2. Thực hiện chương trình
3.5.1. Các thành phần quan trọng
* Program Block: Khi click chuột vào nút này ta sẽ trở về được vùng soạn thảo chương trình. Ở vùng này ta có thể thêm bớt các đầu vào/ra, các biến, các lệnh, hàm để thực hiện chương trình điều khiển.
* Symbol Table: Click chuột vào đây, ta sẽ được một bảng mà ở đó ta có thể định nghĩa các tên biến và đặt địa chỉ tương ứng cho các biến đó để có thể dễ nhớ và dễ kiểm tra. Các biến này có thể là các đầu vào/ra, các biến trung gian,…
* Staus Chart: Cho phép theo dõi cách thức xử lý dữ liệu ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình. Các thông tin trong khối này chỉ trợ giúp cho việc lập trình mà không được tải đến PLC.
* Data Block: Khối dữ liệu chứa các dữ liệu (những giá trị bộ nhớ ban đầu, những hằng số) và các lời chú thích. Dữ liệu được tải đến PLC còn các lời chú thích thì không.
* System Block: Chứa các thông tin về cấu hình của bộ PLC như: các thông số truyền thông, cái dải dữ liệu lưu trữ, các bộ lọc đầu vào, thông tin mật khẩu. Click chuột vào đây, ta sẽ được một bảng mà ở đó ta có thể định
nghĩa các tên biến và đặt địa chỉ tương ứng cho các biến đó để có thể dễ nhớ và dễ kiểm tra. Các thông tin này sẽ được tải đến PLC.
* Cross Reference: Cho phép kiểm tra các bảng chứa các toán hạng sử dụng trong chương trình và cũng là vùng nớ đã được gán. Trong khi chương trình soạn thảo ở chế độ RUN, ta có thể kiểm tra những thông số (EU, ED) đang được sử dụng. Các thông tin tại đây không được tải đến PLC.
* Communications: Ở đây ta có thể thay đổi cách mà máy tính truyền thông với PLC S7-200 (PPI, MPI, tốc độ truyền…) hoặc kiểm tra có hay không sự truyền thông giữa máy tính và PLC S7-200 (kiểm tra sự có mặt của PLC hay không).