Đặc tính động lực học

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Xây dựng đặc tính động lực học xe buýt 29 chỗ (Trang 29 - 31)

vB B A f y D 0 vk D4 D3 D2 D1 D4max D1max vOmax vmax vk1

trong sự phụ thuộc vào các yếu tố cấu tạo, điều kiện mặt đường và vận tốc chuyển động ta có thể biểu diễn các mối quan hệ đó dưới dạng đồ thị hàm số D = f(v) với trục hoành là vận tốc v và trục tung là nhân tố động lực học D.

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ phụ thuộc giữa nhân tố động lực học và vận tốc chuyển động D = f(v) khi ô tô máy kéo chở đầy tải và động cơ làm việc ở chế độ toàn tải được gọi là đường đặc tính động lực học của ô tô máy kéo hoặc gọi tắt là đặc tính động lực học.

Hình 1.6. Đặc tính động lực học của ô tô máy kéo khi vận chuyển

Trên hình 1.6 là dạng đường đặc tính động lực học D với giả thiết các bánh xe chủ động không bị trượt δ = 0 và hệ số cản lăn không phụ thuộc vào vận tốc chuyển động f = const.

Đường đặc tính động lực học được xây dựng dựa trên đường đặc tính tải trọng hoặc đường đặc tính tốc độ của động cơ. Trình tự xây dựng cũng tương tự như đã xây dựng các đường cong lực kéo tiếp tuyến PK trên đồ thị cân bằng lực kéo. Cụ thể là sử dụng công thức ( 1.29 ) để tính vận tốc v và công thức (1.33) để tính nhân tố động lực học D ứng với các số truyền khác nhau.

Qua đồ thị ta thấy rằng, dạng đường cong nhân tố động lực học D = f(v) giống như dạng đường cong Me = f(ωe) trên đường đặc tính tốc độ của động

cơ. Ở mỗi số truyền, điểm cực đại của đường cong Dmax tương ứng với Memax

của động cơ, khi đó tốc độ chuyển động là nhỏ nhất cho phép vK. Như vậy ở mỗi số truyền sẽ có một giá trị cực đại Dmax (trên hình chỉ vẽ cho số truyền 1 −

D1max ). Số truyền càng cao giá trị Dmax càng nhỏ, nghĩa là D1max > D2max > ....

* Sử dụng đường đặc tính động lực học

Sử dụng đường đặc tính động lực học ta có thể xác định được một số đại lượng cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Xây dựng đặc tính động lực học xe buýt 29 chỗ (Trang 29 - 31)