Đặc tính nông sinh học của các giống lúa nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của 06 dòng lúa được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính tại xã cao minh phúc yên vĩnh phúc vụ đông xuân 2014 (Trang 30 - 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.Đặc tính nông sinh học của các giống lúa nghiên cứu

Đánh giá khả năng sinh trƣởng của 06 giống lúa nghiên cứu trồng vụ xuân 2014. Kết quả trình bày ở bảng 3.1

Qua thực nghiệm cho thấy: Sức sống mạ của 6 giống lúa nghiên cứu đều có sức sống mạnh, cây sinh trƣởng tốt, lá xanh, đa số cây trong quần thể có hơn 1 dảnh, đạt điểm 1 tƣơng đƣơng với giống đối chứng KD18.

Bảng 3.1. Khả năng sinh trƣởng của các giống lúa trồng vụ xuân 2014 tại Cao Minh, phúc Yên, Vĩnh Phúc

Chỉ tiêu Giống Khả năng đẻ nhánh Độ tàn lá (điểm) Thời gian sinh trƣởng (ngày) CV% TSL1 5.4 ± 1.1 19.8 5 145 Thủ đô 1 5.4 ± 0.9 17.9 5 147 TD 5.7 ± 0.8 14.9 5 145 18NP2 5.1 ± 0.8 17.2 1 150 CS3 7.8 ± 1.2 15.6 5 146 CS5 6.5 ± 1.7 25.3 5 142 KD18 5.5 ± 1.1 18.1 5 140

23

Biểu đồ 3.1. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa trồng vụ xuân 2014 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

- Khả năng đẻ nhánh: Khả năng đẻ nhánh là đặc tính sinh vật học quan trọng của cây lúa, quyết định đến số bông/m2 và là một trong những yếu tố chi phối đến năng suất của lúa. Khả năng đẻ nhánh phụ thuộc vào đặc tính giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp canh tác. Giống có khả năng để nhánh nhiều tập trung sẽ làm tăng khả năng đẻ chồi hữu hiệu và làm tăng năng suất.

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy giống lúa TSL1, Thủ đô 1, TD, 18NP2 có khả năng đẻ nhánh tƣơng đƣơng giống KD18, hai giống CS3 và CS5 có khả năng đẻ nhánh cao hơn giống KD18 trong đó giống CS3 có khả năng đẻ nhánh cao nhất (7.8 ± 1.2).

- Độ tàn lá: Lá là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp của cây, tích lũy các chất dinh dƣỡng để nuôi hạt và nuôi thân. Một số nhà chọn giống cho rằng sau mỗi giai đọạn trổ bông, các giống có sự tàn lá diễn ra sớm sẽ ảnh hƣởng tới năng suất vì theo lý thuyết khi đó chất dinh dƣỡng để nuôi hạt không đƣợc tích lũy đủ. Ngoài bản chất của giống, độ tàn lá còn bị chi phối bởi yếu tố môi trƣờng, chế độ dinh dƣỡng, sâu bệnh hại.

Các giống lúa ở giai đoạn chín có lá đòng và lá dƣới đòng đều chuyển màu vàng (điểm 5), trừ 18NP2 ở giai đoạn chín thì lá đòng và lá dƣới đòng vẫn còn xanh (điểm 1). 0 2 4 6 8 10 TSL1 Thủ đô 1 TD 18NP2 CS3 CS5 KD18 khả năng để nhánh

24

- Thời gian sinh trƣởng: Yosida (1981) [17] khi nghiên cứu về thời gian sinh trƣởng các giống lúa cho rằng những giống lúa có thời gian sinh trƣởng quá ngắn thì không thể cho năng suất cao do sinh trƣởng sinh dƣỡng bị hạn chế. Ngƣợc lại, những giống lúa có thời gian sinh trƣởng quá dài thì cũng cho năng suất thấp vì dễ nổ lốp và chịu nhiều tác động của ngoại cảnh bất lợi. Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa vụ xuân 2014 giao động từ 140-150 ngày, giống Khang dân 18 có thời gian sinh trƣởng ngắn nhất (140 ngày), giống 18NP2 có thời gian sinh trƣởng dài nhất là 150 ngày.

Đặc điểm hình thái của các giống lúa cũng là một trong các chỉ tiêu đƣợc nhà chọn giống quan tâm. Đặc điểm hình thái của các giống lúa đƣợc thể hiện qua bảng 3.2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của 06 dòng lúa được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính tại xã cao minh phúc yên vĩnh phúc vụ đông xuân 2014 (Trang 30 - 32)