)
- Đất lầy thụt (J) tập trung tại các xã Ngọc Mỹ, Cấn Hữu và Ngọc Liệp (Quốc Oai)
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B) tập trung ở Chương Mỹ
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) phân bố tập trung ở các xã đồi gò như Đông Xuân, Phú Cát, Phú Mãn, Đông Yên, Hòa Thạch (Quốc Oai)
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs) xã Đông Xuân, Phú Cát, Phú Mãn, Đông Yên, Hòa Thạch (Quốc Oai). Loại đất này có phản ứng chua (pHkcl= 4,15), hàm lượng mùn trung bình 1,94%, đạm tổng số khá 0,162%, ka li tổng số cao 1,2%, lân tổng số thấp 0,07%, thành phần cơ giới trung bình (tỷ lệ cấp hạt sét < 0,002mm là 32%). Loại đất này có độ phì thấp, thích hợp với cây chè và cây màu.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) phân bố tập trung ở các xã Phú Cát, Phú Mãn, Đông Yên, Cấn Hữu (Quốc Oai). Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng chua (pHkcl= 4,5-4,6), hàm lượng mùn nghèo, đạm tổng số nghèo 0,073%, ka li tổng số cao 0,23%, lân tổng số khá 0,13%. Loại đất này có thể trồng chè và trồng màu.
Nhìn chung, đất đai khu vực có độ phì cao, có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Tài nguyên nước
Tài nguyên nước gồm 2 nguồn: nước mặt và nước ngầm
+ Nước mặt: nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu bởi sông Tích, sông Đáy, sông Bùi, sông Nhuệ và rất nhiều ao hồ. Đây là nguồn nước cung cấp cho
sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Còn vùng bãi sông Đáy về mùa khô vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới nước cho cây trồng vùng bãi.
+ Nguồn nước ngầm:
- Vùng đồng bằng có nguồn nước ngầm dồi dào và nông (giếng đào có độ sâu 7-8m đã có nước khá), ở độ sâu 25-30m, nước có trữ lượng khá.
- Vùng bán sơn địa nguồn nước ít hơn, giếng đào ở độ sâu 10m mới có nước, một số giếng có thể cạn trong mùa khô.
Nhìn chung tài nguyên nước với hệ thống kênh mương và ao, hồ, đầm của khu vực sẽ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, nước trong hồ ao bị ô nhiễm, nước sông Tích, sông Bùi dễ gây úng ngập trong mùa mưa và sông Đáy bị khô hạn trong mùa khô do bồi lấp. Nước ngầm khan hiếm ở vùng đồi gò và bị khai thác không có kế hoạch tại vùng đồng bằng. Do đó cần quản lý chặt chẽ việc khai thác nguồn nước ngầm, đồng thời thường xuyên tu bổ, nạo vét sông ngòi và đầu tư thích đáng cho công tác thủy lợi.
* Tài nguyên khoáng sản
Nhìn chung Khu vực có ít khoáng sản, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Quốc Oai và Chương Mỹ.
Quốc Oai có một số tài nguyên khoáng sản như đá xây dựng ở Phú Mãn, Hòa Thạch, đất sét ở Hòa Thạch, vàng gốc ở Phú Mãn, vàng sa khoáng ở các xã vùng đồi gò, đolomit ở Phượng Cách, Sài Sơn, đá vôi ở Sài Sơn, than bùn ở Phú Cát, Hòa Thạch, Đông Yên, nước khoáng ở Phú Cát. Đây là nguồn tài nguyên quý cần được nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thêm. Trước mắt có thể lựa chọn khai thác một số tài nguyên khoáng sản như đá xây dựng, than bùn, nước khoáng, đá vôi, đất sét. Nhưng cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể, tránh hiện tuợng khai thác tự phát có thể làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Chương Mỹ có nguồn đá núi để sản xuất vật liệu xây dựng, nung vôi để xây nhà, đá trải đường, đá Perit để xây nhà. Các tài nguyên này có ở khu vực Miếu Môn, Tân Tiến, Nam Phương Tiến (đá lát hoa để trang trí cho các công trình xây dựng, xuất khẩu), hàng năm sản xuất được 9.300 m2.
Ngoài ra còn có Cao lanh ở Xuân Mai; Than bùn ở Phụng Châu; Cát ở sông Đáy và sông Bùi; Vàng sa khoáng ở Xuân Mai ...
Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Những lợi thế
Khu vực ngoại thành Tây Nam Hà Nội có thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá rộng lớn là Hà Nội, Hoà Bình, Sơn Tây và các vùng phụ cận. Mạng lưới giao thông thuỷ bộ thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, tạo điều kiện cạnh tranh cho các sản phẩm của địa phương như các hàng nông lâm thuỷ sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, hàng chế biến nông sản.
Với vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng thuận lợi cho nên bước đầu đã thu hút trên 500 doanh nghiệp vào đầu tư, trong đó 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Khu vực đã hình thành 3 cụm công nghiệp với hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Khu vực nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây nên rất thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặt cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời tạo điều kiện cho Khu vực tiếp xúc và tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trình độ quản lý tiên tiến.
Khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng, là tuyến phòng thủ phía Tây của thủ đô Hà Nội.
Đặc điểm khí hậu Khu vực cho phép nuôi trồng được nhiều loại động thực vật có điều kiện phát triển nền kinh tế nông nghiệp đa dạng.
Điều kiện địa hình của khu vực cho phép đa dạng hoá ngành nông nghiệp, có thể phát triển toàn diện cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, có điều kiện xây dựng các cơ sở sản xuất và kinh doanh dịch vụ.
Nguồn nước của khu vực là tương đối dồi dào, các nguồn nước có trữ lượng tương đối lớn cơ bản đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nước sinh hoạt
Với cơ chế mới vừa phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế của khu vực vừa khai thác tốt các yếu tố tích cực từ bên ngoài, huyện Khu vực có thể phát triển nhanh, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội.
b. Khó khăn
của Trung ương, đây là hạn chế lớn nhất của khu vực trong việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Do địa hình không bằng phẳng vẫn còn một số diện tích chưa chủ động tưới và tiêu. Đặc biệt là vùng Hữu Bùi, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ của huyện Chương Mỹ… hoặc tiêu còn vùng Trung Hoà, Trường Yên. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi vừa khó khăn vừa tốn kém. Một khó khăn nữa của khu vực là hiện tượng lũ rừng ngang từ phía Lương Sơn Hoà Bình đổ về sau những trận mưa lớn, gây thiệt hại nhiều cho sản xuất nông nghiệp ở các xã vùng đồng trũng dọc sông Bùi.
Khí hậu vài năm gần đây biến đổi thất thường, nhiều năm bị úng lụt, nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng ảnh hưởng lớn đến