Kinh nghiệm rút ra cho huyện Phú Lộc

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 28 - 30)

Từ kinh nghiệm phát triển CNNT của Trung quốc và Hàn quốc ta thấy trong thời gian tới, Việt Nam cần coi trong đúng mức và mạnh dạn đổi mới hoạt động tín dụng nhằm gĩp phần vào quá trình phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn; thúc đẩy hình thành thị trường tài chính nơng thơn; đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học cơng nghệ để phát triển kinh tế nơng thơn; tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên; phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nơng dân tiếp thu cơng nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, gĩp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nơng thơn, nâng cao cuộc sống tinh thần vật chất cho người nơng dân.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển CNNT của một số nước điển hình cho thấy mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi địa phương cần cĩ một mơ hình, cách thức riêng trong quá trình phát triển CNNT. Trên cơ sở nghiên cứu những mơ hình đĩ cĩ thể rút ra những kinh nghiệm quý giá trong việc phát triển CNNT ở huyện Phú Lộc trong giai đoạn hiện nay như sau:

Thứ nhất, để CNNT phát triển ổn định và bền vững cần chú trọng đến cơng tác quy hoạch. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu bảo đảm sự phát triển của CNNT hài hịa với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Bởi song song với quá trình phát triển CNNT thì cơng tác quy hoạch cần được tiến hành một cách đồng bộ như cần đẩy nhanh quá trình hồn thiện kết cấu hạ tầng ở các cụm cơng nghiệp làng nghề, xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho CNNT phát triển.

Thứ hai, đẩy mạnh cơng tác khuyến khích sản xuất để các cơ sở, xí nghiệp ở các vùng trong huyện phát triển sản xuất, kinh doanh. Điều này sẽ làm cho việc huy động nguồn vốn, kĩ thuật cơng nghệ, xúc tiến thương mại,... được đẩy mạnh nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như khả năng quản lý cho các cơ sở CNNT.

Thứ ba, phải mở rộng các ngành nghề sản xuất, đa dạng hĩa sản phẩm CNNT, đặc biệt là sản phẩm của các làng nghề truyền thống cĩ uy tín trên thị trường như nĩn lá ở Lộc Sơn, nước mắm ở Vinh Hiền, dầu tràm Lộc Thủy...Và lựa

chọn một số ngành nghề truyền thống cĩ điều kiện để kết hợp với phát triển du lịch như làm mắm ở Vinh Hiền và Lăng Cơ...

Thứ tư, mở rộng thị trường cho CNNT. Một trong những khĩ khăn phổ biến hiện nay của CNNT là thị trường, nguyên vật liệu thì cịn thiếu, thị trường tiêu dùng cũng kém phát triển, số lượng chợ cịn ít, khả năng marketing cho sản phẩm cịn yếu..

Thứ năm, trong quá trình phát triển CNNT cần chú trọng cơng tác bảo vệ mơi trường. Một thực tế hiện nay là các cơ sở sản xuất trong CNNT đang trong tình trạng ơ nhiễm mơi trường nặng mà chưa cĩ cách giải quyết hợp hợp lý, như các cụm cơng nghiệp, làng nghề truyền do thiếu kinh nghiệm, thiếu phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho quá trình xử lý chất thải trong quá trình sản xuất Vì vậy, bên cạnh chú trọng phát triển sản xuất cần chú trọng cơng tác bảo vệ mơi trường nhằm bảo đảm cuộc sống của người dân nơng thơn luơn trong sạch.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP NƠNG THƠN CỦA HUYỆN PHÚ LỘC TRONG THỜI GIAN QUA.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 28 - 30)