II – VI SINH VẬT NHÂN CHUẨN (EUKARYOTA)
1. VI NẤM (MICROFUNGI) 1 Nấm men (Yeast)
1.2 Nấm sợi (Nấm mốc – Filamentous fungi) 2 VI TẢO ( MICROALGAE)
2. VI TẢO ( MICROALGAE)
Vị trí của vi tảo
Vi tảo (Microalgae) là tất cả các tảo (Algae) có kích thước hiển vi. Muốn quan sát chúng phải sử dụng tới kính hiển vi.Trong số khoảng 50 000 loài tảo trên thế giới thì vi tảo chiếm đến khoảng 2/3.
Năm 1969 R.H. Whitake đưa ra hệ thống phân loại 5 giới, trong đó toàn bộ Tảo được xếp trong giới Nguyên sinh. Sau khi đề xuất việc phân chia sinh giới thành 3 lĩnh giới (domain) Carl R. Woese đề xuất hệ thống phân loại 6 giới ( Vi khuẩn, Cổ khuẩn, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật) thì toàn bộ Tảo vẫn được xếp trong giới Nguyên sinh.
Gần đây , theo P.H. Raven và G.B. Johnson (2002) còn có hệ thống phân loại chia lĩnh giới Sinh vật nhân thật (Eukarya hay
Giới Archezoa: gồm các Nguyên sinh chưa có ty thể, bao gồm Pelomyxa, Giardia.
Giới Protozoa (Động vật nguyên sinh): bao gồm 14 ngành Nguyên sinh trong đó có Hypermastigotes, Euglenoides, Slime molds (Nấm nhầy), Choanoflagellates, Dinoglagellates, Ciliates, Apicomplexans, Rhizopods, Heliozoans, Foraminiferans, và Radiolarians.
Giới Chromista: gồm 10 ngành Nguyên sinh, trong đó có Tảo nâu (Phaeophyta) và Tảo silic (Diatoms )
Như vậy chứng tỏ việc gộp rất nhiều nhóm sinh vật khác nhau rất xa vào giới
Giới Fungi (Nấm): Bao gồm nấm và 1 ngành Nguyên sinh sống hoại sinh là ngành Chytridiomycota.
Giới Plantae (Thực vật) : bao gồm Thực vật và 5 ngành Nguyên sinh (nhiều Tảo lục như Volvox, Ulva, Spirogyra và Tảo đỏ (Rhodophyta).
Vi tảo chủ yếu thuộc về các chi trong các ngành sau đây:
1-Ngành Tảo lục (Chlorophyta): Các chi Closterium, Coelastrum, Dyctyosphaerium, Scenedesmus, Pediastrum, Staurastrum, Dunaliella, Chlamydomonas, Haematococcus, Tetraselmis, Chlorella,...
2-Ngành Tảo lông roi lệch ( Heterokontophyta ) Các chi Melosira, Asterionella, Cymatopleurra, Somphonema, Fragilaria, Stephanodiscus, Navicula, Malomonas, Dinobryon, Peridinium, Isochrysis, Chaetoceros, Phaeodactylum, Skeletonema, Nitzschia...
3-Ngành Tảo mắt (Euglenophyta): Các chi Phacus, Trachelomonas, Ceratium...
4-Ngành Tảo đỏ (Rhodophyta): Các chi Porphyridium, Rhodella...
Vai trò của vi tảo trong tự nhiên và trong đời sống nhân loại:
Tảo nói chung và vi tảo nói riêng có vai trò rất quang trọng trong tự nhiên và trong đời sống nhân loại. Chúng ta biết rằng đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt Trái đất. Một số tác giả Hoa Kỳ cho rằng hàng nămg tảo có thể tổng hợp ra trong đại dương 70-280 tỷ tấn chất hữu cơ. Trong các thủy vực nước ngọt tảo cung cấp ôxy và hầu hết thức ăn sơ cấp cho cá và các động vật thủy sinh khác. Tảo góp phần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản bằng cách tiêu thụ bớt lượng muối khoáng dư thừa.
Canh tác biển là nhằm trồng và thu hoạch các tảo sinh khối lớn và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Nhiều tảo biển còn khai thác để sản xuất thạch (agar), alginate, sản phẩm giàu iod... Nhiều tảo đơn bào được nuôi trồng công nghiệp để tạo ra những nguồn thức ăn cho ngành nuôi tôm hay thuốc bổ trợ giàu protein , vitamin và vi khoáng dùng cho người. Một số vi tảo được dùng để sản xuất carotenoid, astaxanthin, các acid béo không bão hòa... Tảo silic tạo ra các mỏ diatomid, đó là loại nguyên liệu xốp, nhẹ, mịn được dùng trong
Tảo phân bố hết sức rộng rãi khắp mọi nơi, từ đỉnh núi cao đến đáy biển sâu. Những tảo sống ở lớp nước phía trên được gọi là Tảo phù du (Phytoplankton) còn những tảo sống bám dưới đáy thủy vực, bám trên các vật sống hay thành tàu thuyền được gọi là Tảo đáy (Phytobentos).
Dạng tảo cộng sinh với nấm thành Địa y cũng là dạng phân bố rất rộng rãi và nhiều loài đã được khai thác dùng làm dược phẩm, nước hoa, phẩm nhuộm và các mục đích kinh tế khác (hiện đã biết tới 20 000 loài Địa y thuộc 400 chi khác nhau).
Vi tảo thường thuộc về 2 bộ là Volvocales và Chlorococcales
Bộ Volvocales gồm các vi tảo có lông roi , đơn bào hay thành nhóm , có dạng phân cắt bắc cầu (desmoschisis).
Bộ Chlorococcales gồm các vi tảo không có tiên mao, đơn bào hay thành nhóm , có dạng phân cắt tách rời (eleutheroschisis).
Vi tảo trong bộ Volvocales là những đơn bào di
động hay những nhóm di động đa bào có hình dạng nhất định. Quần thể tế bào là bội số của 2. Tế bào
Tế bào hình cầu, hình trứng, hình tim, hình bầu dục, hình viên trụ, hình thoi... cũng có loại có hình vô quy tắc. Một số loài không có thành tế bào, chỉ là khối nguyên sinh chất trần. Phần lớn có thành tế bào vững chãi- tầng trong là cellulose, tầng ngoài là pectin. Một số loại có bao keo liên kết các tế bào thành quần thể. Tế bào thường có 2 lông roi dài bằng nhau, một số ít có 4 lông roi, một số rất ít có 1, 6 hay 8 lông roi. Tế bào có 1 hay nhiều sắc lạp, thường có hình chén, cũng có thể có hình phiến, hình đĩa , hình sao. Rất ít loài vô màu. Sắc lạp có 1 hay vài pyrenoid.
Thường có điểm mắt ở một phía phần trên của tế bào, một số ít có điểm mắt ở giữa hay ở cuối tế bào. Tế bào dinh dưỡng có nhân đơn bội.
Khi sinh sản vô tính mỗi tế bào mất đi lông roi, nguyên sinh chất trong tế bào bắt đầu phân cắt tạo ra 2,4,8,19 tế bào. Trong điều kiện môi trường bất lợi lông roi mất đi hay co lại, đình chỉ di động. tế bào tiết ra một tầng keo sau đó phân cắt liên tiếp tạo ra một quần thể keo, đa bào, vô định hình, đó là giai đoạn quần thể keo (palmella stage). Khi môi trường thích hợp trở lại thì mọc ra lông roi, chuyển sang giai đoạn di động.
Các loài nguyên thủy thì mỗi tế bào đều có thể sinh ra quần thể con. Ở các loài đã phân hóa thành tế bào dinh dưỡng và tế bào sinh sản thì chỉ có tế bào sinh sản mới có thể sinh ra quần thể con.
Khi sinh sản hữu tính có loại đẳng giao, dị giao hay noãn giao. Sau khi giao tử kết hợp sẽ hình thành hợp tử. Hợp tử nảy mầm sẽ sinh ra tế bào con hay quần thể con.
Tảo thuộc bộ Chlorococcales là các tảo lục
đơn bào hay quần thể không di động. Tế bào có thể có hình cầu, hình thoi, hình đa giác. Sắc lạp chỉ có 1 hay nhiều, hình chén, hình phiến,đĩa hay hình
lưới. Có 1, nhiều hay không có pyranoid., Tế bào 1 nhân , có lúc có nhiều nhân. Các chi có nhiều ứng dụng thực tiễn là Chlorella,Scenedesmus,...
3.Một số động vật nguyên sinh ( Protozoa)
Động vật nguyên sinh (Protozoa-ti ếng Hy Lạp proto=đầu tiên và zoa=động vật) là những sinh vật đơn bào (nguyên sinh vật-Protista) có khả năng chuy ển động và dị dưỡng. Đây là khác biệt chính so với thực vật nguyên sinh (protophyta), được coi là những sinh vật đơn bào không có khả năng chuyển động và thực hi ện trao đổi chất qua quá trình quang hợp. Động vật nguyên sinh có khoảng 20.000 đến 25.000 loài, trong đó m ột số cũng có cả khả năng quang hợp.
Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn
giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hi ện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh, chúng có thể thu lấy thức ăn, tiêu hóa, tổng hợp, hô hấp, bài ti ết, điều hòa ion và điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển động và sinh sản. Sở dĩ chúng có thể thực hiện được các hoạt
động sống đó là vì trong cơ thể cũng có những cấu tử giống với các cấu tử ở tế bào của cơ thể đa bào như nhân, ty thể, mạng nội chất, hệ Golgi, không bào co bóp và không bào tiêu hóa.
Một số nguyên sinh động vật còn có bào hầu nối liền bào khẩu với túi tiêu hóa, tiêm mao hoặc chiên mao hoạt động được nhờ thể gốc. Động vật nguyên sinh thường có kích thước 0.01 - 0.05mm
Phân loại
Gồm có 5, 6 hoặc 7 tiểu loại tùy theo cách phân loại trước đây, phụ thuộc cơ quan vận chuy ển và loại nhân tế bào, tuy nhiên những phân loại này không thể hiện mối quan hệ thực sự giữa chúng theo quan điểm hiện nay:
Sarcomastigophora (gồm các loài thuộc hai lớp Sarcodina tức Amoeboid - trùng chân giả và Mastigophora tức Flagellate - trùng roi , kết hợp lại) bao gồm các sinh vật có cơ quan vận chuy ển là chiên mao và gi ả túc hoặc m ột trong hai loại đó và có m ột loại nhân đơn gi ản
Labyrinthomorpha Apicomplexa
Acetospora Myxozoa
5 loại trên bao gồm các bào tử trùng sống ký sinh ở các cơ thể động vật khác (trước đây các ngành này được xếp chung cùng một l ớp
Sporozoa)
Ciliophora: có cơ quan vận chuy ển là tiêm mao và có hai loại nhân khác nhau - nhân dinh dưỡng và nhân sinh dục (trước đây được xếp vào lớp Ciliata).
Cấu trúc
Cơ quan vận chuyển
Có 3 loại vận chuy ển ở các động vật nguyên sinh: vận chuyển bằng giả túc, bằng chiên mao và bằng tiêm mao
Giả túc (Pseudopod) là phần nhô ra của tế bào chất theo hướng di chuyển. Giả túc được dùng để di chuy ển và để bắt thức ăn. Giả túc có 4 loại hình dạng:
1. Giả túc hình sợi Filopodia
2. Giả túc hình rễ cây Rhizopodia 3. Giả túc hình tia Axopodia
4. Giả túc hình chuỳ có đầu tròn
Chiên mao là bộ phận hoạt động rẽ trong vòng tròn xoáy trong nước như mũi khoan để kéo toàn bộ ĐVNS về phía trước, vừa tạo dòng nước cuốn thức ăn vào miệng (bào khẩu).
Một số ĐVNS có cả giả túc trùng lẫn chiêm mao, thậm chí cả màng uốn
Tiêm mao: hoạt động như mái chèo đẩy sinh vật tiến về phía trước, làm cho con vật tự xoay quanh mình nó khi vận chuy ển đồng thời tạo nên dòng nước xoáy cuốn theo thức ăn đưa vào miệng.
Cơ quan tiêu hoá-Không bào tiêu hoá
Các mảnh vụn thức ăn được đưa vào bào khẩu (cytostome, thường nằm ở một vị trí nhất định nào đó trên cơ thể động vật nguyên sinh), theo bào khẩu vào bào hầu (cytopharynx) và được bao bọc trong một túi gọi là không bào tiêu hoá. Các men tiêu hoá được tiết vào trong túi để phân giải
Các chất dinh dưỡng tạo thành sẽ được đưa vào tế bào chất còn những chất không tiêu hoá được được tế bào thải ra ngoài qua bề mặt.
Trao đổi khí, bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu
Ở Paramecium multimicronucleatum:
Không bào trương đầy nước với màng đóng kín lỗ thoát.
Sau đó: lỗ thoát m ở ra, không bào dốc hết nước ra ngoài.
Cuối cùng: hai túi nhập lại hình thành không bào trương đầy nước.
Ở Paramecium trichium:
Đầu tiên: không bào trương đầy nước, không bào thứ cấp và tam cấp được thành lập
Sau đó: không bào dốc hết nước ra ngoài, sau đó không bào nhận nước từ các không bào thứ cấp và tam cấp