CÁC NƯỚC CÓ NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI 1 Liên bang Nga:

Một phần của tài liệu phân tích hình hình một số nước châu âu (Trang 44 - 45)

1. Liên bang Nga:

Nước nga có diện tích lớn nhất thế giới là hơn 17 triệu km2 (gấp 1,8 lần Mỹ và Trung Quốc), với số dân khoảng 143 triệu người. Hình thức nhà nước là liên bang.

Cơ quan lập pháp cao nhất của LB Nga là Quốc hội Liên bang gồm hai Viện là: (1) Hội đồng Liên bang (hay Xô viết Liên bang) có 178 đại biểu do các quan chức lập pháp và hành pháp cao nhất của 88 đơn vị hành chính liên bang (các nước cộng hòa, các tỉnh, các khu tự trị và tỉnh tự trị, hai thành phố trực thuộc Liên Bang là Mát-xcơ-va và Sanh Pê-téc-bua) bổ nhiệm cho thời hạn 4 năm; và (2) Viện Đu ma quốc gia có 450 đại biểu được các đảng phái bầu trực tiếp ra cho thời hạn 4 năm theo tỷ lệ đại diện ít nhất phải có 7% số phiếu. Cuộc bầu cử gần đây nhất và Viện Đu ma là ngày 7/12/2003.

Hệ thống tư pháp LB Nga bao gồm Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao, Tòa Phục thẩm tối cao. Chánh án các toà này do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm suốt đời theo đề nghị của Tổng thống.

Tổng thống LB Nga là người đứng đầu nhà nước. Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu và có hai Phó Thủ tướng. Nội các LB Nga gồm các bộ trưởng và một số thành viên khác. Nội các do Tổng thống bổ nhiệm. Để giúp việc cho Tổng thống có Văn phòng Tổng thống với các chuyên gia giúp việc soạn thảo các sắc lệnh của Tổng thống và điều phối chính sách giữa các cơ quan của Chính phủ. Ngoài ra LB Nga còn thành lập ra Hội đồng An ninh là cơ quan trực tiếp báo cáo cho Tổng thống.

Về chính quyền địa phương, hiện này LB Nga có 48 tỉnh, 21 nước cộng hòa, 9 khu tự trị, 7 krays, 2 thành phố do liên bang quản lý, và 1 tỉnh tự trị.

Những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 đã chứng kiến nhiều biến động mạnh mẽ trong hệ thống kinh tế, chính trị của các nước Trung Âu, Đông Âu và của Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô tan rã vào tháng 12 năm 1991, để lại các di chứng của mình cho nước Nga, cơ chế hành chính tách biệt và khuôn khổ điều tiết cũ đã không còn phù hợp để giải quyết các vấn đề phức tạp và cấp bách trong giai đoạn chuyển đổi sang một thể chế kinh tế chính trị mới. Các nhà lãnh đạo Nga đứng trước một nhiệm vụ to lớn là chuyển đổi bộ máy nhà nước tập trung và bao cấp mà nước Nga thừa hưởng từ hệ thống Liên Xô cũ sang một nền hành chính hiệu quả, đủ năng lực để đáp ứng các yêu cầu của một nền kinh tế theo định hướng thị trường, một hình thái quản lý nhà nước mở rộng dân chủ và đáp ứng các mong đợi của người dân. Dưới thời Liên bang Xô viết, đã không có khái niệm rõ ràng về bộ máy hành chính và về một nền công vụ chuyên nghiệp và cũng không có một hệ thống quản lý thống nhất dưới sự bảo trợ của Đảng Cộng sản, mỗi bộ và uỷ ban nhà nước (con số này tính chung là từ 120-130) tự xây dựng nên cách thức quản lý riêng của mình.

Tới tháng 4 năm 1996, tổ chức Chính phủ vẫn theo cơ cấu Xô Viết gồm 89 bộ và cơ quan liên bang, công chức ở cấp Liên bang khoảng 33 ngàn. Mùa hè 1996, trước khi bầu cử Tổng thống, có hai kế hoạch cơ cấu lại Chính phủ do hai

nhóm chuyên gia đề xuất: một nhóm do ông Yasin - Bộ trưởng Bộ Kinh tế đứng đầu; nhóm kia do ông Babichev- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đứng đầu. Ông Yasin đề xuất giảm số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ cấp liên bang cần từ 89 xuống 20-25 và chia làm 4 nhóm lớn (kinh tế, tài chính, quốc phòng, xã hội). Người đứng đầu các bộ “nhỏ” hơn có thể mất địa vị cấp bộ, không còn được tiếp xúc trực tiếp với Kremlin và phải báo cáo cho người đứng đầu của 4 nhóm bộ chính.

Mặc dù có những phản đối mạnh mẽ từ một số nghị sĩ, ngày 27 tháng 1 năm 2003, Viện Duma Quốc gia đã thông qua ngay từ lần xem xét đầu tiên một dự luật có tầm quan trọng đặc biệt đối với Tổng thống Putin – Dự luật về hệ thống công vụ Liên bang Nga. Việc thông qua dự luật này là bước đầu tiên tạo nền tảng cho một hệ thống thứ bậc mới nhằm xác định nên cơ sở luật pháp và tổ chức của hệ thống công vụ Nga. Trong đó, dự luật này đề xuất sẽ có 4 loại công chức là công chức liên bang, công chức quân đội, công chức cưỡng chế luật và công chức bang. Dự luật định nghĩa thống nhất về công chức: đó là những người nhận lương từ ngân sách liên bang hoặc ngân sách vùng. Ngày 21 tháng 11 năm 2002, Tổng thống Putin đã ký chương trình “Cải cách Công vụ Liên bang Nga từ 2003- 2005”. CHLB Nga còn cần phải giải quyết rất nhiều nhiệm vụ để xây dựng một chương trình cải cách tổng thể và tạo ra một hệ thống công vụ hiệu quả.

Có thể kết luận rằng nhu cầu cải cách hành chính và công vụ Nga đã được đưa lên hàng đầu do nhu cầu thay đổi hệ thống kinh tế chính trị của đất nước trong những năm đầu 90. Mặc dù mục tiêu của công cuộc cải cách chưa bao giờ được xây dựng thành một chương trình chính thức của Chính phủ, có thể hiểu nó được thiết kế chủ yếu như một cuộc cải cách về cơ cấu với mục tiêu tổ chức lại chính phủ trung ương và địa phương, đưa ra một khuôn khổ thể chế và định chế mới, tạo ra một đội ngũ công chức mang tính chuyên nghiệp, thúc đẩy tính trách nhiệm, tính đáp ứng, phân quyền và cắt giảm biên chế. Những thành tựu ban đầu của công cuộc cải cách này góp phần quan trọng trong việc LB Nga nhanh chóng phục hồi nền kinh tế (trả hết số 28 tỷ USD nợ cho các nước thuộc Câu lạc bộ Pa-ri vào tháng 8/2006) và dần lấy lại vị thế của mình trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu phân tích hình hình một số nước châu âu (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w