Phương pháp vật lý

Một phần của tài liệu Xây dựng và lựa chọn phương thức đóng gói, bảo quản màng BC (Trang 26 - 27)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.2.2.Phương pháp vật lý

2.2.2.1. Độ bền cơ học

Trong quá trình ứng dụng trị bỏng, màng BC cần chịu được một số lực tác động. Do vậy, chỉ tiêu về độ bền cơ học của màng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của màng. Trong khuôn khổ điều kiện cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm, chúng tôi chỉ có thể nghiên cứu độ bền cơ học của màng BC theo phương pháp sau:

Chọn ngẫu nhiên 4 màng BC (10 x 15cm) thử nghiệm độ bền cơ học theo chiều kéo dọc và chiều kéo ngang bằng phương pháp đơn giản như sau: dùng lực kế lò xo kéo màng theo chiều ngang và chiều dọc, thống kê các chỉ số đo được trên lực kế, xử lý kết quả theo phương pháp 2.2.5 qua đó tính được độ bền cơ học của màng (N/150 cm2).

Đào Văn Kiên K33B - SP Sinh 17 Hình 2.6. Đo độ bền màng BC theo chiều dọc Hình 2.7. Đo độ bền màng BC theo chiều ngang

2.2.2.2. Khảo sát khả năng thấm hút của màng [14]

Nghiên cứu khả năng thấm hút của màng BC đối với nước và các chất phụ gia như: nước muối sinh lý, kháng sinh Becberin clorid 0,1%, thuốc trị bỏng B76.

Màng BC sau khi được xử lý sẽ sấy khô ở nhiệt độ 40oC trong vòng 12 giờ, cân khối lượng của màng được khối lượng m1. Sau đó, màng được ngâm trong dung dịch có chứa chất phụ gia hoà tan, cân màng ở những khoảng thời gian xác định là: 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 10 giờ và 12 giờ được khối lượng m2.

Khảo sát khả năng thấm hút của màng đối với các chất phụ gia thông qua công thức: M = m2 - m1

Trong đó M: khối lượng chất phụ gia mà màng hút được.

Chúng tôi tiến hành cùng lúc với 3 mẫu màng có diện tích tương tự nhau. Thống kê và xử lý kết quả theo phương pháp 2.2.5 để tính được khối lượng dung dịch chất phụ gia mà màng hút được: M(g)/cm2.

Một phần của tài liệu Xây dựng và lựa chọn phương thức đóng gói, bảo quản màng BC (Trang 26 - 27)