1. GIẢI PHÁP NÀO CHO NHỮNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CNTT HIỆN NAY?
1.1 Chiến lược CNTT của quốc gia
Theo thông tin từ trang:
http://vneconomy.vn/20091019083655541P0C16/bon-muc-tieu-ung-dung-cong- nghe-thong-tin-quoc-gia-den-2015.htm.
Bốn mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin quốc gia đến 2015 là:
“Thứ nhất là, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên quy mô quốc gia. Kết nối được vào mạng truyền dẫn tốc độ cao, an toàn, bảo mật của Đảng và Nhà nước. Được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực quốc gia; bảo đảm hạ tầng kết nối các hệ thống thông tin có quy mô quốc gia của các cơ quan nhà nước theo mô hình thống nhất.
Thứ hai, xây dựng các hệ thống thông tin nền tảng quy mô quốc gia nhằm tạo môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan nhà nước. Trong đó, 70% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử; bảo đảm 100% các cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các bộ, các tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể được thực hiện trên môi trường mạng.
Thứ ba, xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin chuyên ngành quy mô quốc gia thiết yếu, phục vụ cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, 80% người dân và doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế qua mạng; 90%
Cục hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thủ tục hải quan điện tử; 30% các đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn cho các cơ quan nhà nước được thực hiện qua mạng; 100% hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam phục vụ công tác xuất, nhập cảnh là hộ chiếu điện tử…
Cuối cùng là bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước các cấp được hiệu quả, đồng bộ và thống nhất theo định hướng chung của quốc gia, với mục tiêu: tỷ lệ trung bình cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc là 90%; tỷ lệ trung bình cơ quan nhà nước các cấp sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng là 90%; tỷ lệ trung bình máy tính trên cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nước là 90%. Ngoài ra, cũng sẽ đẩy mạnh triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 hoặc 4 cho người dân và doanh nghiệp.”
Phương pháp quản trị, đánh giá phù hợp:
Trong hình 2.1 đưa ra 6 hoạt động CNTT và 4 chiến lược của nhà nước ta cũng không nằm ngoài mô hình này. Các phương pháp như ITIL, ISO, IT
Strategy là những phương pháp có thể giải quyết bài toán chiến lược tuy nhiên ITIL thì quá tập trung vào quy trình dịch vụ, ISO chỉ tập trung phần an ninh thông tin, IT strategy cũng mạnh trong hoạch định; vì thế không đáp ứng được toàn bộ
4 chiến lược đề ra. Cobit là phương pháp bao quát và có khả năng giải quyết phù hợp nhất. Xây dựng chiến lược theo phương pháp Cobit là tạo ra một hệ
thống thông tin thống nhất , đồng bộ về cơ sở hạ tầng, ứng dụng và các dịch vụ
hoạt động của tổ chức nhà nước mà luôn đảm bảo được an ninh quốc gia. Những chiến lược này mang tính quản trị lâu dài, có tính hoạch định cao và Cobit là một phương pháp như thế.