7. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Quan điểm nghiên cứu
a. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống là quan điểm cơ bản quyết định phương pháp tư duy tiếp cận mọi vấn đề, được vận dụng để xác định phương pháp nghiên cứu các đối tượng không theo các thành phần riêng rẽ mà trong mối quan hệ chặt chẽ của một hệ thống. Lý thuyết hệ thống là một bộ phận của tư duy nhân loại, như một công cụ mới, mạnh mẽ để phân tích và nhận biết nhiều hiện tượng và xu hướng phát triển của nhiều sự kiện khác nhau. Trong hệ tự nhiên, các thành phần hữu cơ và vô cơ luôn liên hệ với nhau và không ngừng trao đổi nguyên liệu thông qua chu trình vật chất và biến đổi năng lượng. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu của đề tài là khu vực phía Tây Nam Hà Nội được xem như một hệ thống môi trường gồm nhiều thành phần và các mối tương hỗ. Đó là một hệ thống động lực mở tự điều chỉnh trong trạng thái cân bằng động, con người có khả năng tác động có tính điều khiển, tạo ra phản ứng dây chuyền. Trong đó, cấu trúc đứng của hệ thống bao gồm tập hợp đặc tính của các thành phần cấu tạo nên cảnh quan tự nhiên có thể sử dụng vào mục đích kinh tế: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật,... trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Cấu trúc ngang là sự phân hoá các bộ phận của lãnh thổ (các đơn vị đất đai) trong khu vực nghiên cứu. Cấu trúc chức năng là các yếu tố có vai trò làm cho quan hệ cấu trúc được hài hoà và hệ thống phát triển tốt.
b. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp vận dụng trong nghiên cứu không những thể hiện trong nội dung nghiên cứu các hợp phần của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội mà còn thể hiện trong phương pháp nghiên cứu.
phí, thu nhập, thị trường,... Đánh giá thích hợp sử dụng đất phải đánh giá từng thành phần (khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, trình độ canh tác…), sau đó đánh giá tổng hợp các yếu tố trên đối với các LUT. Ngoài ra, việc lựa chọn các LUT để đánh giá thích hợp và đề xuất sử dụng đất còn được xem xét trong điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là đặc điểm văn hoá dân tộc, kiến thức, kinh nghiệm của người dân.
c. Quan điểm Phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững yêu cầu sự phát triển phải có nghĩa vụ tôn trọng, chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ với các thế hệ sau, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, đồng thời không làm ảnh hưởng xấu đến các môi trường sinh thái.
Trong khu vực nghiên cứu, các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm suy thoái tài nguyên đất. Vì vậy, các nghiên cứu, đánh giá cần đứng trên quan điểm phát triển bền vững, nghĩa là phát triển theo hướng kinh tế - sinh thái, với ba nội dung là: bền vững về môi trường, bền vững về kinh tế và bền vững về xã hội. Bên cạnh những biện pháp khai thác có hiệu quả cần có kế hoạch bảo vệ tài nguyên đất, giảm thiểu tối đa quá trình xói mòn.
Trong nông nghiệp, cụ thể là lựa chọn LUT cần phải xem xét cả ba nội dung của mục tiêu phát triển bền vững. Không ít địa phương lựa chọn LUT không thích nghi với điều kiện đất đai nên hiệu quả kinh tế kém; mặt khác, có những LUT có khả năng thích nghi cao nhưng chỉ đem lại hiệu quả kinh tế trong một thời gian ngắn do không phù hợp với trình độ canh tác của người dân; đồng thời, có những LUT vừa có khả năng thích nghi cao, hiệu quả kinh tế mang lại lớn nhưng không phù hợp với khả năng của người dân. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường nhằm đáp ứng các mục tiêu trên.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu a. Thu thập thông tin thứ cấp a. Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu: điều kiện khí hậu, đất đai (đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, tình hình sử dụng đất); điều kiện kinh tế xã hội (cơ sở kinh tế, hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân số, tập quán canh tác,...). Số liệu được thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai.
b. Thu thập thông tin sơ cấp:
Sử dụng phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của cộng đồng
(RRA), mẫu phiếu điều tra nông hộ để đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất
c. Phương pháp điều tra, phúc tra bản đồ đất
Trên cơ sở bản đồ đất của tỉnh Hà Tây cũ, tỉ lệ 1/50.000, tách riêng phần 3 huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai. Sau đó phúc tra, xây dựng bản đồ đất khu vực nghiên cứu, tỷ lệ 1/50.000
d. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến các chuyên gia nông nghiệp của địa phương để tham khảo xây dựng bản đồ địa hình tương đối, bản đồ chế độ tưới nước nông nghiệp, bản đồ chế độ tiêu nước nông nghiệp. Hình thức lấy ý kiến là phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa phương.
e. Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Sử dụng phương pháp hai bước để đánh giá đất. Bước thứ nhất tiến hành điều tra cơ bản, sau đó phân hạng thích hợp tự nhiên. Bước thứ hai phân tích kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến môi trường của LUT, sau đó đề xuất sử dụng đất nông nghiệp.
Việc phân hạng thích hợp cho từng chỉ tiêu thành phần được thực hiện trên cơ sở so sánh yêu cầu sử dụng đất của LUT cần đánh giá với đặc tính và tính chất đất đai của từng đơn vị bản đồ đất đai.
g. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009):
- Giá trị sản xuất: GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá bán.
- Chi phí trung gian (CPTG): toàn bộ chi phí vật chất quy ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ, nhiên liệu, nguyên liệu…)
- Giá trị gia tăng (GTGT): giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất được xác định bằng giá trị sản xuất (GTSX) trừ chi phí trung gian: GTGT = GTSX - CPTG
Giá trị này thường được tính toán ở góc độ hiệu quả: GTGT/1 ha đất; GTGT/1 đơn vị chi phí (1VNĐ); GTGT/1 công lao động.
- Thu nhập hỗn hợp (TNHH): thu nhập sau khi đã trừ các khoản chi phí trung gian, thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động thuế ngoài:
TNHH = GTGT - T (thuế) - A (khấu hao) - L (chi công lao động)
Thu nhập này thường được tính toán ở ba góc độ hiệu quả: TNHH/1 ha đất; TNHH/ 1 đơn vị chi phí (1 VNĐ); TNHH/1 công lao động.
h. Phương pháp GIS và bản đồ
Bản đồ là một trong những tư liệu quan trọng khi nghiên cứu một vùng lãnh thổ. Phương pháp bản đồ được sử dụng từ giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu để xác định vị trí địa lý của khu vực nghiên cứu, phân bố các loại tài nguyên,... sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và thể hiện kết quả cuối cùng của đề tài.
Công nghệ GIS với các phần mềm của nó được sử dụng để phân tích các dữ liệu (không gian, thuộc tính), thành lập các bản đồ thành phần. Cụ thể:
- Sử dụng phần mềm Microstation để số hóa và vẽ bản đồ.
- Dùng phần mềm ArcGIS để chồng xếp các bản đồ chuyên đề, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; chồng xếp các lớp bản đồ phân hạng thích hợp riêng rẽ cho từng LUT để xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai.
i. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Bằng cách tiếp cận hệ thống đã kết gắn kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên với đánh giá thích hợp đất đai, hiệu quả sử dụng đất, từ đó đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI KHU VỰC NGOẠI THÀNH PHÍA TÂY NAM HÀ NỘI