Ảnh hƣởng của lễ hội chùa Keo

Một phần của tài liệu Lễ hội chùa keo xã duy nhất, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 52)

6. Bố cục của đề tài

2.5. Ảnh hƣởng của lễ hội chùa Keo

2.5.1. Ảnh hƣởng tích cực

Cùng với thời gian, lễ hội chùa Keo tỉnh Thái Bình vốn mang trong nó nhiều giá trị lịch sử, kinh tế, xã hội với truyền thống lâu đời. Đến nay, nó vẫn tồn tại trong đời sống của cộng đồng làng, địa phương và quốc gia trong bối cảnh, xu thế phát triển mới. Sự hiện diện của lễ hội chùa Keo là một di sản quý giá, chính nó đã và đang tác động trên nhiều bình diện trong đời sống của con người hiện đại, được thể hiện:

* Đối với đời sống văn hóa cộng đồng

Cũng như hầu hết các lễ hội trên đất nước ta, lễ hội chùa Keo tỉnh Thái Bình bắt nguồn từ truyền thống nhớ về cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Lễ hội đã gợi lại công lao của Đức Thánh tổ Không Lộ, người có công chữa khỏi bệnh cho nhà vua, được dân gian coi là ông tổ của nghề đúc đồng, nghề chài lưới. Đây cũng là dịp để nhân dân trong vùng, tỉnh và cả những người xa quê tụ hội trong một tinh thần lễ hội, cầu cho cuộc sống bình yên, nhân khang vật thịnh, cầu cho quê hương đất nước phát triển.

Lễ hội - một di sản văn hóa quý giá của dân tộc đang hàng ngày hàng giờ vận động bằng sức mạnh tiềm ẩn của một tinh thần và tâm hồn dân tộc hữu thức. Ngày nay, đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện đại, đứng trước nguy cơ của sự xâm nhập văn hóa ngoại lai, lễ hội chùa Keo cũng như hầu hết các lễ hội trên đất nước ta đang phát huy sức mạnh tiềm ẩn để góp phần bảo

48

vệ bản sắc văn hóa quê hương, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Mỗi dịp lễ hội, muôn người con ở khắp mọi miền của Tổ Quốc lại tụ hội về đây để tưởng nhớ đến công đức của Thánh tổ Không Lộ, cũng là dịp để mọi người tắm mình trong một không khí thiêng liêng về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước, non sông, dân tộc. Lễ hội chùa Keo đã và đang góp phần củng cố làng xóm, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần đem lại sức sống mãnh liệt và lâu bền của cộng đồng.

Trong lễ hội chùa Keo, có nhiều hoạt động văn hóa nổi trội, hoạt động này diễn ra với những hình thức khác nhau nhằm phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt và lâu dài của con người, thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân, tập thể trong môi trường mà họ sinh sống.

Tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là đặc trưng cơ bản và là nét giá trị tiêu biểu của lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung và lễ hội chùa Keo Thái Bình nói riêng. Tính cộng đồng là yếu tố quyết định, là sợi dây liên kết thống nhất và bền vững trong chu trình phát triển, gắn kết giữa quá khứ và hiện tại và tương lai. Bản chất của lễ hội là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong môi trường như vậy, nó có điều kiện thể hiện vai trò tập hợp và quy tụ, gắn kết, điều phối mọi tầng lớp người trong một không gian văn hóa vốn thuộc về cộng đồng.

Lễ hội giúp con người ta trở về, đánh thức cội nguồn, những hoạt động diễn ra trong lễ hội chùa Keo đều nhằm ôn lại quá khứ của địa phương, cộng đồng cư dân. Những hoạt động đó nhằm nhắc lại vai trò, công lao của Đức Thánh tổ. Đó cũng là cội nguồn của tự nhiên, đất nước, xóm làng và cội nguồn của cả hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống.

Hoạt động lễ hội là hoạt động văn hóa mang tính tưởng niệm, hướng về những sự kiện và nhân vật lịch sử được dân chúng địa phương thờ cúng. Trong lễ hội truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” được dịp thể hiện,

49

nó trở thành nền tảng cơ sở để giáo dục chân, thiện, mỹ cho quảng đại quần chúng nhân dân, nhắc nhở các thế hệ con cháu ôn lại truyền thống của cha ông, nhớ ơn các bậc tiền nhân đã có công với dân với nước. Lễ hội chùa Keo Thái Bình mang trong mình nét ứng xử văn hóa với thiên nhiên, thần thánh, con người trong xã hội. Trước hết là bày tỏ thái độ trân trọng quá khứ, tôn vinh tiền nhân- người có công với đất nước. Đây chính là những động thái hướng về truyền thống của các thế hệ đương thời. Lễ hội góp phần tìm hiểu diện mạo cuộc sống của các thế hệ tổ tiên, cha anh đi trước đồng thời cũng thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc được bảo lưu trong các tục lệ cổ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nơi này sang nơi khác.

Lễ hội chùa Keo Thái Bình góp phần giữ gìn, bảo lưu và phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Thông qua hoạt động lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương, đất nước, của các thế hệ cha ông được hình thành trong lịch sử, được bảo lưu và giữ gìn một cách tốt nhất. Thông qua lễ hội những thuần phong mỹ tục, những phong tục tập quán, lối sống và nếp sống… được kế thừa và phát triển phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử, tạo nền móng vững chắc cho văn hóa bản địa.

Lễ hội chùa Keo chính là hình thức diễn xướng dân gian mà ở đó bảo lưu các phong tục tập quán, lối sống, nếp sống. Các nghi thức, trình tự, nội dung và những hình thức diễn xướng trong lễ hội mang đặc trưng văn hóa dân tộc vừa hàm chưa các nét đặc sắc của yếu tố bản địa mang sắc thái địa phương như rước phụng nghinh, thuyền rồng… tất cả các yếu tố đó tạo nên nét đặc trưng của một vùng quê sông nước thuộc đồng bằng sông Hồng.

* Đối với đời sống xã hội và đời sống tâm linh

Lễ hội chùa Keo Thái Bình góp phần cố kết và nâng cao các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư. Thông qua lễ hội, sự đoàn kết giữa hộ dân, xóm được củng cố ngày càng vững chắc hơn, điều đó được thể hiện rõ nét qua các

50

cuộc đua bơi trải trên sông, thông qua lễ rước phụng nghinh và nhiều hoạt động khác nữa. Những mối quan hệ này được củng cố và xác lập, mở rộng và hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển. Đồng thời lễ hội cũng là thời gian để trai gái có điều kiện để gần gũi nhau, giao lưu, tiếp xúc tìm hiểu, quan hệ vui chơi, thổ lộ tình cảm, tìm hiểu nhau và có thể đi đến hôn nhân.

Lễ hội chùa Keo còn là dịp để cộng đồng cư dân giao lưu với nhau, củng cố và nâng cao các mối quan hệ. Điều đó thể hiện quan hệ “đồng cam cộng khổ - chia ngọt sẻ bùi” trong đạo lý và văn hóa Việt.

Lễ hội chùa Keo là dịp tưởng nhớ, tạ ơn và đòi hỏi của đông đảo quần chúng nhân dân với Đức Thánh tổ Không Lộ, hoạt động lễ hội là hình thức thể hiện nhằm giúp con người ta tưởng nhớ và tạ ơn thần thánh. Bởi vì trong cuộc sống, con người Việt Nam luôn có những quan niệm “vạn vật hữu linh”, “có thờ có thiêng- có kiêng có lành”… Chính vì vậy trong cuộc sống của mình, người Việt thờ phụng rất nhiều loại thần thánh khác nhau. Đối tượng mà người dân thờ cúng ở đây vừa là ông tổ của nghề đúc đồng, ông tổ của nghề chài lưới.

Do nhiều nguyên nhân chi phối, trước hết là ở nhận thức, con người ta mỗi khi gặp rủi ro bất trắc hoặc trước khi làm một việc gì, ngoài những động thái chuẩn bị, bổ trợ về mặt thực tế thì người ta thường nhờ cậy, cầu viện tới sự giúp đỡ của thần linh. Sau khi thành công, họ không quên sự giúp đỡ của Thánh Thần, bày tỏ sự biết ơn, kính trọng của mình với thánh thần về sự che chở, bảo vệ, giúp đỡ đó thông qua các hoạt động thờ cúng, tế lễ quanh năm, đặc biệt là vào các dịp lễ hội.

Người dân Thái Bình nói riêng và người dân cả nước nói chung còn luôn tưởng nhớ, biết ơn, thờ cúng những người con ưu tú của dân tộc, đất nước, những danh nhân trên mọi lĩnh vực, những người có công với dân với nước, những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

51

Tổquốc. Ngoài vui chơi giải trí, những người đi lễ hội chùa Keo đều mơ hồ cảm thấy tin rằng mình thu nhận được những điều may mắn, tốt lành từ các đấng siêu nhiên vô hình mà họ tôn thờ. Thứ quyền lợi vô hình đó trở thành niềm tin, động lực trợ giúp họ trong quá trình hoạt động kế tiếp, vì vậy điều đó cũng trở thành yếu tố để con người ta dù ở đâu, vị trí nào cũng không quên lễ hội, đến với lễ hội ngày một đông hơn.

* Đối với việc giáo dục và xây dựng đời sống mới ở khu dân cư.

Lễ hội chùa Keo Thái Bình đã tuyên truyền giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống, thẩm mỹ, duy trì thuần phong mỹ tục. Đó là truyền thống quên mình vì lao động sáng tạo xây dựng làng xã, quên mình đấu tranh vì nền độc lập của dân tộc. Đây chính là nét nổi trội đầu tiên thể hiện vai trò của lễ hội chùa Keo.

Trước Cách mạng Tháng Tám, 90% dân số Việt Nam mù chữ, vì vậy mà lễ hội là hình thức giáo dục truyền thống đánh giặc cứu nước của tổ tiên ta hợp lý nhất, cụ thể nhất, dễ đi vào lòng người nhất. Lễ hội không chỉ ghi lại, bảo tồn những trang sử vàng chói lọi chống giặc ngoại xâm của dân tộc mà quan trọng hơn chính là việc truyền bá những trang sử vàng chói lọi ấy, từ đó thì lễ hội có vai trò góp phần giáo dục cư dân từ thế hệ này qua thế hệ khác truyền thống đánh giặc giữ nước bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Thông qua lễ hội chùa Keo - lễ hội tưởng nhớ Đức Thánh tổ Không Lộ thì đã giáo dục đạo đức, lối sống uống nước nhớ nguồn của cư dân làng xã. Con người trong xã hội là con người biết sống cuộc sống cộng đồng ra khỏi gia đình và dòng họ, thận chí ra khỏi cộng đồng làng xã của mình để ứng xử với một cộng đồng lớn hơn. Mỗi mùa lễ hội, người dân làng quê hết sức nhường nhịn, ưu ái, niềm nở, ân cần tiếp khách thập phương đến làng quê của mình dự lễ hội, tạm quên đi những khó khăn nhọc nhằn, kể cả thiếu thốn để làm hài lòng khách, không chỉ để tránh tai tiếng mà còn là để nhận được lời

52

khen. Đến với lễ hội, con người trở lên lịch sự trong giao tiếp, ứng xử…, từ đó tạo ra một nếp giao tiếp đẹp không chỉ trong thời gian lễ hội diễn ra mà còn thâm nhập vào cuộc sống đời thường.

Lễ hội chùa Keo ở Thái Bình tạo nên sự cố kết cộng đồng, đoàn kết dân cư- đó là một trong những nét đẹp của lễ hội làng truyền thống. Cố kết cộng đồng, đoàn kết dân cư đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong điều kiện của một đất nước sản xuất nông nghiệp căn bản phụ thuộc vào thời tiết, mà thời tiết của vùng đồng bằng Bắc Bộ vô cùng khắc nghiệt và thất thường.

Với cư dân sống trong làng quê, lễ hội là dịp cư dân sẵn sàng bỏ qua những hiềm khích, mâu thuẫn để cùng nhau chung sức sửa sang đình, chùa, dọn dẹp đường thôn ngõ xóm chuẩn bị cho lễ hội. Lễ hội là ngày vui của cả làng, ai đó vì hiềm khích, vì mâu thuẫn cá nhân làm ảnh hưởng đến ngày vui của cả làng, tất cả sẽ bị phê phán, chê cười, thậm chí có những hình phạt nặng hơn. Lễ hội còn là công việc chung của cả làng, người dân hoặc có thể trong đám rước hoặc có thể là thành viên của đội tế lễ hay trong đội bát âm… vì vậy họ phải luyện tập trước đó nhiều ngày, công việc này chỉ hoàn thành tốt đẹp khi mọi người cùng chung sức chung lòng tập luyện.

Ngày nay khi mà quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng, khi mà môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng, khi mà cuộc sống xô bồ, bon chen thì việc tạo cân bằng thanh thản cho con người càng cần thiết hơn bao giờ hết, do vậy mà ngày càng có nhiều người tìm đến lễ hội để được sống với môi trường tự nhiên.

2.5.2. Hạn chế

Tuy có nhiều ảnh hưởng tích cực nhưng bên cạnh đó, lễ hội chùa Keo cũng không tránh khỏi những hạn chế có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của lễ hội và xây dựng nếp sống mới. Đó là những hủ tục buôn thần bán thánh

53

của một số người dựa vào lễ hội để trục lợi, nạn bói toán cứ như thứ tầm gửi bám sâu rễ vào lễ hội để hoạt động.

Ngày nay, những giá trị tốt đẹp của lễ hội chùa Keo cũng được khơi dậy tuy nhiên cũng cần thiết để chỉ ra rằng các lễ hội đang được khôi phục một cách tràn lan. Ngày xưa hình thức vui chơi lành mạnh, tiết kiệm, nay để ganh đua với làng khác, người ta đã tăng thêm ngày hội, tổ chức nhiều trò chơi hiện đại thu hút khách tham quan nhằm mục đích kinh doanh, kiếm lời… Lễ hội còn là dịp cho bọn cờ bạc đỏ đen kéo đến sát phạt nhau, bọn trộm cắp thừa dịp hành nghề.Lễ hội ngày nay đang là nguyên nhân hủy hoại môi trường sinh thái không chỉ ở trong không gian lễ hội mà đôi khi là vượt ra ngoài. Khi diễn ra lễ hội không gian di tích trở nên chật chội vì số người đột ngột đến tham dự và trảy hội. Không gian di tích vốn được hình thành từ lâu đời khi mà cư dân thời đó chắc chắn sẽ ít hơn nhiều lần so với thời hiện đại. Ngày xưa trảy hội thường là đi bộ, thời hiện đại, người ta đến với lễ hội bằng phương tiện cơ giới là chủ yếu. Không gian di tích đã chật hẹp càng trở nên chật chội hơn bởi các loại xe cơ giới gầm rú, thải khí độc.Số người tham dự đông, kéo theo đó là hàng loạt các dịch vụ phục vụ cho người trảy hội, ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân… nhiều hàng quán mọc lên với đủ hình thức nấu nướng. Hàng trăm hàng nghìn con người ăn uống tiện tay xả rác xuống đường gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đường phố.

Trong lễ hội còn có rất đông người ăn xin, họ nằm hoặc ngồi hoặc đi lại chèo néo, van xin khách cho tiền, để khách động lòng thương, người ăn xin thường ăn mặc rách rưới, bộ mặt nhem nhuốc….

Ngày xưa khi đến với lễ hội, con người ta đến với không gian thiêng liêng nên ai cũng có ý thức với thần thánh và cả với cây cỏ hoa lá, chim muông nơi di tích lễ hội. Từ người già đến trẻ con không ai dám ngắt hoa, bẻ lá vì như vậy sẽ đắc tội với thần linh, người xưa đến với lễ hội giữ mình chay

54

tịnh trong ăn uống, khiêm nhường và cung kính trong cách ứng xử. Vì vậy mà môi trường văn hóa và môi trường sinh thái rất trong lành.Ngày nay thì rất nhiều tiêu cực nảy sinh trong dịp lễ hội, như phá vỡ môi trường cảnh quan, môi trường sinh thái… Do đó, việc củng cố và duy trì phát triển lễ hội truyền thống trong thời hiện đại mới đang được đặt ra. Mục đích mà lễ hội hướng tới là phải luôn trong sáng, lành mạnh, duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc góp phần vào sự phát triển của xã hội. Những trò chơi, những hình thức thi đua lành mạnh như bơi trải, đua thuyền… cần phải được duy trì và phát huy. Trong thời đại mới những trò chơi hiện đại có thể được đưa vào lễ hội như bóng chuyền, bóng đá… tuy nhiên những hoạt động mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, đầu cơ trục lợi phải kiên quyết bị ngăn chặn và đẩy lùi.

2.6. NHỮNG YÊU CẦU CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ HỘI CHÙA KEO

Một phần của tài liệu Lễ hội chùa keo xã duy nhất, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)