2.2.2.1. Bugi
Động cơ ôtô thường có nhiều xilanh để làm việc trên cùng một trục khuỷu. Mỗi xilanh có một bugi đánh lửa riêng. Khi có bugi nào đó “bỏ lửa” thì động cơ thường có tiếng kêu khác thường, công suất động cơ giảm. Để xác định xem bugi nào “bỏ lửa” có thể kiểm tra bằng cách cho động cơ chạy với tốc độ chậm. Dùng tuanơvit lần lượt ngắn mạch từng bugi, nếu động cơ không phát lực, tốc độ động cơ không bị giảm tiếp tục và tiếng kêu vẫn như cũ thì cho thấy bugi “bỏ lửa”. Khi đã tìm được bugi “bỏ lửa” thì tắt động cơ tháo bugi ra xem.
Kiểm tra sứ cách điện bằng việc quan sát. Nếu có rạn nứt thì phải thay để tránh việc đánh lửa yếu làm giảm công suất động cơ, tiêu hao nhiên liệu. Kiểm tra khe hở bugi giữa điện cực giữa và chấu “mát”. Nếu có muội than và cặn dầu thì phải làm sạch vì những muội than và cặn dầu này sẽ làm bugi mất lửa. Làm sạch bằng cách nhúng bugi vào xăng hoặc dầu hỏa một lúc rồi lấy ra chải sạch, lau khô. Dùng tăm tre cứng cạo sạch muội bám trong khe hở giữa điện cực và sứ cách điện. Sau khi làm sạch, xem khe hở giữa các điện cực có phù hợp không bằng cách so sánh với các bugi tốt. Nếu khe hở không phù hợp thì điều chỉnh bằng cách gõ nhẹ hoặc nạy nhẹ chấu “mát”.
Đối với các bugi có cực platin và iridi được thay thế sau những quãng thời gian nhất định. Chúng không đòi hỏi phải điều chỉnh khe hở hoặc làm sạch trong quá trình sử dụng nếu động cơ chạy tốt. Khoảng thời gian thay thế các bugi có cực platin và iridi là sau 100.000 đến 200.000km. Để tránh làm hỏng các điện cực không nên đánh sạch các bugi có cực platin và iridi. Việc làm sạch có thể làm hỏng điện cực và hạn chế khả năng của loại bugi này. Tuy nhiên, nếu bugi bị muội hoặc quá bẩn chúng cần được làm sạch trong thời gian ngắn (nhiều nhất là 20 giây) trong máy làm sạch bugi. Dưới đây là hình ảnh về một số loại bugi hay dùng.
Hình 2.11: Một số bugi thường dùng 2.2.2.2. Thời điểm đánh lửa
Như vậy, thời điểm đánh lửa quá sớm hoặc quá muộn đều ảnh hưởng xấu đến chất lượng đánh lửa của hệ thống. Giải pháp khắc phục trong trường hợp này là cần phải tiến hành đặt lửa lại bằng cách:
- Kiểm tra trên băng thử chuyên dùng chiều dài tia lửa và hoạt động của các hệ thống điều chỉnh góc đánh lửa sớm tự động.
- Lắp delco ăn khớp với trục dẫn động. Quay trục khuỷu và quan sát vị trí con quay để xác định máy thứ nhất. Lắp các dây cao áp theo đúng thứ tự
làm việc của động cơ. Xoay delco ứng với vị trí tốc độ động cơ lớn nhất và không có tiếng gõ.
Thiết bị kiểm tra đánh lửa trên động cơ được mô tả như hình dưới đây:
Hình 2.12: Thiết bị kiểm tra đánh lửa
1.Đèn hoạt nghiệm 2. Hộp cảm ứng 3. Kẹp điện
2.2.2.3. Bộ chia điện
Khi động cơ chạy tốt ở tốc độ thấp, chạy nặng nề ở tốc độ cao, thì ngoài nguyên nhân về hơi xăng, phải kiểm tra lại đánh lửa cao áp. Tháo dây cấp cao áp vào bộ chia điện và để nó ở cách vỏ xe 3 đến 4mm. Dùng tuanơvit đóng mở má vít vài lần. Nếu thấy xuất hiện tia lửa điện đỏ, yếu thì kiểm tra lại tụ điện và cuộn dây đánh lửa. Nếu xuất hiện tia lửa điện xanh, khỏe thì tụ và cuộn dây đánh lửa tốt, cần kiểm tra xem khe hở má vít có phù hợp không (từ 0,3 đến 0,45mm). Nếu tốt cả thì kiểm tra tiếp nắp bộ chia điện xem có rò điện không. Để kiểm tra rò điện nắp bộ chia điện thì tháo nắp ra và tháo các dây nhánh rối, đặt các dây nhánh cách thân máy 3 đến 4mm, tay kia dùng tuanơvit đóng mở má vít. Nếu không thấy tia lửa thì nắp bộ chia điện còn tốt. Nếu xuất hiện tia lửa thì có rò điện hoặc chập giữa đầu vào cao áp (từ cuộn dây đánh lửa) và các đầu ra (tới các bugi).
2.2.2.4. Tụ điện
Có 2 cách để khắc phục hư hỏng do tụ điện gây ra:
- Nếu có dụng cụ đo chuyên dụng, ta đo điện dung của tụ và so sánh với trị số ghi trên vỏ. Thường trị số điện dung từ 0,10 đến 0,25μF.
- Nếu không có dụng cụ đo chuyên dụng, có thể thử theo hai cách sau:
Tháo dây tụ ra khỏi má vít động trong bộ chia điện. Tháo dây cao áp của cuộn dây đánh lửa ra khỏi bộ chia điện rồi chạm với tụ. Bật khóa điện, dùng tuanơvit đóng mở má vít vài lần để cuộn dây đánh lửa nạp điện cho tụ. Chạm dây tụ vào mát để tụ phóng điện và nhận xét tia lửa: tụ tốt thì tia lửa màu xanh, tụ hỏng không có tia lửa, tụ yếu tia lửa màu đỏ yếu.
Tháo tụ ra khỏi hệ thống. Dùng một bóng 15W hoặc 25W tùy lưới điện 220V hoặc 110V rồi mắc nối tiếp với tụ, cắm mạch nối tiếp vào nguồn 110V hoặc 220V tương ứng với bóng đèn. Nếu đèn sáng bình thường thì tụ bị chập, nếu đèn không sáng thì tụ bị đứt mạch, nếu đèn sáng mờ thì ngắt điện và cho chập dây tụ vào vỏ tụ, quan sát tia lửa.
2.2.2.5. Cuộn dây đánh lửa
Trong biến áp đánh lửa thường có điện trở phụ, điện trở phụ dùng lâu có thể bị đứt hoặc hỏng tiếp xúc. Với cuộn dây đánh lửa có điện trở phụ kèm theo mà khi “đề” thì có cao áp, khi quay maniven (quay bằng tay) không có cao áp, thì chứng tỏ đứt hoặc tuột điện trở phụ và khi “đề” bằng máy khởi động điện trở phụ được nối tắt.
Kiểm tra chạm chập, đứt bằng cách tháo cuộn dây đánh lửa ra khỏi hệ thống. Dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện trở tương ứng, đo điện trở của các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp. Thông thường cuộn sơ cấp có điện trở từ vài phần Ω đến 1 hoặc 2Ω từng loại cuộn dây đánh lửa. Điện trở cuộn thứ cấp từ 10 đến 30 hoặc 40kΩ.
2.2.2.6. Dây cao áp bị rò
Trong trường hợp mà dây cao áp bị rò hoặc hư hỏng thì cách tốt nhất là nên thay thế dây này. Vì đây là dây cao áp nên chúng ta phải mua thêm ít ống gân bọc thêm một lớp cho chắc ăn. Ngoài ra, có thể chế một cái cacte cách ly các cổ xả với các chi tiết khác nhằm tăng độ an toàn và giúp khoang xe bớt nóng. Hơn nữa, do đặc điểm của vỏ dây cao áp nên sẽ cách ly điện với các bộ phận của động cơ và sức nóng của động cơ, do đó sẽ tránh bị hao mòn, đứt gãy,... Khi dây cao áp hỏng nó sẽ không chuyền tải đủ điện thế đến bugi và sẽ xảy ra mất lửa. Đó là triệu chứng “bỏ máy”, để khắc phục ta phải thay dây cáp bugi. Nếu dây cao áp lắp sai, động cơ vẫn nhận được điện cao áp nhưng thứ tự đánh lửa sai dẫn đến động cơ không hoạt động được. Quan trọng là phải lắp đúng dây cao áp trên từng xilanh.
Tháo kẹp dây cao áp sau đó rửa sạch kẹp và kiểm tra sự ngăn cách dây cao áp và lắp lại. Dây cao áp cần phải được thay thế mỗi lần ta hiệu chỉnh.
2.2.2.7. Khóa điện
Cũng như các loại khóa thông thường khác, khóa điện trong hệ thống đánh lửa cũng cần phải sửa chữa và bảo dưỡng. Việc bảo dưỡng như là lau chùi, làm sạch khóa và cụm chi tiết trong ổ khóa. Do đó, giải pháp cụ thể để khắc phục nguyên nhân gây ra ở trên là:
Khi bật khóa điện động cơ không quay hoặc quay yếu thì chúng ta cần kiểm tra xiết chặt đầu mối bình điện, kiểm tra các đầu dây nối, sửa chữa khóa điện và máy khởi động hoặc đưa về trạm sửa chữa bảo dưỡng.
Khi bật khóa điện trục khuỷu động cơ quay bình thường nhưng máy không nổ cần kiểm tra xem má vít có mở ra hay không, khi quay bộ cắt điện. Nếu có thì kiểm tra chạm mát đường dây từ cuộn dây đánh lửa tới má vít động. Nếu không phát hiện chạm mát thì có thể do tụ bị chập cần kiểm tra tụ. Nếu không phát hiện chạm chập thì chứng tỏ mạch phía cao áp hoặc bộ chia điện có sự cố.
Khi khóa điện bị bụi, bẩn. Để khắc phục trước hết hãy đeo kính bảo vệ mắt và sử dụng khí nén để làm sạch bên trong ổ khóa. Tiếp đó làm sạch chìa khóa bằng chất tẩy rửa rồi hong khô. Cuối cùng tra một ít dầu bôi trơn vào trong lẫy để khóa luôn hoạt động trơn chu, không bị kẹt.
Nếu các răng của khóa điện khó hoặc không thể xoay được thì thử dùng chìa khóa khác (nếu có) để tra vào ổ.
2.2.2.8. Tiếp điểm “đề”
Khi xe có những hiện tượng trên nên đưa xe đến để kiểm tra, thay thế. Phải bảo dưỡng củ đề thường xuyên và định kì không những giúp duy trì khả năng làm việc tốt và tăng tuổi thọ của nó mà còn tiết kiệm chi phí không đáng có khi xảy ra hư hỏng [1].
KẾT LUẬN
Hệ thống đánh lửa là một bộ phận quan trọng của động cơ sử dụng nhiên liệu là xăng. Nó giúp đốt cháy hỗn hợp xăng, không khí ở cuối kì nén, giúp động cơ hoạt động và có được hiệu suất nhất định.
Vì đây là lần đầu tiên làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học và thời gian còn nhiều hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Nhưng về cơ bản em đã hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra:
+ Trình bày được các quá trình chẩn đoán kỹ thuật.
+ Chẩn đoán được một số nguyên nhân trong hệ thống đánh lửa.
+ Đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân đó trong hệ thống đánh lửa.
Khi nghiên cứu đề tài này, em hy vọng những kết quả nghiên cứu trên sẽ góp phần nào đó gợi mở và thúc đẩy các công trình nghiên cứu về động cơ xăng và xây dựng các hệ thống khác trong động cơ đốt trong để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu bộ môn sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Chất, Vũ Quang Hồi, Nguyễn Văn Bổng (1993), “Cấu tạo và sửa chữa điện ôtô”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2] Hoàng Minh Tác, Động cơ đốt trong, NXB Đại học sư phạm 2002. [3] Nguyễn Tất Tiến, Nguyên lí động cơ đốt trong, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4] Website: http://oto-hui.com