Nguyên lý hoạt động

Một phần của tài liệu Chẩn đoán một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong hệ thống đánh lửa (Trang 30 - 31)

Khi động cơ làm việc, khóa điện 4 đóng, có một dòng điện gọi là dòng sơ cấp đi qua cực (+) của cụm nguồn, qua điện trở phụ R, vào cuộn sơ cấp W1 của biến áp đánh lửa 7 rồi đến bộ phận tạo xung 8. Bộ phận tạo xung về thực chất có một cặp tiếp điểm đóng mở do một trục cam liên hệ với trục khuỷu động cơ 9, trục cam này thường đồng bộ với bộ chia điện 10. Khi cặp tiếp điểm đóng, dòng sơ cấp qua cặp tiếp điểm rồi trở về cực (-) của cụm nguồn. Khi cam mở cặp tiếp điểm, dòng sơ cấp đang ở một giá trị nào đó đột ngột trở về 0 gây ra sự biến thiên đột ngột từ thông cảm ứng sang cuộn thứ cấp W2 của biến áp tạo ra một sức điện động cảm ứng E2 khoảng 15.000÷21.000V. Điện thế này được dẫn đến bộ chia điện 10, qua con quay phân phối và qua dây cao áp 11 đến các bugi 12 sinh ra tia lửa điện cao áp để đốt cháy hỗn hợp hòa khí trong các xilanh theo thứ tự làm việc của động cơ. Thời điểm mở tiếp điểm chính là thời điểm tương ứng với góc đánh lửa sớm của động cơ.

Vào thời điểm mở cặp tiếp điểm của bộ phận tạo xung 8, ở cuộn W1

của biến áp đánh lửa 7 sinh ra một suất điện động cảm ứng E1 khá lớn khoảng 200÷300V có thể tạo ra tia lửa điện làm giảm tuổi thọ của cặp tiếp điểm. Nhờ có tụ điện 9 được lắp song song với cặp tiếp điểm nên tia lửa điện được dập tắt đáng kể. Nó làm cho từ trường mất nhanh và làm giảm tia lửa cháy các tiếp điểm. Tụ điện này không sử dụng cho hệ thống đánh lửa điện tử.

Tuy nhiên, khó có thể dập tắt được hoàn toàn tia lửa điện ở cặp tiếp điểm. Để chịu được tia lửa điện, cặp tiếp điểm thường được chế tạo bằng platin. Ngoài ra, bề mặt cặp tiếp điểm phải được mài phẳng để tiếp xúc tốt nhất, giảm hiện tượng rỗ má vít do mật độ dòng điện tiếp xúc cục bộ quá lớn.

Khi động cơ khởi động bằng ắc quy, điện áp của ắc quy sụt quá lớn do phải cung cấp điện cho động cơ khởi động. Lúc đó, dòng sơ cấp nhỏ dẫn tới E2 nhỏ, chất lượng đánh lửa kém nên động cơ khó khởi động. Để khắc phục

hiện tượng trên, trong hệ thống có trang bị khóa hỗ trợ khởi động 6. Khi khởi động, đồng thời với đóng công tắc động cơ khởi động, khóa 6 được đóng lại, điện trở phụ bị nối tắt nên dòng sơ cấp không bị giảm so với chế độ làm việc bình thường. Sau khi kết thúc khởi động, khóa 6 phải được mở ra [3].

2.2. Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong hệ thống đánh lửa

Một phần của tài liệu Chẩn đoán một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong hệ thống đánh lửa (Trang 30 - 31)