7. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước và về khu vực nghiên cứu
a. Trong nước
Năm 1984, Tôn Thất Chiểu và cộng sự thực hiện đánh giá đất toàn quốc theo nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của Mỹ (Land Capability Classification), chỉ tiêu đánh giá là các đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình. Đất đai cả nước được chia thành 7 nhóm, trong đó 4 nhóm cho nông nghiệp, 2 nhóm cho lâm nghiệp và 1 nhóm cho mục đích khác [3].
Năm 1995, Bùi Quang Toản và cộng sự áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO vào nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam. Chỉ tiêu đánh giá là các yếu tố: thổ nhưỡng, thuỷ văn và điều kiện tưới tiêu. Hệ thống phân vị là lớp (class), thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất [8].
Năm 1994 công trình “Bàn về phân loại sử dụng đất ở Việt Nam” của nhóm các nhà khoa học Nguyễn Ngọc Nhị, Bùi Quang Toản, Nguyễn Xuân Quát, Võ Văn Du, Nguyễn Văn Khánh có đề cập đến kết quả phân loại đất theo phát sinh của các nhà khoa học đất Việt Nam (theo phát sinh, đất Việt Nam có 14 nhóm 68 loại, trong đó đất đồi núi có 8 nhóm 35 loại) đồng thời đưa ra các chỉ tiêu phân loại sử dụng đất. Các chỉ tiêu dự kiến đề xuất được đưa ra ở đây gồm: độ dốc (6 cấp), độ dày tầng đất (4 cấp), nhóm đá mẹ (5 nhóm) và hiện trạng sử dụng đất (7 loại). Kết quả phân loại khả năng sử dụng nhằm mục đích “ làm cơ sở cho việc quy hoạch và sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo vệ chống thoái hoá xói mòn đất”. Trên cơ sở của phân vùng kinh tế tự nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế
đất nước, việc phân vùng kinh tế và quy hoạch lãnh thổ đã trở thành nhiệm vụ quan trọng. Trong những năm 1990, Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp (VQHTKNN) xây dựng đề cương phương pháp luận “Đánh giá các loại sử dụng đất làm cơ cho việc lập các dự án phát triển cây trồng” trên cơ sở đề cương đánh giá đất của FAO với các bản đồ tỉ lệ 1/10.000, 1/25.000, 1/50.000 và 1/100.000 cho nhiều vùng trong cả nước. Năm 1994, 2 công trình: “Đánh giá đất đai vùng duyên hải Bắc Trung bộ trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền” và “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền vùng Tây Nguyên” chọn đơn vị đánh giá là Land Mapping Unit LMU và được đánh giá theo mức độ thích hợp (Suitable) với 4 cấp: S1- rất thích hợp, S2 - thích hợp, S3 - ít thích hợp và N - không thích hợp. Năm 1998, Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp đã biên soạn cuốn: Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp - 10 TCN, 1998 và năm 2009 biên soạn cuốn: Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, Tập 2: Phân hạng đánh giá đất. Đây là những tài liệu cung cấp phương pháp phân hạng đánh giá tài nguyên đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước.
b. Khu vực Tây Nam Hà Nội
Các công trình nghiên cứu hiện trạng và biến động sử dụng đất phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý đất đai và phát triển đô thị khu vực Hà Nội có một
số công trình như năm 2000 có công trình Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và hiện
trạng sử dụng đất ở quận Tây Hồ - Hà Nội của nhóm các nhà khoa học Nguyễn
Đức Khả, Trần Anh Tuấn, Phạm Quang Tuấn, năm 2005 có công trình Biến động
sử dụng đất và các vấn đề có liên quan do quá trình đô thị hóa khu vực ven đô thành phố Hà Nội của Nguyễn Cao Huần, Năm 2010 có công trình của Trần Văn
Tuấn Nghiên cứu biến động sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa phục vụ quy
hoạch phát triển huyện Ba Vì - Hà Nội,…
Khu vực đã có một số công trình nghiên cứu nhưng phần lớn chỉ nghiên cứu chung về tỉnh Hà Tây như: Xây dựng ngân hàng cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Sơn La (Đào Vọng Đức và nnk, 1993 - 1995), chưa có công trình nào nghiên cứu về đánh giá đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất bền vững.
Trong bối cảnh hiện nay, khi khu vực ngoại thành phía Tây Nam được đặt trong và chịu sự tác động của quá trình phát triển của thủ đô Hà Nội với nhiều xung đột giữa các lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường thì vấn đề quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất trở nên rất cấp thiết. Bởi vậy, luận văn với hướng nghiên cứu đánh giá đất đai là cơ sở quan trọng cho việc định hướng quy hoạch sử dụng bền vững đất nông nghiệp.