II. CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1 Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện nghiên cứu khoa học tổ chức Nh nà ước, Hệ thống công vụ một số
viện, vừa theo chế độ Tổng thống. Tổng thống nước Cộng hoà là nguyên thủ quốc gia, đồng thời là người đứng đầu ngành hành pháp. Việc lập pháp phải được Tổng thống thông qua mới trở thành luật. Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu qua tuyển cử quốc gia với nhiệm kỳ của Tổng thống là 6 năm và của Phó Tổng thống là 3 năm. Tổng thống có các cố vấn đặc biệt làm trợ lý. Quốc hội có thể bác bỏ các quyết định của Tổng thống bằng đa số phiếu.
Quốc hội Phi-líp-pin gồm có Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện. Thượng nghị viện có 24 thành viên được bầu từ các khu vực bầu cử quốc gia với nhiệm kỳ là 6 năm cho các thượng nghị sĩ đứng đầu và 3 năm đối với các thượng nghị sĩ còn lại. Hạ nghị viện bao gồm 250 thành viên được bầu trực tiếp từ khu vực dân cư. Tổng thống là người đứng đầu ngành hành pháp, giám sát tất cả các bộ và cơ quan của Chính phủ, duy trì sự điều hành bằng pháp luật. Nội các Phi-líp- pin bao gồm Tổng thống, Phó Tổng thống, Thư ký hành pháp, bộ trưởng các bộ và người đứng đầu các cơ quan thuộc Chính phủ. Hiện nay trong cơ cấu Chính phủ có 20 bộ. Các cơ quan tư pháp bao gồm Toà án tối cao, Toà Phúc thẩm và 13 Toà sơ thẩm thuộc các vùng trong nước.
Theo Luật Chính quyền địa phương 1991, hệ thống chính quyền địa phương Phi-líp-pin được phân quyền rất rộng rãi. Chính quyền địa phương của Phi-líp-pin gồm có các tỉnh, thành phố, các thị xã, các xã và hai khu tự trị. Mỗi địa phương đều có quyền tự chủ. Hiện tại có “76 tỉnh và 20 thành phố lớn (đo thị hoá cao) trực thuộc chính phủ trung ương. Dưới cấp tỉnh có 42 thành phố và 1548 thị xã, dưới thành phố và thị xã là các xã, phường. Dưới cấp thành phố lớn trực thuộc Trung ương có chia ra quận (không phải là đơn vị hành chính hoàn chỉnh), dưới quận là xã, phường (Tổng số xã, phường có 40.904)”4.
Ngoài ra có 14 vùng (regions), là bộ phận mở rộng của Chính phủ trung ương. Mỗi vùng có một “Thủ đô” mà phần lớn các cơ quan Bộ đóng trụ sở ở đấy.
Tại mỗi cấp chính quyền địa phương đều có một Hội đồng dân cử với nhiệm kỳ là ba năm. Mỗi đại biểu hội đồng có thể được tái cử, song không quá ba nhiệm kỳ. Và mỗi cấp chính quyền đều có bầu ra người đứng đầu tại địa bàn như Tỉnh trưởng, Phó Tỉnh trưởng, Thị trưởng v.v. để làm các công việc điều hành tại sở tại. Những người này nắm quyền hành chính nhà nước cao nhất ở địa phương, và nếu thấy nghị quyết của hội đồng không phù hợp với luật pháp và nghị quyết của cơ quan nhà nước cấp trên, thì không nhất thiết phải thi hành.
Ngân sách của chính quyền địa phương có hai nguồn thu chính: thu từ địa phương và thu từ ngân sách trung ương cấp. Các khoản thu từ địa phương có thu thuế (ví dụ thuế mua bán bất động sản), lệ phí thuê mướn, thuế chợ v.v. Nguồn ngân sách trung ương cấp thông qua Bộ Tài chính và Bộ ngân sách. Hai Bộ này cũng thực hiện việc giám sát các chức năng tài chính địa phương.
Nhìn chung, tại Phi-líp-pin cũng thực hiện hình thức kết hợp hai mặt phân quyền và tản quyền. “Trung ương phân quyền rõ cho các cấp chính quyền địa